Với hậu duệ của Type 82, Hải quân Anh sẽ lấy lại hoàng kim?

Hải quân Hoàng gia Anh liệu có thể lấy lại được sức mạnh một thời nếu hồi sinh hậu duệ của khu trục hạm Type 82?

Quốc hội Anh trong một cuộc họp đã nêu chi tiết các kế hoạch đầy tham vọng, nhằm giảm biên chế và tổ chức lại quân đội Anh, nhưng cũng tiết lộ những chuẩn bị dài hạn, để phát triển một thế hệ tàu chiến tiếp theo là tàu khu trục Type 83.

Type 83 sẽ thay thế các tàu khu trục Type 45 của hải quân, khi chúng ngừng hoạt động vào cuối những năm 2030. Hiện tại, hai dự án đóng tàu lớn nhất của hải quân Hoàng gia Anh, là 8 khinh hạm chống ngầm Type 26 được chế tạo ở Glasgow và 5 khinh hạm Type 31.

Trong đó 6 tàu khu trục phòng không Type 45 của hải quân nước này, cũng sẽ được đóng và dự kiến lớp tàu này sẽ hoạt động đến những năm 2035-2038. Việc sử dụng thân tàu Type 26 sẽ tiết kiệm chi phí thiết kế và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi công nghiệp và kỹ thuật.

Mặc dù Bộ Quốc phòng Anh không đưa ra thông tin chi tiết nào về khu trục hạm Type 83, nhưng bản thân cái tên này đã gợi mở. Tiền thân của khu trục hạm Type 45 là Type 42, vì vậy tên gọi Type 83 cố ý dùng để ám đây có thể là tiền thân của tàu khu trục Type 82, do Vương quốc Anh chế tạo trong Chiến tranh Lạnh.

Vào những năm 1960, London đã xem xét việc đóng bốn tàu sân bay CVA-01 thế hệ tiếp theo, để thay thế các tàu sân bay thời Thế chiến II. Các chuyên gia rằng các tàu sân bay này, cần phải có các tàu hộ tống mạnh mẽ, với tên lửa phòng không Sea Dart tối tân để bảo vệ.

Tuy nhiên, vào năm 1966 kế hoạch CVA-01 đã bị hủy bỏ. Thay vào đó, tàu khu trục Sea Dart trang bị vũ khí nhỏ hơn chỉ 3.900 tấn, đã được lựa chọn để làm tàu khu trục phòng không của hải quân Hoàng gia Anh, trong phần còn lại của thế kỷ XX.

Tuy nhiên, một khu trục hạm Type 82 nặng 7.054 tấn duy nhất, đã được đóng hoàn thành vào năm 1967. HMS Bristol được đưa vào hoạt động năm 1973, trang bị 48 tên lửa phòng không Sea Dart, 28 tên lửa chống ngầm Ikara, một tàu chống ngầm Mark 10 Limbo, hệ thống súng cối và hải pháo cỡ nòng 114mm.

Được ví von là “cầu nối” giữa các thời đại khác nhau của kỹ thuật hải quân Anh, Type 82 kết hợp hệ thống điều khiển hỏa lực máy tính ADAWS-2 để điều phối tên lửa với cảm biến, nhưng cũng là tàu chiến cuối cùng của hải quân Hoàng gia Anh được thiết kế với động cơ đẩy hơi nước.

Chiếc Bristol đầu tiên phục vụ như một tàu thử nghiệm, sau đó trong vai trò vận hành huấn luyện. Type 82 từng là soái hạm và hộ tống tàu sân bay trong chiến tranh quần đảo Falkland với Argentina, trước khi rút khỏi biên chế vào năm 1991. Sau đó nó trải qua gần ba thập kỷ làm tàu huấn luyện trước khi nghỉ hưu vào tháng 10/2020.

Tên gọi Type 83 gợi ý đến khái niệm ban đầu của Type 82, là một tàu chiến lớn hơn nhằm hộ tống các tàu sân bay của Anh. Điều đó phù hợp với ý định đã tuyên bố gần đây của London, là tập trung nhiều hơn vào khu vực Thái Bình Dương, với việc triển khai định kỳ hai tàu sân bay lớp Queen Elizabeth, cùng với tiêm kích thế hệ năm F-35B.

Tuy nhiên, từ di sản của Type 82 để lại, cũng có thể Type 83 sẽ được hải quân Anh sử dụng với mục đích khác, chẳng hạn như tác chiến chống tàu ngầm, hoạt động bằng máy bay không người lái và tên lửa tấn công đất liền.

Type 83 có thể được trang bị vũ khí năng lượng định hướng như laser, có thể vô hiệu hóa máy bay không người lái và tên lửa bay tới với chi phí mỗi lần bắn không đáng kể, có khả năng quan trọng để đánh bại các cuộc tấn công dồn dập trong tương lai.

Hiện tại, Type 45 có thể mang tên lửa Aster 30 trong các giếng phóng Sylver A50 sâu 5 mét, để đánh chặn các tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung. A50 được cho là sẽ vẫn tương thích với các tên lửa ABM Aster 30 Block 2 sắp ra mắt, có thể đối phó với các tên lửa đạn đạo tầm trung trên diện rộng.

Tuy nhiên, việc sử dụng hệ thống giếng phóng Sylver A70 sâu 7 mét có thể cho phép Type 83 cạnh tranh với các tên lửa đã được phát triển của Mỹ, đặc biệt là SM-3 Block II và SM-6, có khả năng tấn công bề mặt thứ cấp.

A70 cũng có thể trang bị tên lửa hành trình tấn công đất liền SCALP/Storm Shadow, mà Vương quốc Anh hiện chỉ lắp trên máy bay. Việc tích hợp tên lửa Storm Shadow hoặc Tomahawk sẽ mang lại cho Type 83 khả năng tấn công đất liền, mà hải quân Hoàng gia Anh đang mong muốn.

Các ô thẳng đứng của Type 83 cũng có thể chứa tên lửa chống hạm, cho phép hải quân Anh linh hoạt điều chỉnh hỗn hợp vũ khí phòng không và chống hạm cho các nhiệm vụ, thay vì dựa vào các bệ phóng chống hạm Harpoon bên ngoài. Ngoài ra, các tên lửa biển Skimming sẽ có thể chia nhỏ đầu đạn khi tấn công, có thể tiêu diệt mục tiêu lên đến hơn 300 km.

Tựu chung lại, một tàu khu trục mới có thể trang bị nhiều vũ khí và cảm biến tiềm năng. Nhưng hải quân Anh sẽ phải quyết định lựa chọn việc chế tạo Type 83, với mục đích hộ tống tàu sân bay hay là một tàu khu trục đa nhiệm, được tích hợp nhiều loại vũ khí đa năng với chi phí sản xuất cao. Nguồn ảnh: Flickr.

Tiếc nuối với khu trục hạm Type 82 đầu tiên và cuối cùng bị Anh cho về hưu. Nguồn: HUFmilitary.

Thái Hòa

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/voi-hau-due-cua-type-82-hai-quan-anh-se-lay-lai-hoang-kim-1518266.html