Xe tăng giá 'khủng' nhất thế giới thảm bại tại Yemen

Sau T-90, M1 Abrams và Leopard 2A4, chiếc xe tăng được mệnh danh là đắt nhất hành tinh – AMX-56 Leclerc do Pháp chế tạo đã bị phá hủy tại Yemen.

Theo truyền thông Ả Rập, trong các cuộc giao tranh với phiến quân Houthi tại Yemen, ít nhất 4 xe tăng Leclerc của Quân đội các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đã bị phá hủy bởi súng và tên lửa chống tăng. Như vậy, “nốt gót” làng siêu tăng T-90, M1 Abrams, Leopard 2A4, đến lượt Leclerc – cũng được coi là một trong những chiếc xe tăng tối tân nhất thế giới đã không thể chống lại vũ khí chống tăng quá khứ và tương lai. Nguồn ảnh: Livem

Trớ trêu hơn, Leclerc được coi là chiếc xe tăng có giá “khủng” nhất thế giới – lên tới 9,8 triệu USD/chiếc. Để tiện so sánh, T-90 có giá khoảng 4-5 triệu USD, Leopard 2A4 4,5-6 triệu USD/chiếc, M1 Abrams 6,2 triệu USD/chiếc. Sở dĩ chiếc Leclerc có giá vượt trội như vậy bởi nó được tích hợp cả “bộ não điện tử”. Thế nhưng, con người vẫn là quyết định. Nguồn ảnh: Wikipedia

Char Leclerc (hay còn gọi là AMX-56) là loại xe tăng chiến đấu chủ lực được chế tạo bởi hãng GIAT từ năm 1990-2008 với tổng cộng 862 chiếc - con số ít ỏi so với T-90, Abram hay Leopard 2 do chi phí quá cao. Đến nay, chỉ duy nhất UAE là dám mua xe tăng Leclerc. Nguồn ảnh: Military-Today

Nó có trọng lượng khoảng 55-57 tấn, dài 9,87m, rộng 3,6m, cao 2,53m. Nguồn ảnh: Military-Today

Giáp bảo vệ của xe tăng Leclerc được đánh giá là tiên tiến, bí mật. Người ta cho rằng, nó sử dụng thiết kế giáp đa lớp kết hợp giữa thép, titan và kim loại siêu cứng tungsten. Ngoài lớp giáp đó, trên thân xe còn phủ module giáp phản ứng nổ cải tiến NERA có khả năng vô hiệu hóa cả đầu đạn 2 đầu nổ chuyên chống giáp phản ứng nổ (ERA). Có lẽ tự tin với lớp giáp này mà người Pháp không chịu trang bị cho Leclerc các hệ thống bảo vệ chủ động (APS) như T-90. Nguồn ảnh: Military-Today

Tuy nhiên, cuộc chiến đầu tiên trong lịch sử tham chiến của Leclerc đã cho thấy lớp giáp của cỗ tăng đắt tiền này có vấn đề. Tháng 8/2015, Leclerc được UAE triển khai cho hoạt động chiến đấu ở Yemen. Khoảng 70 chiếc Leclerc đã được triển khai ở Yemen. Tính tới thời điểm hiện tại, ít nhất 3 chiếc đã bị hư hại bởi mìn chống tăng và súng phóng lựu RPG. Nguồn ảnh: Military-Today

Thậm chí, tổ hợp tên lửa chống tăng lỗi thời của Liên Xô - Konkurs ATGM đã xuyên thủng được giáp trước (thường là nơi bọc giáp dày nhất) của Leclerc khiến lái xe thiệt mạng, chỉ huy xe bị thương. Xem ra, sau cuộc chiến này, người Pháp phải xem lại khả năng bảo vệ của Leclerc trước vũ khí chống tăng. Nguồn ảnh: Wikipedia

Về mặt hỏa lực, Leclerc có sức mạnh tương đương các dòng tăng Nga và Đức, thậm chí có phần vượt trội hơn. Nó được trang bị pháo nòng trơn CN120-26 cỡ 120mm có thể bắn các loại đạn 120mm chuẩn NATO. Đặc biệt là nó thể bắn với tốc độ rất cao 12 phát/phút nhờ hệ thống nạp đạn tự động tiên tiến - Pháp được xem là quốc gia duy nhất ở khối NATO triển khai hệ thống nạp tự động trên xe tăng. Bên cạnh đó, nó có thể bắn chính xác mục tiêu ở cự ly đến 4.000m khi đang di chuyển với tốc độ 50km/h. Nguồn ảnh: Wikipedia

Hỏa lực phụ của Leclerc gồm đại liên đồng trục 12,7mm và súng máy điều khiển từ xa 7,62mm trên nóc xe. Bố trí súng phụ của xe tăng Pháp hơi ngược so với Nga, khi đặt đại liên 12,7mm đồng trục pháo chính thay vì 7,62mm. Nguồn ảnh: Wikipedia

Hệ thống điều khiển hỏa lực của Leclerc có phần vượt trội so với các thế hệ xe tăng cùng thời, gồm cả T-90 của Nga. Cụ thể, hệ thống bắn điện tử cho phép xạ thủ hoặc chỉ huy có thể chọn 6 mục tiêu khác nhau để tham chiến chỉ trong vòng 30 giây. Hệ thống vi tính điện tử cho phép xử lý thông tin từ kính ngắm và hệ thống cảm biến. Nguồn ảnh: Wikipedia

Chỉ huy có 8 kính tiềm vọng và hệ thống ngắm toàn cảnh HL-70 từ nhà sản xuất Safran. HL-70 bao gồm laser định vị, hệ thống ban ngày và hệ thống khuếch đại hình ảnh 2 bậc Tầm nhận diện mục tiêu là 4 km và tầm định vị là 2.5 km. Chỉ huy có thể được xem qua ống ngắm nhiệt của xạ thủ. Nguồn ảnh: Wikipedia

Đặc biệt nhất, xe tăng chiến đấu chủ lực Leclerc được trang bị hệ thống chiến đấu tối tân FINDERS (Fast Information, Navigation, Decision and Reporting System) được phát triển bởi hãng Nexter (cũng là nhà sản xuất Leclerc). Không có nhiều xe tăng trên thế giới có hệ thống tương tự như vậy. Nguồn ảnh: Wikipedia

FINDERS bao gồm hệ thống hiển thị bản đồ màu cho phép hiển thị vị trí của xe tăng địch - ta và có thể sử dụng để tính toán đường đi, lên kế hoạch nhiệm vụ. Hệ thống FINDERS kết hợp hệ thống liên lạc ICONE TIS cho phép liên kết đội hình xe tăng thành một mạng lưới lên tới 100 chiếc, giúp kíp xe lên kế hoạch, hiệp đồng tác chiến dễ dàng. Đây là khả năng mà không có bất kỳ một loại xe tăng nào khác trên thế giới làm được. Tuy nhiên, chính việc trang bị FINDERS đã làm tăng đáng kể giá thành Leclerc. Nguồn ảnh: Military-Today

Leclerc cũng được trang bị hệ thống phòng vệ GALIX gồm 9 ống phóng lựu lắp 2 bên hông tháp pháo. Nó có thể phóng ra lựu đạn khói, lựu đạn sát thương và đánh lạc hướng tia hồng ngoại của tên lửa chống tăng có điều khiển. Nguồn ảnh: Military-Today

Xe tăng Leclerc sử dụng động cơ diesel SACM V8X- 1500 công suất 1.500 mã lực cho phép di chuyển “khối thép” nặng 54,5 tấn chạy với tốc độ 72km/h trên đường bằng và 55km/h ở đường xấu. Nguồn ảnh: Military-Today

Nó có khả năng lội nước sâu 4m có chuẩn bị ống thông khí. Nguồn ảnh: Military-Today

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/xe-tang-gia-khung-nhat-the-gioi-tham-bai-tai-yemen-811400.html