Xoắn buồn trứng: Bệnh nguy hiểm không phải phụ nữ nào cũng biết

Xoắn buồng trứng là tình trạng buồng trứng xoắn xung quanh các mô chằng. Đôi khi, ống dẫn trứng cũng có khả năng bị xoắn khiến quá trình cung cấp máu cho buồng trứng và ống dẫn trứng bị cắt đứt.

Ảnh minh họa: Medical News Today

Do thiếu máu trong các cơ quan này, các cơn đau dữ dội và các triệu chứng khác có thể xảy ra. Tình trạng thiếu máu kéo dài có thể dẫn đến hoại tử mô và nguy cơ hỏng buồng trứng cao. Thông thường, chỉ có một buồng trứng bị xoắn, tần suất xoắn buồng trứng xảy ra rất khó xác định. Trong trường hợp nếu bạn có u nang buồng trứng, bạn có nhiều khả năng cao bị xoắn buồng trứng, khiến buồng trứng có xu hướng sưng lên.

Nguyên nhân gây bệnh xoắn buồng trứng

Xoắn buồng trứng là căn bệnh thường gặp ở nữ giới trong nhóm tuổi từ 20 đến 40. Nữ giới trong độ tuổi sinh sản đến đô tuổi sau mãn kinh đều có khả năng bị xoắn buồng trứng. Lệch, sưng hoặc số lượng lớn mô tập trung ở buồng trứng có thể khiến buồng trứng và các dây chằng hỗ trợ xoắn vào nhau.

Cả phụ nữ mang thai và không mang thai đều có nguy cơ bị xoắn buồng trứng. Phụ nữ mang thai có lượng hormon cao hơn gây giãn các mô trong cơ thể, kể cả dây chằng cố định buồng trứng, dây chằng dãn dễ bị xoắn hơn. Những người đang điều trị nội tiết tố, thường là vô sinh, có nguy cơ cao bị xoắn buồng trứng.

Dấu hiệu và triệu chứng

Các cơn đau dữ dội ở vùng bụng dưới hoặc vùng xương chậu, buồn nôn, nôn, sốt, chảy máu bất thường và chuột rút là một vài dấu hiệu cần chú ý ngay lập tức.

Các triệu chứng bệnh xoắn buồng trứng giống triệu chứng bệnh sỏi thận, viêm ruột thừa, nhiễm trùng đường tiết niệu và viêm dạ dày ruột, do đó rất khó chẩn đoán bệnh xoắn buồng trứng.
Các cơn đau bụng có thể kéo dài trong vài tuần do buồng trứng đang dịch chuyền về vị trí ban đầu. Nếu có triệu chứng xoắn buồng trứng bạn cần đi khám bác sĩ nguy lập tức để được hướng dẫn phương pháp điều trị đúng cách kịp thời, không nên tự ý chữa trị tại nhà.

Chẩn đoán bệnh xoắn buồng trứng

Sau khi đánh giá các triệu chứng và xem lịch sử khám bệnh của bệnh nhân, bác sĩ sẽ thực hiện khám vùng chậu để xác định vị trí bị đau. Bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm qua âm đạo để xem vị trí, tình trạng của buồng trứng, ống dẫn trứng và lưu lượng máu. Siêu âm bụng, xét nghiệm máu toàn phần, hoặc CBC và các xét nghiệm hình ảnh khác, chẳng hạn như chụp CT hoặc chụp MRI cũng có thể được bác sĩ thực hiện.

Để loại trừ các bệnh tiềm ẩn khác như nhiễm trùng đường tiết niệu, áp xe buồng trứng, mang thai ngoài tử cung, và viêm ruột thừa, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện xét nghiệm máu và nước tiểu.
Phương pháp điều trị.

Phẫu thuật là phương pháp điều trị bệnh xoắn buồng trứng duy nhất hiện nay. Có hai phương pháp phẫu thuật là nội soi ổ bụng hoặc mổ truyền thống. Các bác sĩ sẽ rạch vùng bụng dưới để tiếp cận buồng trứng và loại bỏ buồng trứng bị tổn thương nặng.

Các bác sĩ thường lựa chọn phương pháp nội soi trong trường hợp bệnh nhân nữ đang mang thai. Các biến chứng khi phẫu thuật bao gồm đông máu, nhiễm trùng và biến chứng do gây mê.
Bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc như thuốc tránh thai liều cao hoặc thuốc kiểm soát nội tiết tố để giảm nguy cơ tái phát. Các loại thuốc giảm đau cũng sẽ được bác sĩ khuyên dùng để giúp giảm bớt các triệu chứng trong quá trình phục hồi. Trong trường hợp nếu cơn đau rất nghiêm trọng, thì bác sĩ có thể kê đơn thuốc có chất gây nghiện.

Ảnh hưởng của bệnh xoắn buồng trứng tới khả năng sinh sản

Khả năng thụ thai của phụ nữ không bị ảnh hưởng bởi u nang buồng trứng. Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là tình trạng duy nhất gây khó thụ thai.

Giang Vũ

Nguồn Tiền Phong: https://www.tienphong.vn/suc-khoe/xoan-buon-trung-benh-nguy-hiem-khong-phai-phu-nu-nao-cung-biet-1323167.tpo