Vụ bắn người da màu ở Mỹ: Ai nói lời công bằng?

Hai cảnh sát Mỹ bắn chết người đàn ông da màu trong bãi đỗ xe đã ra đầu thú, Tổng thống Mỹ nói lời công bằng.

Xunh quanh cái chết của người đàn ông da màu Rayshard Brooks trong bãi đỗ xe của cửa hàng ăn nhanh tại Atlanta tối 12/6, 6 ngày sau, hai sĩ quan cảnh sát Atlanta đã ra đầu thú.

Cảnh sát Rolfe (trái) và Rayshard Brooks tại bãi đỗ xe ở Atlanta tối 12/6. Ảnh: Reuters.

Sở Cảnh sát hạt Fulton, bang Georgia, Mỹ chiều 18/6 ra thông báo cho hay: "Garrett Rolfe, sĩ quan bị sa thải sau khi bắn chết người da màu Rayshard Brooks, ra đầu thú chiều 18/6 và đang bị giam tại nhà tù hạt Fulton để chờ phiên xét xử đầu tiên".

Devin Brosnan, người hỗ trợ Rolfe khi sự việc xảy ra đồng ý trở thành nhân chứng trong cuộc điều tra, cũng ra đầu thú nhưng được tại ngoại và không phải đeo vòng giám sát.

Rolfe bị cáo buộc giết người cùng 10 tội danh khác, phải đối mặt án tù chung thân hoặc tử hình nếu bị kết án. Công tố viên nói Rolfe đã hô rằng "tôi tóm được anh ta rồi" sau khi bắn hai phát súng vào lưng Brooks, không sơ cứu cho người này trong 2 phút 12 giây.

Luật sư Paul Howard của gia đình Rayshard Brooks nói rằng, cảnh sát Rolfe đã đá Brooks khi anh ta nằm trên mặt đất và đang giành giật sự sống. Tuy nhiên, luật sư bào chữa của Rolfe khẳng định cựu cảnh sát này không đá Brooks, đồng thời yêu cầu công tố viên công bố video đầy đủ về sự việc.

Trong khi đó, sĩ quan Brosnan đối mặt cáo buộc hành hung nghiêm trọng vì đã đứng trên vai Brooks, nhưng sĩ quan cũng phủ nhận điều này.

Cựu sĩ quan cảnh sát Garrett Rolfe, người trực tiếp bắn chết Brooks, đang phải đối mặt với các cáo buộc bao gồm giết người trọng tội và tấn công nghiêm trọng. Nếu bị kết tội giết người trọng tội, Rolfe có thể phải đối mặt với án tử hình.

Trong khi đó, cựu cảnh sát còn lại, Devin Brosnan, phải đối mặt với cáo buộc tấn công nghiêm trọng.

Devin Brosnan (trái) và Garrett Rolfe (phải) đã ra đầu thú xung quanh cái chết của một người đàn ông da màu.

Sự việc xảy ra vào tối 12/6, Rayshard Brooks, 27 tuổi, đã bị bắn chết tại một bãi đỗ xe ở thành phố Atlanta sau một hồi vật lộn với hai sĩ quan cảnh sát trước khi quay đầu bỏ chạy. Brooks đã chết vì tổn thương nội tạng và mất máu từ hai vết trúng đạn của cảnh sát.

Video do nhân chứng quay tại hiện trường cho thấy Brooks vật lộn với hai cảnh sát, giật súng điện trên tay một sĩ quan và đấm vào mặt người này. Hình ảnh từ máy quay an ninh gần đó cho thấy hai sĩ quan truy đuổi Brooks qua bãi đỗ xe, thanh niên này dường như đã chĩa súng điện về phía một cảnh sát. Hai sĩ quan rút súng và Brooks bị bắn ngay sau đó.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 17/6 gọi sự việc này là "tình huống tồi tệ" nhưng khuyến cáo người dân không kháng cự cảnh sát. Ông cũng hy vọng trường hợp của Rolfe được xử lý công bằng vì "cảnh sát đã không được đối xử công bằng ở đất nước chúng ta".

Vụ nổ súng dẫn đến cái chết của Brooks diễn ra chưa đầy 3 tuần sau khi một cảnh sát thành phố Minneapolis ghì chết người Mỹ gốc Phi George Floyd, gây ra biểu tình trên toàn quốc để đòi công lý cho Floyd và chống phân biệt chủng tộc. Biểu tình sau đó lan ra nhiều nước trên thế giới như Anh, Pháp, Canada...

Ai ra lệnh trực thăng Mỹ đe dọa biểu tình?

Trong những ngày đầu của cuộc biểu tình lan khắp nước Mỹ và thậm chí còn "tấn công" cả Nhà Trắng. Lực lượng Vệ binh Quốc gia còn được điều động, sử dụng cả trục thăng bay tầm thấp để làm phân tán đám đông.

Các trực thăng quân sự của Mỹ bay tầm thấp để giải tán những người vi phạm lệnh giới nghiêm tối 1/6.

Hôm 17/6, Vệ binh Quốc gia Mỹ vừa hoàn tất cuộc điều tra về vụ trực thăng quân sự Urocopter UH-72 Lakota bay tầm thấp đe dọa người biểu tình hồi đầu tháng. Báo cáo sơ bộ của cuộc điều tra đã được gửi tới thiếu tướng William J. Walker, tư lệnh Vệ binh Quốc gia thủ đô Washington.

Báo cáo điều tra cho thấy đã có sự nhầm lẫn và thiếu rõ ràng trong cách truyền đạt mệnh lệnh từ các chỉ huy vệ binh đến phi công trực thăng dẫn đến sự cố đêm 1/6.

Một trong những nguyên nhân dẫn tới nhầm lẫn là quyết định để cả Vệ binh Quốc gia và lực lượng hành pháp dân sự, trong đó có các sĩ quan từ nhiều cơ quan an ninh khác nhau và cảnh sát thủ đô Washington, đều sẽ tham gia nỗ lực kiểm soát các cuộc biểu tình.

Vấn đề chủ chốt được đề cập trong báo cáo điều tra là ai đã phê chuẩn việc sử dụng trực thăng và liệu người đó có biết rằng phải cần một số thủ tục đặc biệt để có thể dùng trực thăng quân sự trấn áp vụ hỗn loạn dân sự theo cách đó hay không.

Bộ trưởng Lục quân Mỹ Ryan McCarthy là người đã cho phép sử dụng "các khí tài trên không" để cung cấp cái nhìn toàn cảnh về các cuộc biểu tình. Một quan chức quốc phòng cho biết vào đêm 1/6, trực thăng UH-72 Lakota này được giao "nhiệm vụ rõ ràng", trong đó có việc tham gia "răn đe" hoạt động tội phạm như nổi loạn, cướp phá bằng cách duy trì sự hiện diện trên đầu người biểu tình.

Tướng Walker có thể chấp nhận hoặc từ chối bất cứ khuyến nghị nào trong báo cáo điều tra, hoặc có thêm hành động như ra quyết định kỷ luật người vi phạm.

Kết quả cuộc điều tra có thể được công bố vào cuối tuần này. Tuy nhiên, nếu tướng Walker quyết định xử lý kỷ luật, những người liên quan sẽ có 10 ngày để phản hồi và điều này sẽ khiến kết quả cuộc điều tra bị lùi thời gian công bố sang tuần tới.

Clip Mỹ dùng trực thăng giải tán Biểu tình da màu hôm 1/6/2020:

Hải Lâm

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/vu-ban-nguoi-da-mau-o-my-ai-noi-loi-cong-bang-3409099/