Xanh hóa sa mạc bằng nguồn nước từ Kỷ băng hà

Những đụn cát khô cằn trở thành những đồi cỏ nhiều màu lấp lánh - công cuộc xanh hóa sa mạc đã được các nhà khoa học 'biến hóa' nhờ vào công nghệ khai thác nước ngầm hóa thạch hàng triệu năm.

Ở nơi khô hạn nhất thế giới tại Saudi Arabia, nơi tưởng như sự sống đã chết từ nhiều năm nay, nhà địa chất học Randolf Rausch (làm cho tổ chức GTZ có trụ sở ở Đức) và các đồng nghiệp của ông đã biến các đụn cát khô cằn thành những đụn cỏ nhiều màu lấp lánh.

Ở nơi khô hạn nhất thế giới tại Saudi Arabia, nơi tưởng như sự sống đã chết từ nhiều năm nay, nhà địa chất học Randolf Rausch và các đồng nghiệp của ông đã biến các đụn cát khô cằn thành những đụn cỏ nhiều màu lấp lánh.

Hình ảnh này vốn là giấc mơ tuyệt vời của các nhà địa chất. Sở dĩ nói vậy vì theo các nhà khoa học, khoảng 30 năm nữa, nguồn nước tại thủ đô Riyadh với dân số 4,5 triệu người có khả năng cạn kiệt. Các thánh địa nổi tiếng như Mecca và Medina cũng không khả quan hơn.

Quốc gia giàu có bậc nhất, nhưng lại sở hữu tới 40% vùng đất chết của thế giới đang nỗ lực tìm nước. Các phòng thí nghiệm chống hạn ở đây mọc như nấm sau mưa. Vợ con các nhà khoa học cũng đã được mời tới đây sinh sống để tiện cho công việc.

Sau 6 năm nỗ lực, công nghệ hiện đại này sẽ được nhân rộng sang nhiều nơi khác. Các nhà khoa học đã đào sâu 2.000m bằng các biện pháp kỹ thuật hiện đại nhất để tìm được mạch nước ngầm nằm sâu trong lớp đá ngầm ở Arab. Dự án này cũng được Trung tâm Nghiên cứu môi trường thực hiện trên phạm vi rộng.

Rausch và các đồng nghiệp đã tìm kiếm nguồn nước, trữ lượng nguồn nước ngầm từ Kỷ băng hà tới nay.

Rausch và các đồng nghiệp đã tìm kiếm nguồn nước, trữ lượng nguồn nước ngầm từ Kỷ băng hà tới nay. Đồng nghiệp của Rausch là Christoph Schuth và Andreas Kallioras đã đo được độ ẩm trong đất, tuổi của nguồn nước ngầm gần sân bay bị bỏ hoang Darmstadt.

Họ đã cùng nỗ lực biến kế hoạch tưởng như vô vọng thành hiện thực, xanh hóa được vùng đất cằn khô. Sau Kỷ băng hà, khí hậu vùng bán đảo Arab thay đổi, tình trạng hoang mạc kéo dài tới ngày nay. Nước đã thấm sâu trong đất, thậm chí đọng lại ở các địa tầng trũng trong các lớp đá trầm tích.

Cách thủ đô Riyadh khoảng 100km, các nhà khoa học đã làm việc liên tục trong nhiều ngày và một ngày thời tiết lên tới 50 độ C, họ đã bất ngờ phát hiện nước trào lên phía trên cát - nước sạch, ấm và tồn tại ở nơi không có sự sống. Nguồn nước 25.000 năm tuổi này đủ để có thể xanh hóa sa mạc trong tương lai.

Nguồn nước 25.000 năm tuổi này đủ để có thể xanh hóa sa mạc trong tương lai.

Trong khoảng 19 tỉ m3 nước tiêu thụ mỗi năm ở Arab Saudi, có tới 85% sử dụng trong nông nghiệp. Các nhà lãnh đạo ở quốc gia này biết rằng, không có nước thì không thể phát triển nông nghiệp. Cách đây 2 năm, các nông trang lúa mì và chương trình sản xuất lúa mì đã không còn nhận được sự trợ giúp từ Chính phủ về nước để chăm sóc cây trồng.

Thay vào đó, nước này đã khuyến khích nhập khẩu hoặc thuê đất sản xuất lương thực ở nước ngoài rồi chuyển về. Nông nghiệp trong nước chuyển hướng sang trồng cây cọ, rau trong nhà kính - đây là những loại cây, rau không cần quá nhiều nước, có thể sử dụng nước lọc từ nước biển.

Giảm thiểu lượng nước tưới trong nông nghiệp nhằm bảo vệ nguồn nước sạch ngày càng khan hiếm. Nhờ nguồn nước mới, sự sống trên hoang mạc tại nhiều nơi trên thế giới đã hồi sinh.

Tuy nhiên, các quốc gia “hiếm nước” vẫn khuyến khích các nhà khoa học nghiên cứu thêm các phương án để cây trồng vẫn có thể phát triển tốt, không cần đến nhiều nước tưới.

Dự đoán đến năm 2025, khoảng 65% dân số thế giới phải sống trong tình trạng khan hiếm nước. Hiện nay, trên 2/3 lượng nước được dùng cho nông nghiệp và nước sạch chỉ chiếm 3% nguồn nước của hành tinh. Ước tính, dân số sẽ đạt gần 10 tỉ người vào năm 2050, đa số sống ở khu vực đô thị.

Nguyễn Thúy
Theo Researchgate

Nguồn Phụ Nữ VN: http://phunuvietnam.vn/thong-thai/xanh-hoa-sa-mac-bang-nguon-nuoc-tu-ky-bang-ha-post35255.html