Vũ khí Mỹ biết tính toán tự tìm mục tiêu

Theo Defense News, với thế hệ bom Golden Horde, Không quân Mỹ sẽ sở hữu đòn không kích chính xác tuyệt đối.

Vũ khí biết suy nghĩ

Không quân Mỹ đang lên kế hoạch thử nghiệm công nghệ Golden Horde vào mùa thu này. Các cuộc thử nghiệm vũ khí thực hiện trên tiêm kích F-16 Fighting Falcon.

Theo những thông tin được tiết lộ, Golden Horde đặt liên kết dữ liệu radio và các hành vi kết hợp trên các vũ khí hiện có, bắt đầu với Bom Đường kính Nhỏ Kết hợp I (Collaborative Small Diameter Bomb I - CSDB-1) và Mồi bẫy Nhỏ Phóng từ trên không Kết hợp (Collaborative Miniature Air-Launched Decoy - CMALD).

Tiêm kích F-35 thử vũ khí.

Tiêm kích F-35 thử vũ khí.

Phần mềm vận hành được gọi là Playbooks, cho phép vũ khí đưa ra quyết định bán tự chủ. Cách hoạt động của Golden Horde: một cặp máy bay chiến đấu F-16 tấn công một loạt hầm bảo vệ máy bay bằng bê tông tại căn cứ không quân của đối phương.

Chiến đấu cơ đầu tiên tấn công 4 hầm bảo vệ máy bay bằng 4 quả CSDB-1, phá hủy 2 hầm. Máy bay chiến đấu thứ hai bay ngay sau chiếc đầu tiên, phóng tiếp CSDB-1 trong khi bom máy bay thứ nhất đang ở trên không.

Vũ khí của chiếc tiêm kích thứ hai nhận được dữ liệu 2 trong số các hầm bị phá hủy, tư vấn với playbook, sẽ được tái chỉ định tấn công các hầm còn lại. Ngay khi phi công chiến đấu của Không quân Mỹ tiếp cận mục tiêu, thả bốn quả bom dẫn đường bằng GPS.

Khi vũ khí hướng về mục tiêu, chia sẻ thông tin về môi trường xung quanh, một trong những quả bom nhắm đến mục tiêu ưu tiên cao hơn gần đó. Ngay lập tức, Playbooks lập trình bom hướng hai trong số chúng về phía mục tiêu ưu tiên cao, trong khi số còn lại thực hiện cuộc tấn công như ban đầu.

Kết quả là sử dụng bom đạn hiệu quả hơn, cho phép chúng tự định hướng chống lại các mục tiêu không được giám sát. Điều này giúp các phi công không phải thực hiện lần tấn công thứ hai vào mục tiêu của họ, điều đặc biệt quan trọng trong không phận được phòng thủ, nơi các lực lượng phòng không có thể bị bất ngờ bởi cuộc tấn công đầu tiên sẽ cảnh giác hơn trước một cuộc tấn công tiếp theo.

Thay vì phải thực hiện nhiều đường bay để tấn công đối phương ngày càng cảnh giác, các phi công có thể phóng vũ khí và sau đó bay về nhà. Playbooks không cho phép vũ khí hoạt động theo công nghệ Golden Horde được tự chủ hoàn toàn; chúng không tự tìm kiếm mục tiêu mới.

Thay vào đó, Playbook chỉ cho phép vũ khí đưa ra lựa chọn về việc tấn công các mục tiêu hiện có - nếu mục tiêu A không có, tấn công mục tiêu B, C hoặc kết hợp với tên lửa số 7 để tấn công mục tiêu D.

Công nghệ Golden Horde kết hợp với Playbook là một cách để hạn chế việc sử dụng vũ lực gây chết người trong khi vẫn mang lại cho các hệ thống vũ khí một mức độ tự chủ.

Cùng với Golden Horde, hiện nay Quân đội Mỹ cũng đang thử nghiệm với một số loại đạn biết tránh dân thường. Những nhà nghiên cứu Quân đội Mỹ đã phát triển thành công một loại đạn giới hạn tầm bắn có công nghệ hiện đại. Khi được bắn, đạn phát nổ sau một thời gian ngắn khiến nó không bay tiếp.

Điều này có nghĩa tầm bắn của đạn được kiểm soát, do đó những phát bắn trượt sẽ không trúng những người vô tội đang đứng ở khoảng cách xa hơn mục tiêu ngắm bắn, nhà nghiên cứu Stephen McFarlane cho biết.

Vật liệu nổ phát sáng khi đạn được bắn, kích hoạt vật chất phản ứng đẩy đạn vào một đối tượng không ổn định theo dạng khí động học sau khi bay một khoảng cách nhất định. Công nghệ này sẽ được áp dụng lần đầu tiên có súng máy 12,7mm, nhưng bằng sáng chế bao gồm toàn bộ ý tưởng cho mọi loại vũ khí cỡ nhỏ.

"Ưu điểm lớn nhất là giảm thiểu thiệt hại tài sản và tính mạng con người. Trong môi trường đô thị hiện nay, nhiều người khác nhau có thể bị thương nặng hoặc thiệt mạng, đặc biệt bởi tầm bắn của một khẩu súng máy 12,7mm, nếu đạn bay quá xa", ông McFarlane cho biết.

Mỹ đi trước thời đại

Dù bây giờ vũ khí với trí thông minh nhân tạo mới được nhắc đến nhiều nhưng ngay từ tháng 7/2016, Mỹ đã bắt đầu có những thử nghiệm cực ấn tượng với công nghệ tối tân này - đó là màn đấu tay đôi giữa phi công lão luyện Mỹ và trí thông minh nhân tạo do con người tạo nên và phần thua thộc về viên phi công.

Thông tin về cuộc thử nghiệm này được trang Popular Science dẫn nguồn tin quân sự cho biết, Đại tá Gene Lee thuộc Lực lượng không quân Mỹ có kinh nghiệm hàng chục năm chinh chiến đã thất bại trước hệ thống trí thông minh nhân tạo (AI) trong tất cả những trận không chiến mô phỏng.

Đại tá Lee là một chuyên gia chỉ đạo chiến thuật của không quân Mỹ. Ông từng thực hiện hàng nghìn chuyến bay trong vai trò phi công hoặc chỉ huy nhiệm vụ. Ngoài kinh nghiệm thực chiến, ông còn thực hiện các cuộc không chiến mô phỏng với các hệ thống trí thông minh nhân tạo suốt nhiều thập kỷ.

Theo Đại tá Lee, hệ thống AI tham gia trận chiến lần này có tên ALPHA, hệ thống này rất hung hãn, phản ứng nhanh, năng nổ và đáng tin cậy nhất mà ông từng gặp từ trước tới nay. ALPHA không chỉ giỏi né đạn mà còn bắn hạ đại tá Lee trong mọi lần giao chiến.

"Tôi rất bất ngờ trước khả năng nhận biết và phản ứng của hệ thống. Nó dường như nhận ra mọi ý đồ của tôi và ngay lập tức triển khai ứng phó. Tất cả thay đổi trong đường bay và dự định triển khai tên lửa tấn công của tôi đều bị nó đoán trúng. Hệ thống nhanh chóng chuyển từ thế phòng thủ sang tấn công và ngược lại ngay khi cần", Đại tá Lee nói.

Bí quyết tạo nên kỹ năng chiến đấu siêu hạng của ALPHA nằm ở hệ thống ra quyết định tối tân kết hợp các thuật toán logic. Hệ thống có thể chia vấn đề lớn thành nhiều vấn đề nhỏ hơn để tiến hành xử lý, bao gồm tấn công, khai hỏa, tránh né hoặc phòng thủ.

Những quyết định phức tạp được đưa ra với tốc độ cực nhanh nhờ cân nhắc phương án phù hợp nhất. Kết quả là phi công nhân tạo có thể tính toán chiến lược tốt nhất nhanh hơn 250 lần cái chớp mắt của đối thủ.

Sau nhiều giờ chiến đấu với ALPHA, Đại tá Lee buộc phải chấp nhận thất bại. "Trở về nhà, tôi cảm thấy thật sự mệt mỏi cả về thể chất lẫn tinh thần. Có thể đây chỉ là trí thông minh nhân tạo, nhưng nó mang đến thách thức thực sự không thể đối phó với con người", Đại tá Lee chia sẻ.

Được biết, hệ thống trí thông minh nhân tạo ALPHA, được chế tạo bởi công ty Psibernetix của tiến sỹ Nick Ernest ở Đại học Cincinati, kết hợp với Phòng thí nghiệm Nghiên cứu của Lực lượng không quân Mỹ. Cùng với ALPHA, hiện nay không quân Mỹ cũng đang phát trioeern một hệ thống trí thông minh nhân tạo khác để trang bị trên dòng chiến đấu cơ F-22 và F-35.

Theo Tiến sĩ Arati Prabhakar, Giám đốc DARPA, sắp tới các chiến đấu cơ của Mỹ sẽ được trang bị các hệ thống tác chiến điện tử sử dụng trí thông minh nhân tạo, có khả năng phân tích, tìm hiểu, nhận dạng các dạng sóng radar mới của đối phương để đề ra biện pháp gây nhiễu thích hợp cho máy bay trong thời gian thực.

Ngọc Hòa

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/vu-khi-my-biet-tinh-toan-tu-tim-muc-tieu-3414794/