Xứ Đoài mây trắng

'Bóng chiếc thoi đưa ánh mắt long lanh, trời đất Hà Tâytay em dệt lụa. Sữa trắng Ba Vì, thóc vàng khu Cháy… Sông Tích, sông Đà giăng lụamênh mông'… (Lời bàihát Hà Tây quê lụa).

Lời bát hát ấy ngân nga trong tâm thức từ rất lâu. Đã baolần dự định về với quê lụa mà chỉ có duyên ghé, lướt qua không định trước.

Muốn đến làng cổ Đường Lâm thăm nhà cổ, cổng làng cổ; muốnđến Vạn Phúc - Hà Đông để tìm chút hơi lụa mềm mát khiến cái nắng Sài Gòn cũngchợt dịu đi; muốn đến Ba Vì để ngắm dã quỳ vàng ruộm rồi tưởng tượng đang lạcgiữa đất trời Tây Nguyên lộng gió; muốn ngắm “đôi mắt người Sơn Tây”...!

“Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm!”

Sao mình chưa đến mà đã nhớ thương? Quê lụa tưởng xa mà mộtngày gần lại, dẫu chỉ mới trở mình sang bên kia sông Tích.

Làng cổ Đường Lâm - Ảnh: Internet

Một sáng mùa rất thu, còn xen chút mơ hồ như muốn bão.Con đường thênh thang của đại lộ Thăng Long dẫn dụ sự háo hức cùng những chặngdài xanh xanh màu cây lá nơi những khu rừng giữa phố. Hết đường lớn, qua cây câùnho nhỏ là bắt gặp xứ Đoài. Chùa Thầy ẩn hiện thân thương. Hình như đã có lầnqua chốn đó mà vì quá lâu và chóng vánh nên không còn lưu lại chút ấn tượngnào. Tấm ảnh chụp cùng cô trò nhỏ vô tình bắt gặp cũng khiến mơ hồ và nghi hoặc.

Thật thú vị khi có người đồng hành giới thiệu, giảng giảivề những nét đặc biệt cổ kính, quý giá của từng nét kiến trúc - những thứ khôngbị mai một mà ngày càng ánh nét tinh hoa - điều bấy lâu nay có nhận ra mà khôngcảm được. Những cây cột gỗ to qua vòng tay người ôm gần nghìn năm tuổi, những bệđá, tượng Phật độc đáo cả về chất liệu lẫn kỹ nghệ tạo tác. Càng nghe càng thâýthấm thía giá trị, ngưỡng mộ sự tài hoa của những nghệ nhân xưa. Càng ngắm càngsay sưa và càng thấy may mắn khi những thứ trước mắt đã không chỉ vượt qua sựkhắc nghiệt của thời gian, sự tàn phá của chiến tranh mà đồng hành cho đến hômnay.

Có những điều sẽ không thể mất, cũng không cần phôtrương, tô vẽ. Sự an nhiên của vạn vật nơi đây đã nói bao điều. Giống như rấtnhiều thân đại già cỗi vẫn mạnh mẽ vươn mình trên núi, tỏa hương ngào ngạt khắpkhông gian. Những cái rễ trồi lên mặt đất hứng nắng mưa, gió bão không một lơìthan thở. Những bông hoa trắng muốt, tinh khôi đã nở rồi rụng suốt mấy trămnăm… dù nhiều thân cây tưởng sắp rơi xuống núi. Giống như cây gạo trầm tư bên hồnước, phần ngọn mất đi rồi mà vẫn bền bỉ xanh tươi và mỗi tháng Ba lại bồi hôìthắp lửa. Muốn trở lại nơi này vào mùa hoa gạo năm sau.

Đã cảm thấy thân thuộc với nét yên bình, trầm mặc nơi đâydẫu mới lang thang ở phía lưng chừng. Dẫu không đủ dũng cảm leo lên những ditích cheo leo, vời vợi trên cao; cũng không đủ dũng khí lần xuống hang Cắc Cớ tôítăm như đi xuống âm phủ (mà lại gắn với lời tương truyền thật đáng yêu).

Không cần đi hết để thử sức mình. Tự thấy thỏa lòng khiđã đặt chân lên hai cây cầu cong cong lợp mái rêu phong: Nhật tiên kiều và Nguyệttiên kiều (râu rồng); bình yên ngắm thủy đình chơ vơ trên mặt nước giữa hồ LongChiểu (mắt rồng) - hắt cái hữu tình lên làn nước trong xanh, lên màu nắng ongóng của một sáng trong veo.

Có người nói đến ngôi chùa này chỉ một lần là đủ, có ngươìthì trở đi trở lại đến mấy chục lần; còn mình rời đi rồi vẫn có chút luyến lưu.Không phải chỉ luyến lưu một cổ tự thâm nghiêm, trầm lắng mà còn bởi nặng lòngvới xứ Đoài mây trắng. Còn muốn đặt chân đến nhiều nhiều vùng đất xứ ấy.

“Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn

Về núi Sài Sơn ngó lúa vàng

Sông Đáy chậm nguồn qua Phủ Quốc

Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng”.

(Quang Dũng - Đôi mắtngười Sơn Tây)

Bao giờ lại đến bao giờ? “Quê nhà ai ơi, xứ Đoài xa lắm”!

Nhất Mạt Hương

Nguồn Giác ngộ: https://giacngo.vn//vanhocnghethuat/2019/11/20/17c6d0/