Vũ khí Nga đè bẹp Trung Quốc, giật được cả 'miếng bánh' NATO: Những cú chốt hạ kinh điển!

Từ bản hợp đồng bán tổ hợp tên lửa phòng không S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy, Moscow có khả năng 'giật được' cả phần của miếng bánh mang tên NATO.

Giá dầu lao dốc, Nga đem bán tất cả vũ khí hiện đại nhất

Thông tin về việc "Rosoboronexport" bắt đầu giới thiệu ra thị trường thế giới trạm định vị radar cơ động 59N6-TE không có gì quá đặc biệt. Tuy nhiên, về mặt thời điểm, đây là lựa chọn hoàn toàn chính xác bởi loại radar này có khả năng phát hiện được những mục tiêu siêu thanh, điều gần đây đang trở thành vấn đề cấp bách với nhiều quốc gia.

Như Svpressa.ru đã chia sẻ trước đó, lấy ví dụ của Nhật Bản, công tác nghiên cứu chế tạo vũ khí siêu thanh đang trở thành ưu tiên đối với các nước phát triển, rất gần với việc chế tạo các tên lửa "lanh lợi" của Mỹ và Trung Quốc, và đang được Đức, Anh, Israel,… triển khai thực hiện.

Như đã biết, mọi hành động đều có lời giải, bởi vậy, Nga, mà theo lời Tổng thống Putin "đang đi trước thời đại" khi chế tạo vũ khí siêu thanh, đã nghiên cứu chế tạo từ sớm những phương tiện phát hiện và tiêu diệt loại vũ khí này.

Nhu cầu đối với radar trên thị trường vũ khí thế giới là khá lớn - đây là sản phẩm công nghệ cao, có hàm lượng khoa học sâu, cần không chỉ tiền đầu tư, mà cả kinh nghiệm sản xuất.

Trong danh sách những quốc gia xuất khẩu chính, ngoài Nga và Mỹ, còn có thể kể đến Anh và Trung Quốc, đều đang tích cực cạnh tranh và giành giật thị phần tiêu thụ.

Trước đây, trong danh sách các nước sản xuất từng có sự hiện diện của Ukraine, quốc gia sau năm 1991 đã được thừa hưởng một loạt các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu và sản xuất những phương tiện định vị, thông tin liên lạc và thiết bị chuyên dụng và từng có tiềm năng xuất khẩu rất lớn.

Thế nhưng họ đã không thế phát huy được những ưu thế này - hiện nay Kiev tụt hậu rất xa trong khâu sản xuất và, từ đó trong cả khâu tiêu thụ các loại radar.

Ngược lại, Nga đã thành công trong việc mở rộng đáng kể dòng radar hiện đại và đang nhận được sự quan tâm rất ổn định trên thị trường. Ví dụ điển hình chính là biến thể của trạm radar 59N6-TE được biết đến ở Nga từ năm 2007 dưới tên gọi "Protivnik-GE" (sản phẩm của Viện Nghiên cứu kỹ thuật radar Niznegorod, Nga).

Radar 59N6-TE do Nga chế tạo.

Radar 59N6-TE do Nga chế tạo.

Ngoài Các lực lượng vũ trang Nga, nó đã được bàn giao cho các đơn vị kỹ thuật radar của Belarusia vào năm 2016 và chưa được xuất khẩu rộng rãi.

Sản phẩm tương tự hiện có trong quân đội Mỹ - đó là trạm định vị radar AN/FPS-117, từ năm 1990 được sử dụng như một phần của hệ thống phòng không Mỹ-Canada. Trạm radar này được xuất khẩu sang 7 quốc gia, gồm Romania, Latvia và Estonia là những nước mới rút hầu bao ra để trang bị cho các lực lượng vũ trang của mình.

Trung Quốc cũng sở hữu sản phẩm tương tự, nhưng với công suất thấp hơn YLC-2 và được xuất khẩu sang Ecuador và Pakistan.

Hiện nay, "Rosoboronoexport" dự báo nhu cầu lớn đối với các loại radar mới ở nhiều quốc gia trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tại Trung Đông và ở Bắc Phi.

Theo lời người đứng đầu Công ty xuất nhập khẩu vũ khí quốc doanh Nga Rosoboronoexport, ông Alexandr Mikheev, trong quá trình nghiên cứu chế tạo biến thể xuất khẩu của radar 59N6-TE:

"Đã tính tới tầm quan trọng đang ngày càng tăng của những phương tiện phòng không trong việc bảo đảm an ninh các quốc gia, cũng như như cầu của các khách hàng nước ngoài trong việc nâng cao khả năng trinh sát của các đơn vị phòng không".

Thị phần xuất khẩu vũ khí, nơi mà Nga vẫn có thể cạnh tranh với Mỹ đã được khoanh vùng. Tóm lại, như kinh nghiệm của bản hợp đồng bán tổ hợp tên lửa phòng không S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy, Moscow có khả năng "giật được" cả phần của miếng bánh mang tên NATO.

Và Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia hiện nay vẫn sử dụng trạm định vị radar của AN/FPS-117 của Mỹ, hoàn toàn có thể mua bổ sung thêm 59N6-TE của Nga. Hơn nữa, sản phẩm này khá chất lượng do nó phát hiện hiệu quả các mục tiêu khí động học và đạn đạo.

Trạm radar này hoạt động trong băng sóng decimet và có khả năng phát hiện những mục tiêu bay với vận tốc lên tới 8.000km/h ở khoảng cách lên tới 450km và độ cao tối đa 200km.

Đồng thời, trạm radar có thể theo dõi không dưới 1 nghìn mục tiêu và nhận diện được 8 loại mục tiêu. Theo thông tin của nhà sản xuất, trạm biết cách phân biệt các tên lửa chống radar và cảnh báo kíp chiến đấu về mối nguy hiểm, bao gồm từ vũ khí chính xác cao và các tên lửa tự dẫn hướng để họ có phương án phòng tránh kịp thời.

Theo dự báo, nhu cầu đối với radar 59N6-TE, cũng như biến thể xuất khẩu của những phương tiện phòng không khác sẽ khá lớn.

Trong số những khách hàng của trạm định vị radar mới nhiều khả năng có sự hiện diện của các đối tác truyền thông trong lĩnh vực kỹ thuật-quân sự - các nước châu Á-Thái Bình Dương, Trung Đông, Bắc Phi (Ai Cập đã mua các trạm định vị radar Resonans-NE của Nga vào mùa thu năm 2019).

Radar Resonans-NE

Không loại trừ khả năng Ả Rập Xê Út và UAE, mà đang rất cần nâng cao hiệu quả hệ thống phòng không của mình, bao gồm cả cấu thành định vị radar, cũng thể hiện sự quan tâm đối với trạm radar này.

Ở đây "vấn đề giá thành" cũng có ý nghĩa quan trọng. Các trạm radar AN/FPS-117 của Mỹ, mà đang cần được nâng cấp, lấy ví dụ, có mức giá gần 20 triệu USD/trạm. Trạm định vị radar 59N6-TE không hề thua kém về các tính năng, mà phần nhiều còn vượt trội hơn so với sản phẩm tương tự của Mỹ, nhưng có mức giá rẻ hơn nhiều.

Đè bẹp Trung Quốc, giật miếng bánh NATO

Kim ngạch xuất khẩu vũ khí thế giới sẽ không đạt được mức doanh thu lớn như bán dầu mỏ, nhưng cũng là một phần mang lại lợi nhuận.

Và đối với Nga, quốc gia đã bị hụt thu ngân sách do giá dầu, việc bán vũ khí và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm này là một công việc có lợi. Đến đây, có thể đưa ra dẫn chứng những dữ liệu của Trung tâm phân tích hoạt động buôn bán vũ khí thế giới trong giai đoạn 2015-2019.

Cụ thể, doanh thu bán vũ khí của Mỹ đạt 139,685 tỷ USD, Nga là 53,436 tỷ USD, Pháp là 37,492 tỷ USD, Đức là 18,1 tỷ USD; Anh là 12,4 tỷ USD, Tây Ban Nha là 11,9 tỷ USD, Israel là 10,9 tỷ USD, Trung Quốc là 10,5 tỷ USD, Ý là 7,6 tỷ USD và Hàn Quốc là 5 tỷ USD.

Như các chuyên gia của SIPRI (Viện Nghiên cứu các vấn đề thế giới Stockholm) chia sẻ, trong những năm gần đây Mỹ đã gia tăng đáng kể khoảng cách trong hoạt động buôn bán vũ khí, khi xuất khẩu vũ khí của Mỹ đã tăng 29% và nước này hiện nay đang chiếm 36% thị phần vũ khí thế giới.

Nga tụt lại phía sau khá xa, bởi vậy đang nỗ lực để, nếu không đuổi kịp Mỹ, thì cũng giảm bớt được khoảng cách này.

Và còn không để cho các đối thủ cạnh tranh dẫm lên chân, mà trước tiên là Trung Quốc với các chỉ số về doanh thu bán vũ khí, theo ý kiến của các chuyên gia, đã bị hạ bớt đi rất nhiều, đồng thời Bắc Kinh đang cùng chơi trên một "bàn cờ" kinh doanh vũ khí với Moscow trong khu vực.

Nga giữ được vị trí thứ hai về xuất khẩu vũ khí trong năm ngoái là nhờ các bản hợp đồng những tiêm kích Su-35, các tổ hợp tên lửa phòng không S-400 và, một phần là nhờ những chiếc xe tăng T-90.

Thổ Nhĩ Kỳ, thành viên "cứng" của NATO đã mua tên lửa phòng không S-400 của Nga.

Thêm vào đó, Moscow đã mở rộng thị phần của mình trên thị trường quốc tế nhờ một số mẫu vũ khí mới và hiện có trong biên chế, cũng như nhờ dịch vụ bảo dưỡng.

Nhu cầu lớn nhất được ghi nhận chính là các máy bay và những phương tiện phòng không, bao gồm cả các tổ hợp tên lửa phòng không S-350 và S-500 chuẩn bị được giới thiệu ra thị trường. Từ nay, sẽ còn có thêm radar 59N6-TE trong danh sách này.

Bất chấp việc Nga đang xuất khẩu vũ khí sang hơn 50 quốc gia, chính sự hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ đã mang lại những kết quả đáng kể nhất trong thời gian qua.

Dehli hồi cuồi năm 2019 đã chi số tiền tạm ứng trong tổng số giá trị hợp đồng 14 tỷ USD, sau đó Nga đã đẩy nhanh tiến độ bàn giao vũ khí cho phía Ấn Độ. Đó là 18 tiêm kích Su-30MKI, 20 MiG-29 cải tiến, 450 xe tăng T-90, 600 nghìn khẩu súng tiểu liên và 4 khinh hạm đề án 11365.

Đồng thời, Ấn Độ đã từ chối mua các tiêm kích Su-35 của Nga, khi lựa chọn những máy bay Rafale của Pháp.

Thổ Nhĩ Kỳ đã bỏ số tiền 2,5 tỷ USD để mua những tổ hợp tên lửa phòng không S-400 và cam kết sẽ quan tâm tới các máy bay tiêm kích của Nga.

Bản hợp đồng còn có ý nghĩa quan trọng, bởi vì sự nổi tiếng của S-400 đã tăng rõ rệt và hiện giờ thêm một số quốc gia sẵn sàng "xuống tiền" để sắm tổ hợp tên lửa phòng không này, bao gồm Ai Cập, Iraq và Sudan.

Cả Trung Quốc cũng sẽ mua vũ khí của Nga - hiện nay các bản hợp đồng mua S-400 và Su-35 đang trong quá trình thực hiện. Ngoài ra, Moscow cũng có những dự án vũ khí khác với Bắc Kinh.

Tất nhiên, bán radar 59N6-TE không thể thay đổi được nhiều điều, tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc đưa radar mới này ra thị trường quốc tế có thể được coi là một thành tựu đáng kể của Nga, khẳng định được hình ảnh của một trong những nhà cung cấp "có máu mặt" các phương tiện phòng không. Và tất nhiên, bổ sung thêm nguồn thu cho ngân sách.

Bảo Lam

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/vu-khi-nga-de-bep-trung-quoc-giat-duoc-ca-mieng-banh-nato-nhung-cu-chot-ha-kinh-dien-8202012675252242.htm