Vườn quốc gia Cát Bà nằm ở đâu, có gì đặc biệt?

Vườn quốc gia Cát Bà được thành lập ngày 31/3/1986, được coi là báu vật xanh ở khu vực phía Bắc.

1. Vườn quốc gia Cát Bà trực thuộc thành phố nào?

A. Quảng Ninh

B. Hải Phòng

Đáp án B. Vườn quốc gia Cát Bà là khu rừng đặc dụng của Việt Nam, khu dự trữ sinh quyển thế giới. Vườn quốc gia Cát Bà trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng quản lý, có trụ sơ chính đóng trên địa bàn huyện Cát Hải, Hải Phòng.

C. Thái Bình

2. Vườn quốc gia Cát Bà có tổng diện tích bao nhiêu ha?

A. 15.000 ha

B. 15.100 ha

C. 15.200 ha

Đáp án C. Vườn quốc gia Cát Bà có tổng diện tích 15.200ha, trong đó 9.800ha đất và rừng, 5.400ha là mặt nước biển. Với một quần thể đảo, núi đá vôi gồm 366 hòn đảo lớn nhỏ. Độ cao trung bình từ 100-150m so với mặt nước biển, chỗ cao nhất 322m là đỉnh Cao Vọng, nơi thấp nhất là 9m thuộc thung lũng Trung Trang. Vườn quốc gia Cát Bà nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu đại dương, mưa nhiều, nóng ẩm, được phân định rõ rệt 2 mùa (mùa mưa và mùa khô). Lượng mưa bình quân 1500-2000mm/năm, độ ẩm 86%, nhiệt độ trung bình năm là 23,60C. Vườn quốc gia Cát Bà có địa hình đặc trưng các quần đảo, núi đá vôi với địa hình phức tạp, vách núi dốc dựng đứng, lởm chởm đá tai mèo hiểm trở, nơi đây kiến tạo hình thành một số hang động đá vôi giống như một Hạ Long thu nhỏ.

3. Vườn quốc gia Cát Bà đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới vào năm nào?

A. 2003

B. 2004

Đáp án B. Theo kết quả thống kê Vườn quốc gia Cát Bà có 1.561 loài thực vật bậc cao, thuộc 842 chi của 186 họ với 5 ngành thực vật khác nhau. Trong đó có 58 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam và 29 loài đang bị đe dọa nguy cấp trên thế giới. Động vật có 53 loài thú thuộc 18 họ, 8 bộ, 160 loài chim thuộc 46 họ, 16 bộ, 45 loài bò sát thuộc 15 họ, 2 bộ và 21 loài lưỡng cư thuộc 5 họ, 1 bộ. Vùng biển Vườn quốc gia Cát Bà có đến 900 loài cá. Hệ động vật biển có 7 loài rắn biển, 4 loài rùa, 1 loài thú, 97 loài động vật phù du, 274 loài côn trùng thuộc 79 họ và 14 bộ, 178 loài san hô. Trong tổng số 279 loài động vật có xương sống trên cạn thì có đến 22 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam và 7 loài thuộc danh mục sách đỏ thế giới. Trong số 53 loài thú ở đây, nhiều loài được ghi trong sách đỏ thế giới như voọc Cát Bà, tê tê, khi vàng, sơn dương và các loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam như beo lửa, sóc đen, mèo rừng, cầy hương, dơi thùy không đuôi, dơi mũi cánh lông...Vườn quốc gia Cát Bà đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới năm 2004 với quần thể sinh vật phong phú và độc đáo, rất thích hợp cho du khách tới tham quan, thư giãn và khám phá.

C. 2005

4. Thời gian nào lý tưởng nhất để tới thăm Vườn quốc gia Cát Bà?

A. Tháng 4-10

Đáp án A. Thời gian lý tưởng nhất để tới thăm Vườn quốc gia Cát Bà là từ tháng 4 đến tháng 10. Bởi thời điểm này thời tiết ở Cát Bà rất đẹp và dễ chịu.

B. Tháng 11-12

C. Tháng 12-4

5. Hải Phòng còn được mệnh danh là thành phố hoa gì?

A. Hoa Lan

B. Hoa bằng lăng

C. Hoa phượng đỏ

Đáp án C. Hải Phòng là thành phố ven biển, nằm phía Đông miền duyên hải Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 102 km. Phía bắc và đông bắc giáp Quảng Ninh, phía tây bắc giáp Hải Dương, phía tây nam giáp Thái Bình và phía đông là bờ biển chạy dài 125 km. Là một trong 5 thành phố trực thuộc trung ương, đô thị loại một - Hải Phòng hội tụ đầy đủ lợi thế về đường biển, đường sắt, đường bộ và đường hàng không. Đây là nơi giao lưu thuận lợi với các tỉnh trong cả nước và nhiều quốc gia. Theo cổng thông tin điện tử Hải Phòng, diện tích tự nhiên toàn thành phố là 1.519 km2, bao gồm cả huyện đảo (Cát Hải và Bạch Long Vĩ).Hải Phòng có 15 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: 7 quận (Hồng Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền, Kiến An, Hải An, Đồ Sơn, Dương Kinh), 8 huyện (An Dương, An Lão, Bạch Long Vĩ, Cát Hải, Kiến Thụy, Tiên Lãng, Thủy Nguyên, Vĩnh Bảo). Tính đến tháng 12/2011, dân số Hải Phòng là 1.907.700.Ở Hải Phòng, loài hoa phượng đỏ được trồng rộng rãi. Vào những ngày hè tháng 5-6, khắp con đường, ngõ phố của đô thị này đều ngập trong sắc hoa. Hải Phòng vì thế được biết đến với mỹ danh thành phố hoa phượng đỏ.

6. Hải Phòng có địa hình như thế nào?

A. Chỉ có đồng bằng

B. Có cả đồng bằng, đồi núi

Đáp án B. Đồi núi chiếm 15% diện tích Hải Phòng, phân bố chủ yếu ở phía bắc và có liên hệ với hệ núi Quảng Ninh, di tích của nền móng uốn nếp cổ bên dưới. Nơi đây từng xảy ra quá trình sụt võng với cường độ nhỏ, gồm các loại cát kết, đá phiến sét và đá vôi có tuổi khác nhau được phân bố thành từng dải liên tục theo hướng Tây Bắc - Đông Nam từ đất liền ra biển gồm hai dãy chính. Phía nam Hải Phòng có địa hình thấp và khá bằng phẳng, đặc trưng vùng đồng bằng thuần túy nghiêng ra biển. Bờ biển Hải Phòng dài trên 125 km2, thấp và khá bằng phẳng, chủ yếu là cát bùn do 5 cửa sông chính đổ ra. Điều này làm cho biển Đồ Sơn thường xuyên bị vẩn đục nhưng sau khi cải tạo nước biển đã có phần sạch hơn, cát mịn vàng, phong cảnh đẹp. Đây là một trong những điểm du lịch nổi tiếng của thành phố cảng.Ngoài ra, Hải Phòng còn có đảo Cát Bà là khu dự trữ sinh quyển thế giới có những bãi tắm đẹp, cát trắng, nước trong xanh cùng các vịnh Lan Hạ... đẹp và kỳ thú. Cát Bà cũng là đảo lớn nhất thuộc khu vực vịnh Hạ Long. Hải Phòng có vị thế chiến lược trong toàn bộ tiến trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Nơi đây có trụ sở của Bộ Tư lệnh quân khu 3 và Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam.

C. Có cả đồng bằng, cao nguyên

7. Cảng biển Hải Phòng lớn thứ mấy ở miền Bắc Việt Nam?

A. Thứ Nhất

Đáp án A. Hải Phòng từ lâu đã nổi tiếng là cảng biển lớn nhất ở miền Bắc. Đây là cửa chính ra biển của thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Bắc; là đầu mối giao thông quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trên hai hành lang - một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc.Trong chiến l¬ược phát triển kinh tế - xã hội vùng châu thổ sông Hồng, Hải Phòng đ¬ược xác định là một cực tăng trưởng của vùng kinh tế động lực phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh); là trung tâm kinh tế - khoa học - kỹ thuật tổng hợp của vùng duyên hải Bắc Bộ và là một trong những trung tâm phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước (Quyết định 1448 năm 2009 của Thủ tướng).Tài nguyên biển của Hải Phòng phong phú, quý hiếm với gần 1.000 loài tôm, cá và hàng chục loài rong biển có giá trị kinh tế cao như tôm rồng, tôm he, cua bể, đồi mồi, sò huyết, cá heo, ngọc trai, tu hài, bào ngư. Biển Hải Phòng có nhiều bãi cá, lớn nhất là bãi cá quanh đảo Bạch Long Vỹ với độ rộng trên 10.000 hải lý vuông, trữ lượng cao và ổn định.Tại các vùng triều ven bờ, ven đảo và vùng bãi triều ở vùng cửa sông rộng tới trên 12.000 ha vừa có khả năng khai thác, vừa có khả năng nuôi trồng thủy sản nước mặn và nước lợ có giá trị kinh tế cao.

B. Thứ nhì

C. Thứ ba

8. Con sông nào dưới đây không chảy qua địa phận của Hải Phòng?

A. Sông Lạch Tray

B. Sông Thái Bình

C. Sông Lô

Đáp án C. Sông Lô là phụ lưu của sông Hồng, bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), chảy vào Việt Nam tại xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Điểm cuối của sông là ngã ba Việt Trì (Phú Thọ), nơi sông Lô hợp lưu với sông Hồng. Sông ngòi ở Hải Phòng khá nhiều, mật độ trung bình từ 0,6-0,8 km/km2, chảy chủ yếu theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Đây là nơi tất cả hạ lưu của sông Thái Bình đổ ra biển, tạo ra vùng hạ lưu màu mỡ, dồi dào nước ngọt phục vụ đời sống con người.Hải Phòng có 16 sông chính tỏa rộng khắp thành phố với tổng độ dài trên 300 km. Các con sông chính ở Hải Phòng gồm: sông Đá Bạc - Bạch Đằng, sông Cấm, sông Lạch Tray, sông Văn Úc, sông Thái Bình, sông Bạch Đằng.Dòng Bạch Đằng nối ranh giới giữa Hải Phòng và Quảng Ninh, đã ghi dấu bao chiến công lừng lẫy chống giặc ngoại xâm của Ngô Quyền đánh quân Nam Hán năm 938, Lê Hoàn đánh quân Tống năm 981, Trần Hưng Đạo đánh Nguyên Mông năm 1288.

9. Hải Phòng là quê hương của vương triều phong kiến nào?

A. Nhà Trần

B. Nhà Lê

C. Nhà Mạc

Vương triều nhà Mạc bắt đầu khi Mạc Đăng Dung dẹp được các bè phái trong cung đình và ép vua Lê Cung Hoàng nhà Hậu Lê nhường ngôi vào tháng 6/1527. Vị Thái tổ sáng lập ra nhà Mạc được sinh thành ở đất Cổ Trai, huyện Nghi Dương, nay là huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng. Năm 1529, Mạc Thái Tổ (Mạc Đăng Dung) nhường ngôi cho con trai cả là Mạc Đăng Doanh để về quê hương làm thái thượng hoàng. Ông cho xây dựng tại đây một kinh đô thứ hai là Dương Kinh, tồn tại song song với kinh thành Thăng Long.Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Việt thông sử, Dương Kinh bao gồm quần thể kiến trúc cung điện, lầu các với quy mô trải rộng. Nơi đây có đồn binh, kho lương và một trường Quốc học song song với Quốc Tử Giám tại Thăng Long.Khác với các cung điện ở Đình Bảng (Bắc Ninh) dưới thời Lý, Thiên Trường (Nam Định) dưới thời Trần, hay Lam Kinh (Thanh Hóa) thời Lê sơ vốn chủ yếu là nơi nghỉ ngơi, thờ tự của các vua chúa, hoàng tộc, Dương Kinh thời Mạc còn có vai trò như một trung tâm kinh tế, giao thương quan trọng nằm sát biển. Nhà Mạc cho xây dựng tại đây những thương cảng như phố Lỗ Minh Thị, An Quý, Do Nha... Các nhà sử học ngày nay có chung nhận định, Dương Kinh thời Mạc không chỉ là kinh đô hướng biển mà còn là đô thị ven biển đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.Tồn tại 66 năm, thời vua Mạc Mậu Hợp do bị quân đội Lê - Trịnh đánh bại vào cuối năm 1592, nhà Mạc suy tàn.Ngoài nhà Mạc, Hải Phòng còn là quê hương của nhiều danh nhân nổi tiếng như: nhạc sĩ Văn Cao; nhà văn Hoàng Ngọc Phách - tác giả tiểu thuyết Tố Tâm, được đánh giá là một trong những tiểu thuyết hiện đại đầu tiên của Việt Nam; nữ anh hùng liệt sĩ Hoàng Ngân.

Số câu trả lời đúng

Châu Anh (t/h)

Nguồn Tiền Phong: https://www.tienphong.vn/giao-duc/vuon-quoc-gia-cat-ba-nam-o-dau-co-gi-dac-biet-1419231.tpo