Xe tăng T-90S Việt Nam có 'đôi mắt đỏ' giá bạc tỷ, vì sao T-90M Nga lại bỏ đi?

Do một vài đặc tính riêng biệt tạo hiệu quả gây nhiễu trong nhiều điều kiện chiến đấu nên 'đôi mắt đỏ' - đèn nhiễu OTShU-1-7 thuộc hệ thống phòng thủ Shtora-1 trên xe tăng T-90S Việt Nam đã được lược bỏ đi trên phiên bản T-90M của Nga.

Xe tăng chủ lực hiện đại nhất của Việt Nam hiện tại là chiếc T-90S/SK, tất cả đều được trang bị đèn pha gây nhiễu OTShU-1-7 thuộc hệ thống phòng vệ chủ động "mềm" Shtora-1. Nguồn ảnh: GDQP.

Xe tăng chủ lực hiện đại nhất của Việt Nam hiện tại là chiếc T-90S/SK, tất cả đều được trang bị đèn pha gây nhiễu OTShU-1-7 thuộc hệ thống phòng vệ chủ động "mềm" Shtora-1. Nguồn ảnh: GDQP.

Đây là hệ thống phòng thủ chủ động có tác dụng rất tốt trong việc chống lại các loại tên lửa chống tăng thế hệ một và hai trước đây. Nguồn ảnh: QPVN.

Cụ thể, với những tên lửa chống tăng được điều khiển thủ công hay bán tự động, đèn nhiễu OTShU-1-7 trên xe tăng chủ lực T-90 sẽ khiến đối phương bị lóa mắt, không thể nhìn thấy được tên lửa của chính mình để điều chỉnh hướng.

Hệ thống này khiến đèn tín hiệu này khi phát hiện được mối nguy cơ sẽ phát sóng đối kháng rất mạnh ở tần số cao, "đè" lên tín hiệu từ đuôi tên lửa làm cho hệ thống dẫn đường mất phương hướng.

Về mặt lý thuyết, hệ thống này sẽ cung cấp hiệu quả chống tên lửa chống tăng rất tốt, tuy nhiên trên thực tế hiện nay, các phiên bản xe tăng đời mới của T-90 cụ thể là T-90M hay thậm chí là phiên bản T-90 được Nga bán cho Ấn Độ trong quá khứ đã bỏ đi hệ thống Shtora-1 này.

Đơn giản là do Shtora-1 hay đèn nhiễu OTShU-1-7 hoàn toàn vô dụng trước những loại tên lửa chống tăng thế hệ mới của Mỹ như Javelin hay Hồng Tiễn 12 của Trung Quốc - những loại tên lửa sử dụng cơ chế "bắn - quên". Nguồn ảnh: Pinterest.

Đơn giản là do cả Javelin lẫn Hồng Tiễn của Trung Quốc đều khóa mục tiêu từ trước khi khai hỏa, tên lửa sau khi được phóng ra sẽ bay theo đầu dò nhiệt độ cao cực nhạy và không cần được chỉ đường đến mục tiêu. Nguồn ảnh: Pinterest.

Việc tên lửa tự chủ động tìm mục tiêu - thay vì phải được chỉ đường thông qua hệ thống dẫn bắn đã khiến hệ thống Shtora-1 vô dụng do giờ đây giữa tên lửa chống tăng và cơ cấu bắn không còn bất cứ mối liên kết nào để Shtora-1 phát sóng đè lên. Nguồn ảnh: Pinterest.

Để đối phó với các loại tên lửa sử dụng đầu dò nhiệt như Javelin và Hồng Tiễn, xe tăng cần được trang bị hệ thống pháo mồi nhiệt như trên máy bay chiến đấu, tuy nhiên nếu tung bẫy mồi nhiệt ra xung quanh, bộ binh tùng thiết lại có nguy cơ bị "ăn đòn oan" từ những quả tên lửa chống tăng của đối phương. Nguồn ảnh: Pinterest.

Thậm chí cư dân mạng còn nghĩ ra nhiều phương án "rẻ tiền" hơn nữa đó là... tạo khói xung quanh trận địa xe tăng, khiến tên lửa dò nhiệt của đối phương bị loạn và tấn công nhầm mục tiêu. Nguồn ảnh: Pinterest.

Tới nay, việc tên lửa Javelin được Mỹ xuất khẩu với số lượng lớn ra thế giới và tên lửa Hồng Tiễn 12 được Trung Quốc chào bán với cái giá rất rẻ được cho là sẽ chấm dứt sự tồn tại của Shtora-1 trên các dòng xe tăng chủ lực hiện đại của Nga sau này. Nguồn ảnh: Pinterest.

Video Khúc bi tráng của xe tăng chủ lực T-90 trên chiến trường Syria.

Khắc Đông

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/xe-tang-t-90s-viet-nam-co-doi-mat-do-gia-bac-ty-vi-sao-t-90m-nga-lai-bo-di-1370534.html