Xây trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm: Cần hiểu việc và có phương pháp tốt

Nhà giáo Vũ Thị Hương Giang – Hiệu trưởng Trường Mầm non Bông Sen, TP Yên Bái, chia sẻ kinh nghiệm triển khai hiệu quả khi tập trung chỉ đạo xây dựng mô hình lớp điểm ở trường.

Không gian trải nghiệm sáng tạo của HS

Không gian trải nghiệm sáng tạo của HS

Cần phải hiểu và biết việc

Theo bà Giang, việc đầu tiên cần làm là nắm được mục đích, yêu cầu, phương pháp xây dựng môi trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm (TMNLTLTT), để từ đó xây dựng kế hoạch giáo dục theo chương trình GDMN phù hợp với trẻ, với điều kiện thực tế của nhà trường. Hằng năm vào đầu năm học, hiệu trưởng xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trong đó có nội dung kiểm tra đánh giá thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, phân công nhiệm vụ cho Phó hiệu trưởng – tổ trường chuyên môn tiến hành kiểm tra đánh giá.

Hàng năm nhà trường đã có kế hoạch tổ chức tuyên truyền các nội dung về tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm, sự phát triển toàn diện của trẻ ở lứa tuổi mầm non, sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần, sự hỗ trợ của các bậc cha mẹ về xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, một số những hoạt động tổ chức nhằm kích thích trẻ chủ động tham gia, các biện pháp chăm sóc giáo dục mà phụ huynh có thể kết hợp khi trẻ ở nhà.

Trẻ được vui chơi trong sân chơi an toàn, xanh, sạch đẹp

Sau khi thực hiện chuyên đề tại trường xong nhà trường tiến hành đánh giá kết quả thực hiện chuyên đề những nội dung đạt được và nội dung chưa đạt, GV xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện. Việc xây dựng tiêu chí hằng tháng được thực hiện để đánh giá có hiệu quả, tiến hành đến từng nhóm lớp để chấm điểm đánh giá kết quả thực hiện của các nhóm lớp. Qua kiểm tra đánh giá nhà trường đã kịp thời biểu dương GV thực hiện tốt chuyên đề, đồng thời nghiêm túc nhắc nhở rút kinh nghiệm với những GV thực hiện chưa có hiệu quả.

Cô Giang đặc biệt nhấn mạnh việc cần thiết phải đổi mới về xây dựng kế hoạch giáo dục, về phương pháp giảng dạy, hình thức tổ chức, sáng tạo trong việc tổ chức thực hiện chuyên đề. Tổ chức đánh giá sự tiến bộ của từng trẻ dựa trên mức độ đạt so với mục tiêu, trên cơ sở đó sử dụng kết quả đánh giá để xây dựng kế hoạch giáo dục, điều chỉnh kế hoạch giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục tiếp theo cho phù họp với khả năng, nhu cầu, sở thích, kinh nghiệm sống của trẻ và điều kiện thực tế của trường, lớp.

Vai trò quan trọng của giáo viên

Nhận thấy được tầm quan trọng của việc thực hiện chuyên đề “Xây dựng TMNLTLTT” nên công tác bồi dưỡng đội ngũ GV luôn được nhà trường quan tâm. Nhà trường đã tổ chức tập huấn chuyên đề xây dựng TMNLTLTT cho 100% cán bộ GV trong nhà trường vào tháng 9 hàng năm. Bồi dưỡng chuyên đề cho đội ngũ áp dung các tiêu chí thực hành quan điểm LTLTT trong việc tổ chức xây dựng kế hoạch GD và tổ chức các hoạt động GDLTLTT thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn trường, tổ.

Việc thực hiện các chuyên đề GD đặc thù đã giúp GV hiểu rõ hơn về phương pháp GDLTLTT và biết cách vận dụng vào chương trình GDMN một cách hiệu quả giúp từng cá nhân trẻ phát triển toàn diện các kỹ năng, hiểu rõ cụ thể hơn giáo dục mỗi đứa trẻ đều có thể thành công nếu người lớn biết cách kích thích niềm say mê học hỏi, tìm hiểu, khám phá của trẻ. GV đã có nhiều đổi mới sáng tạo về phương pháp tổ chức cho trẻ các hoạt chăm sóc và GD trẻ, qua các hoạt động hàng ngày, các hoạt động lễ hội, tham quan, trẻ được khám phá thực hành trải nghiệm một cách say sưa hứng thú trong các hoạt động.

Ảnh minh họa

Thông qua sinh hoạt chuyên môn tập trung và các buổi sinh hoạt chuyên đề, GV đã nắm được mục đích, yêu cầu, phương pháp xây dựng môi trường LTLTT trong trường mầm non. Xây dựng kế hoạch GD theo chương trình GDMN phù hợp với trẻ, với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương. Xây dựng, sắp xếp môi trường GD trong và ngoài lớp phù hợp. Đổi mới về xây dựng kế hoạch GD, về phương pháp giảng dạy, hình thức tổ chức, sáng tạo trong việc tổ chức thực hiện chuyên đề. Tổ chức các hoạt động GD phù hợp với khả năng, nhu cầu, sở thích, kinh nghiệm sống của trẻ và điều kiện thực tế của trường, lớp.

Qua khảo sát đánh giá sự phát triển của trẻ học kỳ, cả năm học nhìn chung trẻ đã có nhiều chuyển biến rất rõ nét cụ thể: 98% trẻ đến trường có kỷ năng giao tiếp với cô giáo, ông bà, bố mẹ, người lớn và bạn bè. Trẻ được trực tiếp trải nghiệm khám phá tìm tòi, biết quan sát và lắng nghe, biết đặt câu hỏi, biết suy nghĩ, liên tưởng phù hợp khả năng của trẻ làm trẻ thích thú, mạnh dạn, tự tin, tự mình khám phá, tự mình tham gia thực hành theo ý tưởng của trẻ đủ cả 5 lĩnh vực phát triển. Trẻ ngày càng hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động, các kỹ năng học tập cần thiết được rèn luyện thường xuyên tạo nền tảng tốt khi trẻ bước vào lớp 1.

Để thực hiện có hiệu quả chuyên đề thi “ Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” nhà trường đã luôn chú trọng xây dựng môi trường vật chất môi trường xã hội. Nhà trường và giáo viên xây dựng môi trường gần gũi thân thiện với trẻ, thường xuyên trò chuyện với trẻ, tạo bầu không khí vui tươi phấn khởi trong nhà trường và các lớp, tạo cơ hội cho trẻ được trò chuyện giao tiếp với cô giáo bạn bè và mọi người. trò chuyện với trẻ vào giờ đón trẻ, trong các hoạt động ở mọi nơi mọi lúc… - Nhà giáo Vũ Thị Hương Giang

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/trao-doi/xay-truong-mam-non-lay-tre-lam-trung-tam-can-hieu-viec-va-co-phuong-phap-tot-QqzWolcMR.html