Vụ nhiều người trong gia đình vướng vòng lao lý ở Lai Châu: Các bị cáo đồng loạt kêu oan

Trong vụ chống người thi hành công vụ ở Lai Châu, có nhiều dấu hiệu bất thường chưa được làm rõ nhưng vẫn kết tội các bị cáo.

"Cần triệu tập những người liên quan”

Ngày 21/1, TAND tỉnh Lai Châu mở phiên tòa xét xử phúc thẩm đối với các bị cáo: Hà Văn Tuấn, Hà Thị Oanh, Lương Thị Liễu, Vũ Xuân Đoan, Hà Văn Tuyến, Nông Văn Tân về tội tội “Chống người thi hành công vụ”.

Trước khi phiên tòa được diễn ra, LS Hưng (là người bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các bị cáo) có ý kiến, cần triệu tập Nguyễn Bá Đoàn, Vùi Văn Quyền vì người này giữ vai trò quan trọng trong vụ án.

Vì luật sư Hưng cho rằng, ông này đã làm khống biên bản, cần có mặt ở tòa để đối chứng. Cũng như triệu tập chủ tịch UBND phường Đông Phong để làm rõ những tình tiết trong vụ án.

Bị cáo Hà Văn Tuyến.

Cũng theo luật sư Hưng, chứng cứ buộc tội đối với ông Hà Văn Tuấn là thiếu minh bạch và vu khống, khi số lượng 59 viên đá được cho là dùng để ném vào lực lượng chức năng không được xác định rõ ràng, nên luật sư Hưng đề nghị cần phải mở niêm phong 59 viên đá là vật chứng trong vụ án để xem xét khách quan nhất.

Luật sư Hưng cũng chỉ rõ, bị cáo Tuấn được quy kết là dùng xăng để chống lại lực lượng chức năng, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại cũng chưa có cơ quan có thẩm quyền nào giám định cái đấy là chất gì? để có căn cứ cho việc quy kết bị cáo Tuấn phạm tội hay không?

Trả lời trước HĐXX các bị cáo đều đồng loạt kêu oan, cho rằng bản thân không vi phạm với những gì mà bản cáo trạng quy kết.

Đồng thời, các bị cáo đề nghị HĐXX cần triệu tập những người có nghĩa vụ liên quan trong vụ án là ông Nguyễn Bá Đoàn, Chủ tịch UBND phường Đông Phong để giải quyết vụ án khách quan nhất.

Bị cáo Hà Văn Tuấn: Bị cáo bị quy kết về tội chống người thi hành công vụ là hoàn toàn sai và bị cáo bị oan, bị cáo mong muốn được xem lại vật chứng là 59 viên đá, cần có giám định rõ ràng những bằng chứng kết tội bị cáo như dùng xăng ném vào lực lượng chức năng.

Hơn thế nữa, cũng một thời gian mà có đến 3 biên bản được kí ở địa điểm khác nhau. “Tôi không thể tự phân thân mà làm được việc đó, tôi nghi ngờ có sự làm giả mạo biên bản ở đây”.

Bị cáo Tuấn cũng cho biết, khi hội đồng cưỡng chế đến làm việc không hề có biên bản thống kê, kiểm định tài sản của gia đình trên đất mà cho máy xúc vào múc luôn, vì thế tôi chỉ có hành vi ngăn chặn lại những việc làm sai trái đó, chứ tôi không hề vi phạm pháp luật.

HĐXX tòa án nhân dân tỉnh Lai Châu.

Bị cáo Vũ Xuân Đoan: Tôi không đồng ý với những gì mà bản cáo trạng đã quy kết cho tôi, tôi không có tội, tôi đã hợp tác với cấp chính quyền địa phượng thực hiện di dời theo quy định của pháp luật. Khi hội đồng cưỡng chế vào, tôi không có hành vi gì, chấp hành đúng với quy định.

Hơn nữa, bị cáo Đoan còn cho biết, tài sản của tôi là dây cáp điện có số lượng lớn và giá trị mà lực lượng chức năng đã thu giữ.

Tuy nhiên, tài sản đấy là tài sản không vi phạm, là công trình tôi đang thi công. Tại sao, đến giờ mà cơ quan chức năng không trả lại cho tôi?

Khi tôi lên phường hỏi chị Hương là Chủ tịch UBND phường Đông Phong thì vị này trả lời lòng vòng, quanh co và có ý đổ tội cho người khác, không nhận trách nhiệm về mình. Trong phiên tòa hôm nay, tôi bị cáo Đoan mong muốn được đối chất với bà Hương để làm rõ nhiều vấn đề.

Bị cáo Tuyến cho biết, khi đang đi ngoài đường thì bị cơ quan chức năng bắt, mặc dù bị cáo cho biết không biết gì, cũng không nghe gì về việc cưỡng chế.

Hơn thế nữa, lúc bị cáo bị bắt công an dùng giầy đạp vào mặt bị cáo xuống đường. Bị cáo Tuyến còn cho biết, khi bị bắt công an thu giữ điện thoại, cũng như dây chuyền đeo cổ của tôi. Tuy nhiên, giờ này lực lượng chức năng không trả lại dây chuyền cho tôi, vì đấy là tài sản của tôi.

Hơn nữa, bị cáo Tuyến mong muốn được xem lại những đoạn clip được quay lại ở hiện trường để cho khách quan. Vì bản thân bị cáo Tuyến cho biết, không có hành vi, hành động gì chống đối lại lực lượng chức năng, vì bản thân bị cáo lúc đó chỉ đang đi ngoài đường.

Bị cáo Hà Thị Oanh cho biết, chỉ ra nhắc nhở đối với hội đồng cưỡng chế về việc phá dỡ nhà chứ không cho máy xúc vào nhà, chứ không có hành động gì ảnh hưởng đến lực lượng chức năng.

Hơn nữa, bị cáo Oanh còn cho biết, bị cáo không biết đọc, biết viết tại sao khi lấy lời khai không có người chứng kiến ngồi cạnh để giám sát và xem xét lại những lời khai của bị cáo là đúng như trong biên bản viết hay không.

Tài sản đất là hợp pháp, được bố mẹ để lại cho anh chị em, chúng tôi phải có quyền sử dụng, hội đồng cưỡng chế cho máy xúc đến phá nhà, cây cối trên đất như thế là đã cố tình xâm phạm đến chỗ ở của công dân.

Bị cáo Lương Thị Liệu: Không đồng ý với bản cáo trạng, đất của chúng tôi được các cấp chính quyền đồng ý cấp cho cha ông chúng tôi, và chúng tôi được bố mẹ để lại chia cho anh em.

Tôi chỉ gọi Đảng, Chính phủ về cứu, tôi chỉ làm thế chỉ muốn tìm lại sự công bằng chứ không có hành động gì ảnh hưởng đến lực lượng chức năng.

Tôi chỉ nhận được quyết định tháo dỡ, chứ không phải nhận được quyết định cho máy múc đến phá nhà. Bản thân gia đình chúng tôi không đồng ý với những gì mà hội đồng cưỡng chế đã làm.

Hành động của tôi chỉ gọi “Đảng muôn năm, Chính phủ muôn năm” vậy như thế là có tội. Tôi chỉ đòi lại sự công bằng và tôi chỉ đứng ngoài đường và không vào trong nhà, ngoài ra tôi không làm gì nữa.

Bị cáo Nông Văn Tân: Bị cáo không làm gì cả, chỉ là di dời tài sản của mẹ bị cáo ra khỏi chỗ khác, dọn dẹp đi chứ không làm gì.

Bị cáo đã bị công an ép cung bắt phải nhận tội, bị cáo Tân chỉ rõ hai vết sẹo trên tay của bị cáo vẫn còn khi bị công an ép phải nhận tội.

Về việc, quy kết bị cáo khiêng bình Ga để đe dọa, bị cáo mong muốn được xem lại clip đấy để cho khách quan nhất. Tuy nhiên, ở HĐXX cấp sơ thẩm không cho việc đấy.

Đất đang tranh chấp, chính quyền “đè ra cưỡng chế”

Như trước đó Phapluatplus.vn đã thông tin, Bà Hà Thị Oanh (trú phường Đông Phong, TP Lai Châu, tỉnh Lai Châu) cho biết: Gia đình bà cùng anh chị em là Trần Thi Liên, Hà Thị Oánh, Hà Văn Cán và Hà Văn Tuấn đã được bố mẹ đẻ là ông để lại cho mảnh đất với diện tích là 1561m2 ở (xã Sàn Thàng, TP Lai Châu, tỉnh Lai Châu) nay thuộc phường Đông Phong, TP Lai Châu, tỉnh Lai Châu.

Các bị cáo trong phiên tòa phúc thẩm.

Việc sử dụng đất đã được ghi nhận trong tài liệu ở địa phương, ở bản đồ và sổ mục kê của xã Sàn Thàng. Năm 2012, hộ gia đình liên kề là ồn Nguyễn Xuân Thịnh và Bùi Thị Bé gửi đơn tới cơ quan chức năng với đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai giữa ông Thịnh và các hộ anh chị em chúng tôi.

UBND xã đã có biên bản giải quyết 8/5/2012: “Hai hộ gia đình thống nhất hòa giải việc tranh chấp đất, với việc gia đình ông Cán nhận phần đất từ bờ kè đá và phía bộ chỉ huy quân sự tỉnh, ông cản phải trừ đi 7m mặt đường để làm đường đi cho gia đình ông Long và 4m mặt đường của gia đình ông Thịnh thuộc thửa đất số 24 giáp với Bộ chỉ huy quân sự tỉnh. Hộ gia đình ông Thịnh được nhận phần đất từ bờ kè đá trở về phía đường tránh chợ San Thàng”.

Sau đớ, tháng 6/2016, gia đình ông Thịnh không đồng ý với giải quyết của UBND xã nên đã khiếu nại lên các cơ quan chức năng.

Qua nhưng quyết định giải quyết sự việc, chúng tôi mới biết được diện tích đất 1561m2 đã bị thu hồi theo quyết định số 955/QĐ-UBND ngày 7/8/2007 của UBND tỉnh Lai Châu về việc thu hồi đất giao cho ban QLDA thị xã Lai Châu để thực hiện dự án quốc lộ 4D tránh thị trấn Tam Đường và quyết định số 1611/QĐ – UBND ngày 02/11/2007 của UBND tỉnh Lai Châu về thu hồi tại địa bàn xã San Thàng – thị xã Lai Châu dự án quốc lộ 4D tránh thị trấn Tam Đường (bổ sung) gói thầu 09 đoạn km 35, km 36+200.

Tiếp đến, năm 2017, Chủ tịch UBND TP Lai Châu ban hành quyết định số 235/QĐ – UBND ngày 23/3/2017, về việc cưỡng chế thi hành quyết định có hiệu lực pháp luật.

Tuy nhiên, có một điều vô lý ở đây, trong khi gia đình chúng tôi vẫn đang tiến hành khiếu nai, khiếu kiện theo quy định của pháp luật, nhưng UBND TP Lai Châu đã “nhanh chóng” tiến hành cưỡng chế.

Tại sao không chờ kết quả cuối cùng của cơ quan có thẩm quyền, có câu trả lời dứt điểm cho công dân biết? mà lại cho máy ủi, máy xúc vào san bằng. Khi người dân sót của ra bảo vệ tài sản của mình thì lại khép nhiều người trong cùng gia đình vào tội “chống người thi hành công vụ” đối diện với vòng lao lý?.

Còn theo ông Vũ Xuân Đoan (SN 1967, trú tại tổ 8, phường Quyết Tiến, TP Lai Châu, tỉnh Lai Châu) cho biết: Xuất phát từ việc tranh chấp đất đai giữa ông Nguyễn Xuân Thịnh và gia đình ông Vũ Xuân Đoan đối với diện tích đất tại bản Tả Xin Chải 1, phường Đông Phong, thành phố Lai Châu.

Chủ tịch UBND thành phố Lai Châu ban hành Quyết định số: 1453/QĐ-UBND ngày 16/5/2016, về việc giải quyết tranh chấp đất đai giữa gia đình ông Nguyễn Xuân Thịnh với gia đình ông Hà Văn Cán.

Không đồng ý với Quyết định số: 1453/QĐ-UBND, gia đình ông Đoan đã làm đơn khiếu nại đến UBND tỉnh Lai Châu, ngày 14/10/2016, chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu ban hành Quyết định số: 1391/QĐ-UBND với nội dung giữ nguyên Quyết định số: 1453/QĐ-UBND của UBND thành phố Lai Châu.

Qua những quyết định này, gia đình ông Đoan mới biết được diện tích đất: 1561m2 đã bị thu hồi. Việc thu hồi đất này gia đình ông Đoan không được biết, cũng không được nhận bất kì văn bản, quyết định nào, chỉ đến ngày 10/6/2016, khi chúng tôi nhận được Quyết định số: 1459/QĐ- UBND ngày 16/5/2016 về việc giải quyết tranh chấp đất đai giữa gia đình ông Nguyễn Xuân Thịnh với gia đình ông Hà Văn Cán, thì ông Đoan mới được biết nội dung diện tích đất đang có tranh chấp giữa anh em ông Đoan và gia đình ông Thịnh đã bị thu hồi để thực hiện các dự án (năm 2007).

Năm 2017, Chủ tịch UBND thành phố Lai Châu ban hành Quyết định số: 235/QĐ-UBND ngày 23/3/2017 về việc cưỡng chế thi hành quyết định có hiệu lực pháp luật mang nội dung cưỡng chế 05 hộ gia đình anh em ông Đoan là Trần Thị Liên, Hà Thị Oanh, Hà Thị Oánh, Hà Văn Tuấn và Hà Văn Cán thực hiện theo Quyết định số 1391/QĐ-UBND ngày 14/10/2016.

Không đồng ý với Quyết định này, gia đình ông Đoan đã nhiều lần gửi đơn từ, khiếu nại đến cơ quan chức năng nhưng sự việc chưa được giải quyết thỏa đáng và gia đình vẫn tiếp tục có đơn

Ngày 18/4/2017, thi hành quyết định số 235/QĐ-UBND ngày 23/3/2017, UBND thành phố Lai Châu đã thành lập Ban cưỡng chế để tiến hành diện tích đất được cho là lấn chiếm và sử dụng diện tích đất đã bị thu hồi.

Để bảo vệ tài sản của gia đình, để thương lượng với đoàn cưỡng chế về việc nội dung làm việc xác định đất thuộc quyền sử dụng của gia đình vẫn chưa được cơ quan có thẩm quyền giải quyết dứt điểm, nên việc tiến hành cưỡng chế nên tạm hoãn.

Vì lí do đó nên ngày 18/4/2017, gia đình ông Đoan có mặt tại địa điểm cưỡng chế để đảm bảo tài sản của gia đình.

Nhưng viện vào lí do này, Cơ quan tiến hành tố tụng thành phố Lai Châu đã khởi tố, truy tố ông Đoan cùng các anh chị em khác về tội “Chống người thi hành công vụ”.

Bằng các chứng cứ không xác thực, điều tra không triệt để, không đảm bảo sự thật khách quan, có nhiều điểm không nhất quán, vi phạm cả về tố tụng và nội dung, TAND thành phố Lai Châu đã tuyên bản án số: 47/2018/HSST ngày 22/8/2018, dẫn đến hàm oan cho ông Đoan và các anh chị em khác, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền lợi của công dân.

Phapluatplus.vn sẽ tiếp tục thông tin về diễn biến phiên tòa trên.

Duy Khương

Nguồn Pháp Luật Plus: http://phapluatplus.vn/vu-nhieu-nguoi-trong-gia-dinh-vuong-vong-lao-ly-o-lai-chau-cac-bi-cao-dong-loat-keu-oan-d89207.html