WebGIS - Hệ thống quản lý thông tin hiệu quả bệnh truyền nhiễm trên địa bàn thành phố

Năm 2016, Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM đã phối hợp với Trung tâm Ứng dụng Hệ thống Thông tin Địa lý TP.HCM (Trung tâm GIS) xây dựng và triển khai hệ thống phần mềm giám sát bệnh truyền nhiễm mang tên

Trước đây khi Hệ thống chưa được đưa vào sử dụng, công tác phòng chống dịch bệnh nói chung và sốt xuất huyết nói riêng gặp nhiều khó khăn. Trước tiên phải kể đến quy trình gửi và phản hồi ca bệnh, nhân viên y tế tại cơ sở y tế các cấp sẽ tốn nhiều thời gian để chuyển giao hồ sơ thủ công trên giấy hoặc qua email, nhưng tình trạng chênh lệch số liệu vẫn diễn ra thường xuyên.

Bên cạnh đó, việc định vị ca bệnh và ổ dịch chỉ mang tính chất tương đối và ít chính xác vì các nhân viên y tế dùng phương pháp thủ công đánh dấu trên bản đồ giấy, gặp khó khăn khi xác định ổ dịch, dẫn đến tình trạng bỏ sót tổ trong xử lý ổ dịch.

Với Hệ thống mới, điều thực sự hữu ích chính là tính năng định vị trên bản đồ trực tuyến. Hệ thống tích hợp bản đồ ranh giới hành chính đến tận các tổ - khu phố, công cụ xác định vị trí (hỗ trợ trên thiết bị di động, hoạt động online/offline) giúp cho việc xác định vị trí ca bệnh cũng như các yếu tố ảnh hưởng trong vùng dịch được tiến hành một cách chính xác và kịp thời.

Tất cả các cấp y tế đều sử dụng chung phần mềm thống kê dữ liệu trên Hệ thống, nên ứng dụng này sẽ giảm thiểu được sự chênh lệch số liệu giữa các bên.

Việc chuyển ca bệnh về địa chỉ thật của bệnh nhân cũng được thực hiện nhanh chóng, nhờ vào luồng thông tin liên tục trên Hệ thống, bởi lẽ khi các bệnh viện có thông tin của ca bệnh và nhập lên hệ thống, ngay lập tức các tuyến y tế khác cũng đồng thời nhận được thông tin ca bệnh đó.

Ngoài ra, việc thực hiện các thông kê, báo cáo trên Hệ thống còn giúp tiết kiệm được thời gian, chi phí in ấn và giảm thiểu sai sót.

Thêm vào đó, Hệ thống giúp người dùng tìm kiếm, định vị được các ca bệnh trên bản đồ số với độ chính xác cao. Kết quả là các nhân viên y tế có thể dễ dàng thực hiện các phép phân tích tương quan không gian giữa các ca bệnh và tiến hành công tác phân tích dịch tễ.

Hiện tại, việc xác định tương quan giữa các ca bệnh trong việc hình thành ổ dịch được xác định một cách tự động. Ngoài ra, công cụ còn xây dựng được mô hình lây lan của các ổ dịch, giúp đánh giá tình hình của từng ổ dịch theo đặc điểm của từng phường, xã, quận, huyện.

Hơn thế nữa, dựa trên bản đồ dịch tễ chung của cả thành phố, Hệ thống có thể tự động thành lập các ổ dịch và xác định tổ, khu phố nằm trong phạm vi ổ dịch nhờ vậy các nhân viên chống dịch có thể dễ dàng xác định các điểm nóng của vùng dịch để có biện pháp ưu tiên xử lý.

Cho đến nay, đã có 319 phường xã áp dụng Hệ thống trong công tác ứng phó và ngăn ngừa dịch bệnh. Hệ thống đã kết nối 79 bệnh viện với 349 tài khoản người dùng và lưu trữ hơn 43.000 ca bệnh. Đồng thời, đã có hơn 40 lớp tập huấn được về Hệ thống được tổ chức với sự tham gia của khoảng 900 cán bộ chống dịch của thành phố, quận, huyện, phường, xã.

Từ hiệu quả tích cực của Hệ thống trong quản lý bệnh sốt xuất huyết, trong thời gian tới, Hệ thống sẽ tiếp tục phát triển thêm các lớp dữ liệu mới như điểm nguy cơ gây phát sinh sốt xuất huyết, xây dựng bản đồ phun hóa chất diệt muỗi, xây dựng ứng dụng trên thiết bị di động, mở rộng triển khai cho các loại dịch bệnh khác như tay chân miệng, Zika và hoàn thiện hệ thống giám sát nước.

Giải thưởng

I-Star

được xem là một trong những hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng kết quả nghiên cứu phát triển vào sản xuất, kinh doanh, góp phần tạo ra những đột phá mới cho sự tăng trưởng bền vững của TP.HCM và cả nước.

Thông qua giải thưởng , Sở KHCN TP.HCM muốn xây dựng văn hóa về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trong mọi lĩnh vực, đồng thời lan tỏa tinh thần đổi mới sáng tạo trong cộng đồng.

Đối tượng và tiêu chí của giải thưởng:

• Đối tượng 1: Doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã thực hiện ý tưởng kinh doanh trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới, có thành tích nổi bật, đem lại lợi ích kinh tế, xã hội cho Thành phố.

• Đối tượng 2: Tổ chức, cá nhân có giải pháp đổi mới sáng tạo, giải quyết những vấn đề của cộng đồng và mang lại hiệu quả thiết thực cho Thành phố.

• Đối tượng 3: Các tác phẩm truyền thông có nhiều tác động đến hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, có sức lan tỏa mạnh trong cộng đồng.

• Đối tượng 4: Các tổ chức ươm tạo, tổ chức hỗ trợ hoạt động đổi mới sáng tạo, nhà đầu tư thiên thần, các chuyên gia tư vấn,... có đóng góp tích cực cho hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp.

Nguồn PC World: http://www.pcworld.com.vn/articles/kinh-doanh/nha-nuoc/2018/08/1257294/webgis-he-thong-quan-ly-thong-tin-hieu-qua-benh-truyen-nhiem-tren-dia-ban-thanh-pho/