Xin bàn thêm về hai chữ 'Liêm – Sỉ'

'Thất đức' gồm bảy đức tính cơ bản của con người là: hiếu, trung, tín, lễ, nghĩa, liêm, sỉ. Nhưng 'thất đức' thường được dùng phổ biến với nghĩa ngược lại để ám chỉ 'điều mất đạo đức, không để lại phúc cho đời sau…' của những người thiếu 'Liêm' và 'Sỉ'. - Phát ngôn: 'Kỳ thi THPT quốc gia được tổ chức nghiêm túc tại tất cả điểm thi trên toàn quốc. Đến nay, kỳ thi đạt được mục tiêu đề ra, an toàn, nghiêm túc, khách quan và đặc biệt nhẹ nhàng, được nhân dân ở các địa phương đặc biệt ủng hộ. Kỳ thi THPT quốc gia 2018 được đánh giá thành công tốt đẹp' - Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo.- Phát ngôn: 'Kỳ thi hoàn toàn nghiêm túc, thậm chí tốt hơn năm trước nhiều'. Phạm Đăng Quang - Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Giang.

Người xưa cho rằng: Người không có Liêm thì thứ gì cũng lấy, người không có Sỉ thì việc gì cũng làm”. “Liêm” (liêm khiết, trong sạch) là một trong những phẩm đức rất quan trọng của con người. “Liêm” vừa bao hàm ý nghĩa liêm khiết, trong sạch vừa bao hàm ý nghĩa tiết kiệm (thanh đạm). Còn “Sỉ” chính là có tâm cảm thấy hổ thẹn. Khổng Tử giảng: “Hành kỷ hữu sỉ”, nghĩa là giữ mình, biết làm xằng làm bậy là xấu hổ. Mạnh Tử cũng giảng: “Nhân bất khả vô sỉ”, ý nói rằng làm người là không thể không có “Sỉ”, không thể không biết xấu hổ.

“Liêm” và “Sỉ” là đức hạnh mà con người cần tu dưỡng suốt đời. Nhân vô thập toàn, chẳng ai dám nói mạnh trước rằng trọn đời mình sẽ giữ được "Liêm Sỉ" trong sáng vằng vặc không tỳ vết. Tất nhiên, trong thực tế cũng có những hoàn cảnh đặc biệt khiến người ta phải chấp nhận tạm thời hi sinh việc giữ "Liêm Sỉ" của cá nhân để hoàn thành những sứ mệnh thiêng liêng cao cả hay bảo vệ những giá trị lớn hơn như "Quốc sỉ" chẳng hạn. Việc làm đó, trong chừng mực nào đó lại là việc "Đại Liêm", "Đại Sĩ". Chính vì lẽ đó mà ít người bàn luận sâu về đề tài này nếu không đặt việc bàn luận đó gắn với một sự việc, một thời điểm cụ thể. Người viết bài xin được mạo muội góp thêm tiếng nói về chủ đề này trong bối cảnh bộ một phận cán bộ đang có biểu hiện suy thoái đạo đức, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" và thực trạng đáng lo lắng của ngành giáo dục như diễn biến thời gian gần đây.

- Thực tế: Gian lận điểm thi ở 3 tỉnh Hà Giang, S

ơ

n La, Hòa Bình, Bắt 7 người.

Qua những “lùm xùm” gần đây của ngành giáo dục, người ta suy nghĩ nhiều hơn về nghĩa của hai từ này. Giáo dục, đào tạo cùng với khoa học công nghệ được coi là “Quốc sách” hàng đầu nhưng chính những người được trao trọng trách ấy lại không làm cho nó thực sự trở thành quốc sách có hiệu quả hơn, làm cho nó xứng đáng hơn với những nguồn lực mà cả xã hội đang "ưu tiên", thậm chí có lúc có nơi tình hình còn trở nên phức tạp hơn.

Chuyện tiêu cực trong quá trình làm hồ sơ để được phong Giáo sư, Phó giáo sư là câu chuyện âm ỉ kéo dài nhiều năm… Điều đó, không chỉ còn là dư luận “đồn thổi” khi nó được thể hiện lên đến đỉnh điểm vào kỳ xét cuối theo quy chế cũ vào năm 2017 (mà nhiều người gọi là chuyến tàu vét). Đáng buồn, trong số đó có cả những ứng cử viên là “người của công chúng” mà mỗi bước đi đến việc làm của họ có tác động và ảnh hưởng đến rất nhiều người.

Cùng với đó, dư luận lại dậy sóng chuyện các Giáo sư, Phó giáo sư tố nhau “đạo văn”, “ăn cắp công trình”. Những sự việc này, dư luận chỉ biết rõ khi họ có mâu thuẫn với nhau về quyền lợi. Tiêu biểu cho sự đáng buồn này lại xảy ra ở môi trường sư phạm như: Một Phó Giáo sư, Tiến sĩ vừa làm đơn tố cáo Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội vi phạm đạo đức nghề nghiệp, sao chép công trình khoa học của người khác. Hay nghi án đạo văn của GS. Nguyễn Đức Tồn - nguyên Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học Việt Nam - bị tố cáo là đã đạo nhiều nội dung trong luận văn, luận án và bài viết của chính học trò mình hướng dẫn và những đồng nghiệp thế hệ sau…

- Thực tế: Khởi tố vụ án, khởi tố 5 bị can là cán bộ của Sở Giáo dục và Đào tạo, bắt 3 người.

Đặc biệt, lòng tin về hai chữ “Liêm Sỉ” bị suy giảm nghiêm trọng hơn sau khi kết thúc kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018, những người có trách nhiệm trong ngành Giáo dục tuyên bố với công chúng rằng: “Kỳ thi đạt được mục tiêu an toàn, nghiêm túc, khách quan và đặc biệt nhẹ nhàng”; “Kỳ thi hoàn toàn nghiêm túc thậm chí tốt hơn năm trước”; Coi thi chấm thi được thực hiện nghiêm ngặt… Nhưng thực tế lại hoàn toàn khác xa với những gì họ tuyên bố mạnh mẽ đó. Gian lận điểm thi làm sai lệch kết quả của hàng trăm thí sinh tại Hà Giang, Sơn La và Hòa Bình đã khiến cho 7 đối tượng bị khởi tố!

Những sự việc trên không chỉ làm cho dư luận dậy sóng băn khoăn, lo lắng về chất lượng giáo dục, đào tạo mà còn làm cho chính những nhà khoa học, nhà giáo và nhà quản lý chân chính bị xúc phạm nghề nghiệp lây. Bởi họ là những người có “Liêm Sỉ” buồn về những chuyện vô “Liêm Sỉ”.

GS. TSKH Nguyễn Tử Siêm than phiền rằng: “Đây là một sản phẩm văn hóa liên quan đến hàng loạt các Hội đồng, Trường, Viện, Nxb,...dính dáng vào chẳng thơm thảo chút nào. Thật cứ như thơ tức sự của cụ Phan Khôi:

Ngồi buồn đốt một đống rơm
Khói bay nghi ngút chẳng thơm chút nào
Khói bay lên tận Thiên Tào
Thiên Tào phán hỏi: Thằng nào đốt rơm ?"

Trần Quyết

Nguồn Văn Hiến: http://vanhien.vn/news/xin-ban-them-ve-hai-chu-%E2%80%9Cliem-%E2%80%93-si%E2%80%9D-63101