Xử lý kênh, rạch ô nhiễm ở TP. HCM: Chuyên gia Nhật chứng minh bằng việc làm cụ thể

Sở Tài nguyên môi trường TP. Hồ Chí Minh có ý kiến trái chiều về việc xử lý ô nhiễm, chuyên gia Nhật chứng minh bằng việc làm cụ thể qua các dự án đã thành công

Ý kiến trái chiều của Sở Tài nguyên môi trường TP. Hồ Chí Minh

Sau khi thực hiện thành công việc xử lý ô nhiễm môi trường tại một số dự án, mới đây, công ty JVE đã có văn bản gửi UBND TP Hồ Chí Minh về đề xuất xử lí nước kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, rạch Xuyên Tâm và kênh 19/5.

Một góc của kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè (TP. Hồ Chí Minh)

Tuy nhiên, sau khi JVE đề xuất xử lý ô nhiễm con sông này thì ngay sau đó, Sở TN&MT TP HCM đã có một số ý kiến trái chiều về vấn đề này. Cụ thể phía sở còn có nhiều hoài nghi về công nghệ của Nhật để xử lý ô nhiễm như: Khả năng cung cấp oxi vô tận, vì nếu ngưng cung cấp điện cho thiết bị cũng đồng nghĩa là khả năng cấp bọt khí - oxi chấm dứt; Tiếp đó, phía sở còn cho rằng, công nghệ này hoàn toàn không có cơ chế để tạo ra các gốc tự do (ví dụ như HO*), vì muốn tạo ra các gốc tự do này phải có các tác nhân oxi hóa rất mạnh như O3 (ozone), H2O2… là những tác nhân có thể tạo ra nguyên tử oxi. Bên cạnh đó, thời gian xử lí/phục hồi của công nghệ này cần đến 2-3 tháng trong khi nước thải thì thải ra hàng ngày.

Chuyên gia Nhật chứng minh bằng việc làm cụ thể

Với những dự án xử lý ô nhiễm môi trường đã thành công tại các nước trên thế giới như: Nhật, Mỹ, Indonexia… và trực tiếp tại Việt Nam. Thông qua các dự án đó, công nghệ xử lý ô nhiễm tại sông hồ của Nhật Bản đã chứng minh được tính khả thi mình.

Trong các dự án xử lý ô nhiễm sông, hồ tại Việt Nam phải kể đến dự án dành rất nhiều sự quan tâm của người dân khi thực hiện dự án xử lý ô nhiễm tại sông Tô Lịch. Tô Lịch là con sông do ô nhiễm mà nước đen ngòm, bốc mùi hôi thối nồng nặc, con sông này là nỗi khiếp sợ không chỉ người dân sống hai bên bờ sông mà là cả người dân Hà Nội khi phải đi qua con sông này cả hàng thập kỷ qua.

Những thành quả đạt được từ xử lý ô nhiễm tại sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano-Bioreactor

Sông Tô Lịch ô nhiễm nghiêm trọng là vậy, nhưng kể từ khi thực hiện xử lý ô nhiễm, mới đây, theo kết quả phân tích lấy mẫu độc lập đối chứng riêng, vào ngày 01/07/2019 của Trung tâm Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước Quốc gia (Bộ Tài nguyên và Môi trường các thông số ô nhiễm đều giảm mạnh và đạt giới hạn cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt (QCVN 08-MT:2015/BTNMT).

Đặc biệt, một tín hiệu đáng mừng là cá đã về con sông này sinh sống sau thời gian con sông này được xử lý ô nhiễm bằng công nghệ Nano-Bioreactor. Người dân đã đến câu cá và thậm chí được cá rất to khi câu tại con sông này. Việc cá về tại con sông này để sinh sống sau thời gian xử lý ô nhiễm được coi là hiện tượng “lạ”, vì suốt cả hàng chục năm tôm cá “vắng bóng” tại con sông này vì quá ô nhiễm.

Đáng chú ý hơn, với những kết quả đạt được trong quá trình thực hiện thí điểm xử ô nhiễm tại sông Tô Lịch. Những con số nước tại đây đã đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt (QCVN). Ngày 8/8 vừa qua, Tiến sĩ. Kubo Jun - Cố vấn kỹ thuật Tổ chức xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản đã trực tiếp thực hiện “trải nghiệm” hết sức thú vị, là xuống tắm, thoải mái bơi lội tại con sông được coi là ô nhiễm bậc nhất Hà Nội trước sự chứng kiến của các cơ quan truyền thông và sự vui mừng của người dân.

Ngoài việc xử lý ô nhiễm tại sông Tô Lịch thì trước đó, công nghệ xử lý ô nhiễm của Nhật Bản đã thực hiện rất thành công việc xử lý ô nhiễm tại hồ Hùng Thắng, (tỉnh Quảng Ninh). Được biết, hồ này có diện tích 9 ha, sau thời gian xử lý ô nhiễm 1,5 tháng hầu hết các chỉ số chính trong nước tại hồ Hùng Thắng có nhiều thông số vượt ngưỡng tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.

Kết quả tại hồ Hùng Thắng (tỉnh Quảng Ninh)

Cụ thể, theo kết quả phân tích sau 1,5 tháng của Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường của Sở TNMT tỉnh Quảng Ninh, so sánh với kết quả phân tích tại thời điểm xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt thì tất cả các thông số còn được cải thiện rõ rệt và đạt giới hạn cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt (QCVN 08-MT:2015/BTNMT).

Trong đó các chỉ số đặc trưng chính bao gồm: Chỉ số BOD5 giảm từ 115 mg/l xuống 3,47 mg/l (giảm 33,1 lần, đạt cột A1 quy định ≤ 4 mg/l), COD giảm từ 248 mg/l xuống còn 10,2 mg/l (giảm 24,8 lần, tiệm cận cột A1 quy định ≤ 10 mg/l), nồng độ oxy hòa tan (DO) đạt giá trị 5,45mg/l (tiệm cận cột A1 quy định ≥ 6 mg/l), TSS giảm từ 363 mg/l xuống còn 21,6 mg/l (giảm 16,8 lần, tiệm cận cột A1 quy định ≤ 20 mg/l), Coliform giảm từ 12x104 MPN xuống còn 3 MPN (giảm 40. 000 lần, đạt cột A1 quy định ≤ 2500 mg/l), E.coli giảm từ 250 MPN xuống còn 3 MPN (đạt cột A1 quy định ≤ 20 MPN/100ml).

Ngoài việc xử lý ô nhiễm tại sông Tô Lich (Hà Nội), hồ Hùng Thắng (tỉnh Quảng Ninh) thì việc sử dụng công nghệ Nhật Bản để xử lý ô nhiễm tại hồ Hạnh Phúc (TP. Hải Phòng) trước đó đã thêm minh chứng thuyết phục về khả năng cung cấp oxi vô tận, cơ chế tạo ra các gốc tự do cũng như thời gian xử lí/phục hồi của công nghệ này.

Để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường tại hồ Hạnh Phúc (Q.Kiến An, TP.Hải Phòng), ngày 17/5/2017 Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Hải Phòng (VUSTA Hải Phòng) phối hợp với Sở Xây dựng Thành phố Hải phòng đã triển khai ứng dụng công nghệ xử lý ô nhiễm nước do Nhật Bản tài trợ và thực hiện.

Kết quả xử lý ô nhiễm tại hồ Hạnh Phúc (TP. Hải Phòng) bằng công nghệ Bakture(Bioreactor thế hệ thứ 1)

Ngày 18/5/2017 tức sau 1 ngày xử lý bằng công nghệ Bakture(Bioreactor thế hệ thứ 1), các thông số đều giảm mạnh: Chỉ tiêu COD giảm từ 93 mg/l xuống 67 mg/l ( giảm 29 %), BOD giảm từ 49,7 mg/l xuống còn 37,2 mg/l ( giảm 26 %), TSS giảm từ 126,5 mg/l xuống còn 81,1 mg/l ( giảm 36 %).

Sau 01 tháng các chỉ tiêu đã đạt QCVN08 thì sau 3 tháng TSS, COD, BOD DO còn đạt đến ngưỡng cột A1 và A2 trong QCVN 08-MT:2015/BTNMT quy định về chất lượng nước mặt dùng để cấp nước cho mục đích cấp nước sinh hoạt. Nitơ tổng và Phốt pho cũng đã gần đạt yêu cầu cho nước sinh hoạt; Mức độ ô nhiễm giảm đi rõ rệt; Độ trong suốt đạt 80 cm. Hàm lượng oxy hòa tan trong nước (DO) tăng cao là 7,09mg/l (QCVN08-MT:2015/BTNMT, cột A1 là ≥6mg/l).

Đặc biệt, ngày 17/5/2019, tức tròn 2 năm áp dụng công nghệ Bakture(Bioreactor thế hệ thứ 1) xử lý ô nhiễm tại Hồ Hạnh Phúc. Công ty Cổ phần cải thiện môi trường Nhật Việt tiếp tục phối hợp với, Viện Tài Nguyên và Môi Trường Biển tiến hành lấy mẫu phân tích đánh giá các chỉ tiêu chất lượng nước hồ Hạnh Phúc sau 2 năm áp dụng công nghệ Bakture(Bioreactor thế hệ thứ 1) của Nhật Bản.

Có một điểm đáng chú ý là sau ngày 17/5/2017 tiến hành xử lý nước hồ bằng công nghệ Bakture(Bioreactor thế hệ thứ 1), về sau đó không có bất kỳ tác động thêm bất cứ yếu tố nào đến hồ, đặc biệt là không phải định kỳ bổ sung thêm vật liệu thiên nhiên Bakture(Bioreactor thế hệ thứ 1) trong suốt quá trình 2 năm mà kết quả thu được là hồ vẫn được “Tự làm sạch” và hoàn toàn không bị gây “Tái ô nhiễm” như các công nghệ đang áp dụng trong tại một số tỉnh, thành phố trong cả nước.

Yếu tố tạo ra oxy “vô tận” nằm ở phát minh về khả năng tạo ra oxy từ nước bởi hoạt động của các tấm vật liệu thiên nhiên Bioreactor không phải dùng điện. Cụ thể, vật liệu Bioreacror được làm từ đá núi lửa dạng tổ ong, xốp, được chế tạo qua bí quyết đặc biệt của phát minh tại Nhật Bản, sau khi được đặt trong nước là việc cung cấp các “giá thể” dạng tổ ong để vi sinh vật trú ngụ và phát triển, do vậy nó kích hoạt được hầu hết các vi sinh vật ở cả 3 dạng hiếu khí, thiếu khí nhưng chủ yếu là vi sinh vật yếm khí, các vi sinh vật này tiết ra rất nhiều enzyme.

Mô phỏng nguyên lý công nghệ Nano Bioreactor

Theo nghiên cứu khoa học tại Nhật Bản, enzym có tính lưỡng tính, tùy pH của môi trường mà tồn tại ở các dạng: cation (ion dương), anion (ion âm) hay trung hòa điện. Các enzyme này cung cấp năng lượng rất lớn và liên tục cho phân tử nước làm cắt được mạch liên kết H-O-H, từ đó phân tử nước diễn ra giống quá trình điện phân theo phản ứng 2H2O2H2+O2, giải phóng oxy từ trong phân tử nước từ đó cung cấp nguồn oxy vô tận cho thủy sinh, giúp nồng độ oxy hòa tan trong nước (DO) tăng mạnh mà không cần dùng đến điện năng chứ không phải như nhận định thiếu chính xác của một số cá nhân, tổ chức trong thời gian vừa qua.

Tính năng của công nghệ Nano Bioreactor

Tính năng “tạo ra oxy” của công nghệ Nano Bioreactor: Công nghệ Nano Bioreactor kích hoạt được hầu hết các vi sinh vật ở cả hai dạng hiếu khí và kỵ khí. Các vi sinh vật này tiết ra rất nhiều enzyme, làm phân cắt phân tử nước H-O-H, giải phóng oxy từ trong phân tử nước, cung cấp nguồn oxy vô tận cho thủy sinh, giúp nồng độ oxy hòa tan trong nước (DO) tăng mạnh, là điều kiện thuận lợi cho các loài như cá, thủy sinh trong nước phát triển tốt.

Tính năng “phân giải lớp bùn ở tầng đáy” mà không cần nạo vét cơ học: Việc đặt các máy sục khí công nghệ nano để tăng hiệu quả và tốc độ xử lý và giảm lượng bùn ở dưới đáy. Máy sục khí nano của Nhật Bản tạo ra các bọt khí kích thước micro (đường kính nhỏ hơn 50µm) và nano (đường kính nhỏ hơn 0,05µm) rất nhỏ nên nó chìm xuống phần tầng giữa và tầng đáy của hồ có tác dụng phân giải các chất bẩn, bùn ở tầng giữa và tầng đáy.

Nước sẽ được “tự làm sạch” hết mùi hôi thối mặc dù nước thải hàng ngày vẫn chảy xả vào sông Tô Lịch: Do lắp đặt các tấm Nano Bioreactor, các máy sục khí công nghệ nano ở dưới lòng sông, nên dù vẫn có nước thải chảy xả vào sông hồ hàng ngày, nhưng do lượng bùn tích tụ ở tầng đáy gây ra mùi hôi thối đã bị phân hủy nên dưới tác động của các bọt khí kích thước nano và chất xúc tác Nano Bioreactor sẽ kích hoạt các vi sinh vật có lợi, phân giải tức thì các chất bẩn, bùn, vi khuẩn có hại thành khí CO2 và nước H2O. Do vậy không còn khí độc H2S hay NH3 gây ra mùi hôi thối độc hại ảnh hưởng đến cuộc sống người dân xung quanh.

Tiết kiệm ngân sách, hiệu quả xử lý bền vững và không bị tái ô nhiễm: Các tấm Nano Bioreactor được làm chủ yếu từ đá núi lửa Nhật Bản với bí quyết công nghệ đặc biệt là bột đá và không tan trong nước, tồn tại gần như vĩnh viễn. Kết hợp với máy sục khí công nghệ nano với thời gian sử dụng chu kỳ lên đến trên 25 năm không phải mất thêm chi phí định kỳ để xử lý như 1 năm, 2 năm lại phải nạo vét bùn đáy hay hàng tháng, phải bổ sung định kỳ chế phẩm sinh học như công nghệ khác nên rất tiết kiệm cho ngân sách.

Nguồn Gia Đình VN: https://giadinhvietnam.com/xu-ly-kenh-rach-o-nhiem-o-tp-hcm-chuyen-gia-nhat-chung-minh-bang-viec-lam-cu-the-d146995.html