'Vùng đất thép' Ninh Thuận đổi mới, phát triển toàn diện và bền vững

Sau 45 năm giải phóng, giờ đây Ninh Thuận đã biến tiềm năng, lợi thế của vùng đất 'nắng và gió' thành 'mỏ vàng' để khai phá, phát triển.

Nhiều dự án điện gió được đầu tư và phát triển mạnh tại Ninh Thuận. (Ảnh: Công Thử/TTXVN)

Nhiều dự án điện gió được đầu tư và phát triển mạnh tại Ninh Thuận. (Ảnh: Công Thử/TTXVN)

Sau khi đập tan “Tuyến phòng thủ từ xa” của Ngụy quyền Sài Gòn, lúc 9 giờ 30 ngày 16/4/1975, cờ Mặt trận Giải phóng đã tung bay trên đỉnh Tòa hành chính - cơ quan đầu não Ngụy quyền tại Ninh Thuận. Tỉnh Ninh Thuận hoàn toàn giải phóng.

Tuyến phòng thủ từ xa bảo vệ Sài Gòn bị đập tan đã tạo thế mở đường cho quân ta tiến vào giải phóng Sài Gòn, kết thúc thắng lợi Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Dấu ấn lịch sử "vành đai thép Phan Rang"

Sau thất bại liên tiếp trên chiến trường Tây Nguyên và các tỉnh dọc Duyên hải miền Trung, Ngụy quyền Sài Gòn hoang mang cực độ, ra lệnh rút quân lui về co cụm, lập Bộ Tư lệnh tiền phương, xây dựng “Tuyến phòng thủ từ xa” bảo vệ Sài Gòn, lấy Du Long - cách thị xã Phan Rang 30km về phía Bắc làm nơi chốt chặn chủ yếu, quyết tử thủ ở 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, nguyên Đại đội trưởng Đại đội đặc công 311 (Tỉnh đội Ninh Thuận) nhớ lại: Lúc đó, địch tăng cường tập trung lực lượng gồm Sư đoàn không quân số 6, thêm 2 trung đoàn và tiểu đoàn bộ binh, 1 liên đoàn biệt động quân, 2 chi đoàn xe tăng, 1 hạm đội ở ngoài khơi sẵn sàng chi viện.

Với “Tuyến phòng thủ từ xa,” chúng hòng củng cố lại tinh thần binh lính sau hàng loạt thất bại thảm hại trên các chiến trường, ngăn chặn thế tiến công thần tốc của quân ta; bảo vệ từ xa bộ máy đầu não Ngụy quyền tại Sài Gòn trước nguy cơ bị sụp đổ hoàn toàn.

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị, Khu ủy và Quân khu 6 chỉ đạo Tỉnh ủy Ninh Thuận “Thời cơ đã đến, Ninh Thuận phải phát huy mọi lực lượng ở đồng bằng và căn cứ, tiến ngay ra phía trước tấn công địch, hỗ trợ quần chúng nổi dậy phá ấp, phá kềm, giải phóng quê hương."

Tỉnh ủy Ninh Thuận chỉ đạo rút bộ đội địa phương của 2 huyện Bác Ái và Anh Dũng cùng một số đơn vị khác của tỉnh để bổ sung cho Tiểu đoàn 610, làm nhiệm vụ chốt giữ Đèo Cẩu, chặn đánh địch từ sân bay Thành Sơn bung ra phản kích, bảo vệ quận Krông-Pha và sẵn sàng phối hợp với bộ đội chủ lực vào giải phóng Phan Rang.

Chiều 7/4/1975, tại Tháp Chàm, trong lúc tinh thần địch hoang mang rối loạn, lực lượng của ta bung ra khống chế bọn ác ôn và dân vệ.

Đến 19 giờ cùng ngày, lực lượng vũ trang thị xã và du kích tấn công Trại Nguyễn Hoàng, Ga Tháp Chàm, Cầu Móng, ngã ba Tháp Chàm và quận lỵ Bửu Sơn. Địch ở sân bay Thành Sơn tung lực lượng ra phản kích quyết liệt.

Đại đội đặc công 311 được dân quân du kích và nhân dân xóm Dừa giúp đỡ đã anh dũng chiến đấu suốt 2 ngày đêm trong lòng địch, đánh lui 16 đợt phản kích của chúng.

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa cho biết để đập tan tuyến phòng thủ từ xa của địch, Thượng tướng Lê Trọng Tấn - Tư lệnh cánh quân Duyên hải quyết định sử dụng Sư đoàn 3 của Quân khu 5, Trung đoàn 25 Tây Nguyên và Quân khu 6; đồng thời tăng cường 2 đại đội đặc công và công binh cùng với các lực lượng của Ninh Thuận chuẩn bị tấn công “Tuyến phòng thủ từ xa."

Tỉnh ủy Ninh Thuận hạ quyết tâm cao nhất, lãnh đạo bộ đội địa phương, dân quân du kích, nhân dân trong tỉnh phối hợp với các lực lượng chủ lực của Trung ương và Quân khu chi viện, vùng lên tấn công và nổi dậy đánh đổ chế độ Mỹ-Ngụy, giải phóng tỉnh nhà.

Sáng 14/4/1975, tiếng pháo công kích của đại quân ta bắt đầu bắn vào điểm chốt của địch ở Bà Râu, Suối Đá, Kiền Kiền, Ba Tháp, Núi Đất và sân bay Thành Sơn. Đến 7 giờ ngày 14/4/1975, Sư đoàn 3 bộ binh ta tấn công chiếm quận lỵ Du Long và các vị trí Bà Râu, Suối Vang, Suối Đá, tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch tại đây; đồng thời bẻ gãy nhiều đợt phản công của chúng hòng giữ “Tuyến phòng thủ từ xa."

Sáng 16/4/1975, lệnh tấn công được phát ra, lực lượng của ta chia làm 3 mũi chính để tấn công; đồng thời phối hợp với quân chủ lực, lực lượng của Đại đội đặc công 311 ở núi Cà Đú xuất kích, đánh tạt vào sườn quân địch đang tháo chạy. Ở hướng Tây Bắc, 2 đại đội đặc công và công binh Quân khu 6 phối hợp với lực lượng địa phương chọc thẳng xuống Phước Thiện, Ninh Quý, vượt qua Cầu Sắt vào khu vực Bảo An-Tháp Chàm.

Đến 9 giờ 30 phút ngày 16/4/1975 tỉnh Ninh Thuận hoàn toàn được giải phóng. Tuyến phòng thủ từ xa bảo vệ Sài Gòn bị đập tan đã mở đường cho đại quân ta tiến vào giải phóng Sài Gòn, kết thúc thắng lợi Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Với chiến thắng ngày 30/4/1975, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã thực hiện được ước nguyện thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, Bắc-Nam sum họp một nhà.

Mở ra kỷ nguyên phát triển mới

Sau 45 năm giải phóng tỉnh Ninh Thuận (16/4/1975-16/4/2020), giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2020) và 28 năm tái lập tỉnh (1/4/1992-1/4/2020), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Ninh Thuận luôn tự hào và phấn khởi trước những thành tựu đã đạt được trong chặng đường qua; đồng thời nhận thức sâu sắc những thách thức, khó khăn đang phía trước, đòi hỏi phải có sự quyết tâm cao độ của cả hệ thống chính trị ở địa phương để chung tay xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang của dân tộc, với tinh thần đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân trong tỉnh và cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, giờ đây Ninh Thuận đã biến tiềm năng, lợi thế của vùng đất “nắng và gió” thành “mỏ vàng” để khai phá, phát triển.

Được động lực từ Nghị quyết 115/CP-TTg của Chính phủ về thực hiện một số cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ tỉnh Ninh Thuận phát triển kinh tế-xã hội, ổn định sản xuất, đời sống nhân dân giai đoạn 2018-2023, cùng với việc thực hiện đồng bộ 8 nhóm giải pháp chủ yếu và 169 nhiệm vụ cụ thể, bức tranh kinh tế của tỉnh Ninh Thuận trong năm 2019 có nhiều điểm sáng, đặc biệt là các nhóm ngành trụ cột như năng lượng tái tạo, du lịch, kinh tế biển, nông nghiệp công nghệ cao…

Ninh Thuận thu hút mạnh dự án năng lượng điện Mặt Trời. (Ảnh: Công Thử/TTXVN)

Theo Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Ninh Thuận Đạo Văn Rớt, đối với lĩnh vực năng lượng tái tạo, đến cuối năm 2019, Ninh Thuận có 20 dự án đầu tư, trong đó 17 dự án điện mặt trời và 3 dự án điện gió đã hoạt động với công suất 1.200 MW. Tỉnh phấn đấu đến cuối năm 2020 đạt mục tiêu 2.000 MW điện mặt trời và trên 60 MW điện gió được hòa lưới điện quốc gia.

Bên cạnh đó, để giải tỏa công suất các dự án năng lượng tái tạo, cuối tháng 4 lịch sử này, tỉnh sẽ khởi công Dự án Nhà máy điện mặt trời 450 MW tại xã Phước Minh kết hợp với đầu tư Trạm biến áp 500 kV Thuận Nam và hai đường dây 500 kV, 220 kV đấu nối vào hệ thống điện quốc gia. Qua đó, tỉnh phấn đấu hoàn thành Đề án xây dựng Ninh Thuận trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước.

Ông Lưu Xuân Vĩnh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận chia sẻ nhờ quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành và sự quyết tâm của nhà đầu tư nên một số nhóm, ngành trụ cột của tỉnh đã bắt đầu cất cánh. Những mảnh đất khô cằn, sỏi đá ngày nào giờ đã được lắp những tấm pin năng lượng mặt trời, những trụ điện gió khổng lồ quay liên tục ngày đêm mang lại nguồn điện thắp sáng cho quê hương, đất nước.

Bên cạnh đó, những vùng đất cát ven biển cũng đang từng ngày “thay da đổi thịt." Nhiều resort cao cấp, những dự án du lịch trọng điểm như: Dự án Sunbay Park hotel, Mũi Dinh Ecopark, Salling Bay… cùng với các khu đô thị mới mọc lên san sát, đầy sức sống.

Đồng thời, những vùng nông thôn cũng đang từng ngày chuyển mình. Những chiến khu năm xưa giờ đã trở thành nhiều điểm đến lý tưởng của du lịch, góp phần đẩy mạnh, phát triển ngành công nghiệp không khói của tỉnh.

Theo Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận, những năm qua, dù bối cảnh phát triển còn nhiều khó khăn, thách thức đan xen nhưng bộ mặt kinh tế-xã hội của tỉnh Ninh Thuận vẫn phát triển ổn định và bền vững. Trong hai năm 2018 và 2019, Ninh Thuận đều đạt 15/15 chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng Nhân dân tỉnh giao…

Ninh Thuận phát triển mạnh công nghiệp chế biến xuất khẩu nông sản. (Ảnh: Công Thử/TTXVN)

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 13,18%, là mức tăng trưởng cao nhất so với các tỉnh, thành khu vực Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh ước đạt 4.050 tỷ đồng, tăng 36,5% so với cùng kỳ. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 22.500 tỷ đồng. Tỷ lệ hộ nghèo trong tỉnh giảm còn 6,74%.

Các chính sách an sinh xã hội tiếp tục được tỉnh quan tâm, triển khai đầy đủ và kịp thời. Công tác xây dựng chính quyền, cải cách hành chính, tư pháp, thanh tra, phòng chống tham nhũng được quan tâm thực hiện. Công tác quân sự, quốc phòng được bảo đảm; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Bước sang năm 2020, hạn mặn, dịch COVID-19 xảy ra, tác động đến mọi mặt kinh tế-xã hội của tỉnh nhưng cấp ủy, chính quyền và nhân dân Ninh Thuận luôn nỗ lực để vượt qua. Thành quả những tháng đầu năm cho thấy rõ kinh tế-xã hội của tỉnh cơ bản ổn định; các chính sách an sinh xã hội tiếp tục được quan tâm và triển khai đầy đủ, kịp thời; việc phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi thực hiện sâu sát. Công tác phòng chống dịch COVID-19 được triển khai quyết liệt, đồng bộ. Vệ sinh an toàn thực phẩm được tăng cường.

Bên cạnh đó, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Các đảng bộ, hệ thống chính trị ngày càng được xây dựng trong sạch, vững mạnh, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Nhân 45 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ninh Thuận - vùng đất kiên trung có truyền thống cách mạng, có nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc - luôn tự hào và phấn khởi trước những thành tựu đã đạt được.

Toàn tỉnh tiếp tục nêu cao tinh thần đoàn kết, nỗ lực vượt khó, thúc đẩy phát triển toàn diện kinh tế-xã hội, giữ vững quốc phòng-an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Đồng thời, tỉnh nỗ lực hướng tới tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; góp phần cùng cả nước thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa và hội nhập quốc tế./.

Ninh Thuận tiếp tục phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên để phát triển chăn nuôi cừu, tập trung chủ yếu ở các huyện Ninh Sơn, Ninh Phước, Thuận Nam. (Ảnh: Nguyễn Thủy/TTXVN)

12 năm gắn bó với nghề, cô giáo Chamaleá Thị Khuyên (32 tuổi), trường Tiểu học Phước Thành A, xã Phước Thành, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận, luôn được học sinh tin yêu, đồng nghiệp quý mến. (Ảnh: Nguyễn Thành/TTXVN)

Lễ cắt băng khánh thành tượng đài chiến thắng 16/4 tại thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. (Ảnh: Công Thử/TTXVN)

Đồng bào dân tộc Chăm dự Lễ hội Katê theo nghi lễ truyền thống tại đền Pô Inưgar, tháp Pô Klông Girai và tháp Pô Rômê. (Ảnh: Đức Ánh/TTXVN)

Trình diễn lễ hội văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Ninh Thuận. (Ảnh: Thanh Hà/TTXVN)

Công ty trách nhiệm hữu hạn may Tiến Thuận (thành phố Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận) chuyên gia công hàng quần, áo các loại xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Mỹ, châu Âu. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Hòn Đỏ thuộc địa phận xã biển Thanh Hải, huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) là một quần thể san hô cổ hóa thạch do sóng biển bào mòn theo thời gian tạo thành. Đến Hòn Đỏ, du khách có dịp hòa mình vào khung cảnh thiên nhiên hoang sơ tuyệt đẹp; tham gia nhiều hoạt động hấp dẫn như chụp ảnh nghệ thuật, tắm biển, lặn ngắm san hô, cắm trại giữa rừng dương tận hưởng gió biển mát rượi, trong lành. (Ảnh: Nguyễn Thành/TTXVN)

Hợp long công trình đập hạ lưu sông Dinh, nối hai bờ sông thuộc địa bàn thành phố Phan Rang-Tháp Chàm và huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. (Ảnh: Công Thử/TTXVN)

Diêm dân huyện Ninh Hải thu hoạch muối. (Ảnh: Công Thử/TTXVN)

Sau 25 năm tái lập (1992-2017), từ một tỉnh nghèo, Ninh Thuận đã tích cực thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng công nghiệp-dịch vụ-nông nghiệp, với tốc độ tăng trưởng giai đoạn sau luôn cao hơn giai đoạn trước. Trong ảnh: Chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Thông Thuận, Khu công nghiệp Thành Hải (Ninh Thuận). (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)

Những người phụ nữ Chăm dù tuổi đã cao nhưng vẫn miệt mài bên khung dệt để cho ra những sản phẩm thổ cẩm với màu sắc và hoa văn độc đáo làm nên danh tiếng của dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp (Ninh Thuận). (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)

Biểu diễn diều nghệ thuật tại bãi biển Bình Sơn, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm (Ninh Thuận), trong tuần Lễ hội Nho và Vang Ninh Thuận năm 2019. (Ảnh: Nguyễn Thành/TTXVN)

Nhà máy điện gió Mũi Dinh (Ninh Thuận) đã chính thức hòa lưới điện quốc gia. (Ảnh: Công Thử/TTXVN)

Bác sỹ khám bệnh, tư vấn sức khỏe cho người dân xã Phước Nam, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận. (Ảnh: Nguyễn Thành/TTXVN)

Mô hình nuôi bò vỗ béo là một trong hướng phát triển kinh tế mới đang được nhiều hộ chăn nuôi ở huyện miền núi Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận áp dụng. (Ảnh: Nguyễn Thành/TTXVN)

Cảnh đồng quê thanh bình tại vườn quốc gia Núi Chúa, điểm thu hút khách du lịch, các nhà khoa học tới tham quan, nghiên cứu, đặc biệt là những người yêu thiên nhiên muốn khám phá những bí ẩn của hệ sinh thái khô hạn đặc trưng nhất ở Việt Nam. (Ảnh: Nguyễn Thành/TTXVN)

Tàu thuyền cập cảng Cà Ná, huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) để chuyển cá lên bờ. (Ảnh: Công Thử/TTXVN)

Phong cảnh vịnh Vĩnh Hy, tỉnh Ninh Thuận. (Ảnh: Thanh Hà/TTXVN)

Sản phẩm nho thương hiệu Nho Ba Mọi của Doanh nghiệp tư nhân Sản xuất-Thương mại-Dịch vụ Ba Mọi nổi tiếng khắp cả nước. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)

Tháp Pô klong Girai (thành phố Phan Rang-Tháp Chàm), nơi đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn tỉnh Ninh Thuận thường niên tổ chức lễ hội Katê truyền thống. (Ảnh: Công Thử/TTXVN)

Đồi cát Nam Cương (huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận). (Ảnh: Thanh Hà/TTXVN)

Đội tàu cá tỉnh Ninh Thuận vươn khơi khai thác hải sản. (Ảnh: Nguyễn Thành/TTXVN)

Công Thử (TTXVN/Vietnam+)

Ninh Thuận tiếp tục phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên để phát triển chăn nuôi cừu, tập trung chủ yếu ở các huyện Ninh Sơn, Ninh Phước, Thuận Nam. (Ảnh: Nguyễn Thủy/TTXVN)

12 năm gắn bó với nghề, cô giáo Chamaleá Thị Khuyên (32 tuổi), trường Tiểu học Phước Thành A, xã Phước Thành, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận, luôn được học sinh tin yêu, đồng nghiệp quý mến. (Ảnh: Nguyễn Thành/TTXVN)

Lễ cắt băng khánh thành tượng đài chiến thắng 16/4 tại thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. (Ảnh: Công Thử/TTXVN)

Đồng bào dân tộc Chăm dự Lễ hội Katê theo nghi lễ truyền thống tại đền Pô Inưgar, tháp Pô Klông Girai và tháp Pô Rômê. (Ảnh: Đức Ánh/TTXVN)

Trình diễn lễ hội văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Ninh Thuận. (Ảnh: Thanh Hà/TTXVN)

Công ty trách nhiệm hữu hạn may Tiến Thuận (thành phố Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận) chuyên gia công hàng quần, áo các loại xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Mỹ, châu Âu. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Hòn Đỏ thuộc địa phận xã biển Thanh Hải, huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) là một quần thể san hô cổ hóa thạch do sóng biển bào mòn theo thời gian tạo thành. Đến Hòn Đỏ, du khách có dịp hòa mình vào khung cảnh thiên nhiên hoang sơ tuyệt đẹp; tham gia nhiều hoạt động hấp dẫn như chụp ảnh nghệ thuật, tắm biển, lặn ngắm san hô, cắm trại giữa rừng dương tận hưởng gió biển mát rượi, trong lành. (Ảnh: Nguyễn Thành/TTXVN)

Hợp long công trình đập hạ lưu sông Dinh, nối hai bờ sông thuộc địa bàn thành phố Phan Rang-Tháp Chàm và huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. (Ảnh: Công Thử/TTXVN)

Diêm dân huyện Ninh Hải thu hoạch muối. (Ảnh: Công Thử/TTXVN)

Sau 25 năm tái lập (1992-2017), từ một tỉnh nghèo, Ninh Thuận đã tích cực thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng công nghiệp-dịch vụ-nông nghiệp, với tốc độ tăng trưởng giai đoạn sau luôn cao hơn giai đoạn trước. Trong ảnh: Chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Thông Thuận, Khu công nghiệp Thành Hải (Ninh Thuận). (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)

Những người phụ nữ Chăm dù tuổi đã cao nhưng vẫn miệt mài bên khung dệt để cho ra những sản phẩm thổ cẩm với màu sắc và hoa văn độc đáo làm nên danh tiếng của dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp (Ninh Thuận). (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)

Biểu diễn diều nghệ thuật tại bãi biển Bình Sơn, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm (Ninh Thuận), trong tuần Lễ hội Nho và Vang Ninh Thuận năm 2019. (Ảnh: Nguyễn Thành/TTXVN)

Nhà máy điện gió Mũi Dinh (Ninh Thuận) đã chính thức hòa lưới điện quốc gia. (Ảnh: Công Thử/TTXVN)

Bác sỹ khám bệnh, tư vấn sức khỏe cho người dân xã Phước Nam, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận. (Ảnh: Nguyễn Thành/TTXVN)

Mô hình nuôi bò vỗ béo là một trong hướng phát triển kinh tế mới đang được nhiều hộ chăn nuôi ở huyện miền núi Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận áp dụng. (Ảnh: Nguyễn Thành/TTXVN)

Cảnh đồng quê thanh bình tại vườn quốc gia Núi Chúa, điểm thu hút khách du lịch, các nhà khoa học tới tham quan, nghiên cứu, đặc biệt là những người yêu thiên nhiên muốn khám phá những bí ẩn của hệ sinh thái khô hạn đặc trưng nhất ở Việt Nam. (Ảnh: Nguyễn Thành/TTXVN)

Tàu thuyền cập cảng Cà Ná, huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) để chuyển cá lên bờ. (Ảnh: Công Thử/TTXVN)

Phong cảnh vịnh Vĩnh Hy, tỉnh Ninh Thuận. (Ảnh: Thanh Hà/TTXVN)

Sản phẩm nho thương hiệu Nho Ba Mọi của Doanh nghiệp tư nhân Sản xuất-Thương mại-Dịch vụ Ba Mọi nổi tiếng khắp cả nước. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)

Tháp Pô klong Girai (thành phố Phan Rang-Tháp Chàm), nơi đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn tỉnh Ninh Thuận thường niên tổ chức lễ hội Katê truyền thống. (Ảnh: Công Thử/TTXVN)

Đồi cát Nam Cương (huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận). (Ảnh: Thanh Hà/TTXVN)

Đội tàu cá tỉnh Ninh Thuận vươn khơi khai thác hải sản. (Ảnh: Nguyễn Thành/TTXVN)

Nguồn VietnamPlus: http://www.vietnamplus.vn/vung-dat-thep-ninh-thuan-doi-moi-phat-trien-toan-dien-va-ben-vung/634567.vnp