Vũ khí uy lực nhất trong Thế chiến thứ 2 khiến địch không còn cơ hội 'ngóc đầu'

Pháo phản lực Katyusha là loại vũ khí uy lực hàng đầu của Nga trong Chiến tranh thế giới thứ 2 bởi sức mạnh và sự linh hoạt của nó.

Bất chấp sự lớn mạnh của vũ khí thông minh và chính xác cao, pháo phản lực phóng loạt vẫn giữ vai trò hỏa lực hiệu quả chống lại các mục tiêu trên bộ. Ngay cả Mỹ, vốn ưa chuộng vũ khí thông minh, cũng đã sử dụng hệ thống pháo phản lực phóng loạt HIMARS tại Iraq và Afghanistan.

Tuy nhiên, pháo phản lực phóng loạt của phương Tây được đánh giá chưa thể qua mặt “đồng nghiệp” từ Nga bởi Nga luôn luôn giữ vị trí đi đầu trong phát triển loại vũ khí này.

Và một trong những khẩu pháo phản lực không thể không nhắc tới này chính là pháo phản lực Katyusha. Đây chính là vũ khí có hình thức đáng sợ của pháo binh. Các ống phóng thường gắn phía sau thùng của một chiếc xe tải, nó có khả năng phóng đi một lượng lớn đạn rocket chỉ trong thời gian ngắn.

Vũ khí này không thực sự chính xác khi tác chiến nhưng nó có thể tấn công trên một khu vực rộng lớn tạo cho đối phương một cảm giác lo sợ. Quan trọng hơn cả, loại vũ khí này có chi phí thấp và dễ sản xuất.

Pháo phản lực Katyusha được coi là một vũ khí uy lực nhất trong Chiến tranh thế giới thứ 2 của Nga. Ảnh: VOV

Pháo phản lực Katyusha được coi là một vũ khí uy lực nhất trong Chiến tranh thế giới thứ 2 của Nga. Ảnh: VOV

Ngoài ra, mặc dù pháo phản lực Katyusha là một vũ khí tấn công chủ lực trong kho vũ khí của quân đội hiện đại nhưng ngay từ trước thế kỷ 20 vũ khí này đã từng được sử dụng rộng rãi và được Nga không ngừng phát triển những hậu duệ tiếp theo.

Một trong những hậu duệ của pháo phản lực Katyusha chính là huyền thoại BM-13 “Katyusha”. Vũ khí này được coi là hệ thống pháo phản lực đầu tiên của Nga. Trong lần đầu tiên được sử dụng vào tháng 7/1941, khẩu đội pháo Katyusha chỉ mất 8 giây để phóng 132 tên lửa vào khu tập trung xe tăng của Đức quốc xã, biến chúng thành sắt vụn.

Trong khi BM-13 “Katyusha” vẫn thiếu chính xác đối với mục tiêu trực tiếp thì hậu duệ tiếp theo của BM-13 “Katyusha” là BM-21 “Grad” chỉ mất 20 giây để phóng 40 quả rocket đi xa 30km và xóa sổ 20 ha lãnh thổ của kẻ thù.

Tiếp đó, pháo phản lực BM-27 “Uragan” được cung cấp cho quân đội Liên Xô trong năm 1975 mang nhiều khác biệt với “người tiền nhiệm” BM-21 “Grad”.

BM-27 “Uragan” mang ít ray bệ phóng hơn BM-21 “Grad” nhưng sức công phá của các đầu đạn từ pháo phản lực này lại được đánh giá đáng gờm hơn. Một cuộc tấn công từ BM-27 “Uragan” có thể san phẳng 40 ha diện tích cách xa 35 km.

Pháo phản lực BM-30 “Smerch” ra mắt năm 1987 còn được đánh giá cao hơn nhiều. Một xe BM-30 “Smerch” có thể phóng 12 rocket nhiệt áp cỡ nòng 300mm. BM-30 “Smerch” có thể tấn công mục tiêu kẻ thù ở khoảng cách 20 km và khiến 70 ha diện tích của kẻ địch biến mất.

Quả thực, trong suốt thế kỷ 19, Nga sở hữu một trong các loại rocket tiên tiến nhất của thời kỳ đó. Sau đó xuất hiện loại pháo khương tuyến tầm xa với độ chính xác cao – điều này khiến cho vũ khí rocket tạm thời bị suy giảm. Nhưng sang thế kỷ 20, rocket với tư cách một vũ khí tiến công đã lấy lại vị thế của mình.

An Dương (T/h)

Nguồn VietQ: http://vietq.vn/phao-phan-luc-katyusha-uy-luc-hang-dau-trong-the-chien-thu-2-khien-dich-khong-con-co-hoi-%E2%80%98ngoc-dau%E2%80%99-d130301.html