Vun bồi nền tảng trên dòng sông tri thức

65 năm trước, vào những ngày đầu tháng 10/1954 lịch sử, từ một xuất phát điểm gần như không có gì, đến nay ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã vượt khó phát triển, đạt nhiều thành tựu vượt bậc. Một trong những điểm nhấn tiêu biểu của Ngành là những nỗ lực đạt được trong công tác chăm lo cơ sở vật chất, đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân. Nhiều trường học, phòng học được cải tạo, sửa chữa, thành lập, xây mới, các công trình vệ sinh trường học được quan tâm tu sửa, nâng cấp...

Vượt khó khăn khẳng định vị trí

Hà Nội là địa phương nhiều năm liền dẫn đầu cả nước về chất lượng giáo dục và đào tạo

Hà Nội là địa phương nhiều năm liền dẫn đầu cả nước về chất lượng giáo dục và đào tạo

Giải phóng Thủ đô năm 1954 là bước ngoặt lớn đối với ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội khi chuyển từ nền giáo dục của thực dân – chủ yếu phục vụ cho thiểu số giai cấp thống trị sang nền giáo dục của dân, do dân và vì lợi ích nhân dân. Để động viên và khích lệ phong trào học tập tại Thủ đô Hà Nội cũng như cả nước, ngày 18/12/1954, Bác Hồ đã về thăm và làm việc với các trường phổ thông: Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Trưng Vương. Bác nói: “Ngày nay đất nước được độc lập, tự do, thanh niên mới thực sự là người chủ tương lai của đất nước. Muốn xứng đáng với vai trò của người chủ thì phải học tập”.

Những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã và đang tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu cả nước, giành thành tích cao trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế với 197 giải và huy chương quốc tế năm 2018, 134 giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm 2019; 21 đề tài đạt giải tại cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học năm 2019. Trong các kỳ thi quốc tế khác, học sinh Hà Nội cũng xuất sắc giành thứ hạng cao, nổi bật với 48 giải và huy chương tại cuộc thi Tìm kiếm tài năng Toán học quốc tế ITMC 2019; 2 Huy chương Vàng tại cuộc thi Olympic phát minh và sáng chế WICO 2019; đạt thành tích xuất sắc cuộc thi Toán học trẻ quốc tế IMC 2019 với 4 Huy chương Vàng, 5 Huy chương Bạc, 1 giải khuyến khích (cá nhân), 2 Cúp Vô địch, 1 Giải Nhất, 2 Giải Nhì (đồng đội)…

Để tiếp tục củng cố nền tảng và phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới ngành Giáo dục và đào tạo Thủ đô tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Đây cũng là năm bản lề để chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho việc triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông mới vào năm học tiếp theo.

Những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã và đang tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu cả nước, giành thành tích cao trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế với 197 giải và huy chương quốc tế năm 2018, 134 giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm 2019; 21 đề tài đạt giải tại cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học năm 2019. Trong các kỳ thi quốc tế khác, học sinh Hà Nội cũng xuất sắc giành thứ hạng cao, nổi bật với 48 giải và huy chương tại cuộc thi Tìm kiếm tài năng Toán học quốc tế ITMC 2019; 2 Huy chương Vàng tại cuộc thi Olympic phát minh và sáng chế WICO 2019; đạt thành tích xuất sắc cuộc thi Toán học trẻ quốc tế IMC 2019 với 4 Huy chương Vàng, 5 Huy chương Bạc, 1 giải khuyến khích (cá nhân), 2 Cúp Vô địch, 1 Giải Nhất, 2 Giải Nhì (đồng đội)… Để tiếp tục củng cố nền tảng và phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới ngành Giáo dục và đào tạo Thủ đô tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Đây cũng là năm bản lề để chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho việc triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông mới vào năm học tiếp theo.

Thực hiện lời dạy của Bác, nhân dân Thủ đô hăng hái tham gia các lớp học để xóa giặc dốt. Người biết chữ dạy người chưa biết chữ. Những học sinh phổ thông trung học tích cực tham gia dạy chữ cho những người chưa được đi học. Dù điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn nhưng tinh thần học tập được dâng cao hơn bao giờ hết.

Theo tìm hiểu, trong những dấu ấn của lịch sử phát triển của ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô có không ít dấu mốc đáng nhớ. Trong đó có thể kể đến giai đoạn 1954 – 1975, được xem như bản hùng ca về tinh thần gác bút nghiên lên đường chiến đấu. Cho đến nay, khi nhắc đến giai đoạn lịch sử này, ca khúc “Tiễn thầy đi bộ đội” của nhạc sĩ Phạm Tuyên mỗi lần vang lên là mỗi lần khắc họa hình ảnh lá thư gửi lại Thủ đô của những người trí thức, vượt qua mọi hiểm nguy, quyết tâm đánh thắng giặc xâm lược rồi sẽ trở về Hà Nội tiếp tục học, tiếp tục nghề giáo cao quý

Giai đoạn 1975 – 2000 được không ít người nhìn nhận như khoảng thời gian đánh dấu sự “bùng nổ” số lượng, sự thay đổi lớn về quy mô giáo dục của Thủ đô trong những lần điều chỉnh địa giới hành chính. Từ nền tảng này, giai đoạn 2000 – 2008 ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô không ngừng bứt phá với hàng loạt phương cách đổi mới chương trình, nâng cao chất lượng… Đặc biệt, từ năm 2008 đến nay, phương châm nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn nhân lực luôn được xem là yếu tố cơ bản góp phần quyết định thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô và đất nước.

Với phương châm, coi giáo dục là “quốc sách hàng đầu”, mục tiêu đào tạo ra những công dân tương lai có đầy đủ phẩm chất, đạo đức, năng lực, nhiệt huyết để cống hiến, xây dựng Thủ đô và đất nước trong thời kỳ hội nhập, phát triển… hiện nền giáo dục đào tạo của Thủ đô đã đạt được sự tăng trưởng mạnh mẽ cả về quy mô và chất lượng.

Chia sẻ thêm về điều này, trong Hội nghị tổng kết năm học 2018 – 2019, triển khai nhiệm vụ năm học 2019 – 2020, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Lê Ngọc Quang cho biết: Năm học 2018 – 2019, với nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã hoàn thành tốt 9 nhiệm vụ chủ yếu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tạo chuyển biến mạnh cả về quy mô và chất lượng giáo dục, đào tạo.

Minh chứng dễ thấy nhất là ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô không ngừng tăng cường đầu tư cơ sở vật chất theo quy hoạch mạng lưới trường lớp. Cụ thể, thành lập mới 77 trường học; cải tạo, sửa chữa 427 trường học với 2.450 phòng học xây mới và 2.552 phòng học cải tạo, sửa chữa. Đáng chú ý, để nâng cao chất lượng giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cũng thực hiện tốt quy hoạch mạng lưới trường, lớp học đến năm 2020 và kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 – 2020, tiếp tục rà soát, xây mới nhà vệ sinh đạt chuẩn.

Nhờ việc quan tâm đầu tư cải thiện cơ sở vật chất hạ tầng nên hiện tỷ lệ trẻ mầm non trên địa bàn Hà Nội ăn bán trú đã tăng lên 99%, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm 0,5%. Ở cấp tiểu học, tỷ lệ trẻ 6 tuổi đi học đạt 100%, tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày đạt hơn 90%. Công tác đào tạo được quan tâm và triển khai có hiệu quả. Chất lượng giáo dục toàn diện, mũi nhọn tiếp tục giữ vững và có nhiều khởi sắc. Việc đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện được đẩy mạnh ở các cấp học, bậc học mang lại kết quả nhất định.

Lan tỏa tinh thần học và làm theo Bác

Ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô luôn nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh, đồng thời xây dựng hình ảnh đẹp của người giáo viên Thủ đô.

Học tập và làm theo gương Bác, thời gian qua, bên cạnh việc tiếp tục triển khai phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã cụ thể hóa bằng nhiều cuộc vận động ý nghĩa như: “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, “Nhà trường văn hóa, nhà giáo mẫu mực, học sinh thanh lịch”… Chia sẻ thêm về điều này, theo Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội Trần Thị Thu Hà, các cuộc vận động đã góp phần không nhỏ để đội ngũ nhà giáo Thủ đô ngày càng hoàn thiện về chuyên môn, kỹ năng và phẩm chất đạo đức, làm nền tảng nâng cao hơn nữa chất lượng giảng dạy. Đến nay, Hà Nội đã có 100% số giáo viên đứng lớp có trình độ đào tạo đạt chuẩn và số giáo viên có trình độ trên chuẩn, cao hơn so với tỷ lệ trung bình của cả nước.

Chưa hết, nhờ thực hiện lời dạy: “Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt” của Bác, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã vươn lên trở thành địa phương có sự phát triển mạnh mẽ và toàn diện với những điểm nhấn đáng tự hào.

Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 1990, hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 1999… Đặc biệt, công tác xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên cũng được xác định là nhiệm vụ quan trọng của toàn ngành trong năm học 2019 – 2020. Đội ngũ này không chỉ được quan tâm để bảo đảm đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, mà còn được tăng cường bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng sư phạm, có tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp.

Theo tìm hiểu, trong quãng thời gian tới, để bảo đảm chất lượng đội ngũ, Hà Nội cũng sẽ tăng cường giám sát việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương công vụ, kiên quyết và nghiêm khắc đối với các sai phạm ở cơ sở, nhất là với các trường hợp vi phạm đạo đức nhà giáo. Việc xây dựng và nhân rộng các gương điển hình tiên tiến, trong đó có vai trò nêu gương trong đạo đức, nhân cách, ý thức tự học của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên sẽ được đặc biệt coi trọng. Đây là giải pháp của ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh, đồng thời xây dựng hình ảnh đẹp của người giáo viên Thủ đô.

Phạm Thảo

Nguồn LĐTĐ: http://laodongthudo.vn/vun-boi-nen-tang-tren-dong-song-tri-thuc-97667.html