Xử lý nợ xấu: Dùng cách nào để hiệu quả?

xử lý nợ xấu, các bên có liên quan, đặc biệt là NHTM và các khách hàng, phải thực hiện quyết liệt và đồng bộ mới có thể kịp tiến độ. Đồng thời, muốn phát triển thị trường nợ xấu hay nợ bình thường sau này theo giá thị trường, Việt Nam cần phải xây dựng một thị trường mua bán nợ thực sự.

Nợ càng để lâu càng xấu, thực tế này đang được phản ánh rõ khi tốc độ xử lý nợ xấu đang tăng lên, nhưng nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) cũng tăng nhanh không kém. Ông Aaron Batten, chuyên gia kinh tế quốc gia, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nhận định, tại Việt Nam, tiến độ đạt được trong tái cơ cấu ngân hàng và giải quyết nợ xấu thời gian qua còn hạn chế.

Mặc dù tỷ lệ nợ xấu được xác định là 2,6% tổng dư nợ tại thời điểm cuối tháng 3/2017, song tổng nợ xấu bao gồm cả nợ xấu được báo cáo, nợ xấu chưa xử lý đang được quản lý bởi VAMC và nợ được phân loại là có rủi ro trở thành nợ xấu ước tính lên đến 10,1% tổng dư nợ trong toàn bộ hệ thống ngân hàng.

Vướng mắc về trách nhiệm pháp lý của người cho vay. Lâu nay, khi quan hệ dân sự vay trả tới hồi thu không đủ nợ gốc và cả lãi, dễ phát sinh chuyển thành quan hệ hình sự, và theo pháp luật điều này dễ thất thoát tài sản.

Bên cạnh đó, xử lý nợ xấu thường gặp khó khăn vì tài sản đảm bảo (TSĐB) bị vướng không bán được. Nghị quyết 42 đã cho phép bán dưới giá không phải chịu trách nhiệm. Như vậy, nếu trước đây tài sản thế chấp trị giá 50 đồng được đẩy giá lên 100 đồng để cho vay 70 đồng, các NH không dám bán vì lo thất thoát tài sản, thì nay có thể mạnh dạn bán để xử lý nợ.

Lâu nay, khi quan hệ dân sự vay trả tới hồi thu không đủ nợ gốc và cả lãi, dễ phát sinh chuyển thành quan hệ hình sự, và theo pháp luật điều này dễ thất thoát tài sản. Nguồn: Internet

Điểm tích cực nữa là các khoản nợ xấu từ giai đoạn trước 2015 đã được các NH trích lập dự phòng đầy đủ, nên không nhất thiết bán quá rẻ. Trên thực tế, nhiều TSĐB của nợ xấu đã tung ra nhưng không có nhiều người mua. TSĐB hiện nay chủ yếu liên quan đến bất động sản nên gặp khó khăn về thủ tục, nhất là với những bên mua liên quan đến yếu tố nước ngoài, trong khi nguồn lực trong nước không có tiền để mua.

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, nợ xấu cần phải giải quyết dứt điểm, nếu không sẽ tốn nguồn lực. Cái giá phải trả là các ngân hàng sẽ buộc phải tự giải quyết bằng cách tăng khoảng cách cho vay và huy động lên cao, vì thế mà lãi suất cho vay ở mức cao hơn.

Điều đó dẫn đến tăng trưởng GDP chậm, phục hồi kinh tế chậm. Từ khi Nghị quyết 42 có hiệu lực hiệu quả xử lý nợ xấu đã tăng gấp rưỡi so với các thời kỳ trước, do nhiều vướng mắc trong xử lý nợ xấu với ngành NH được tháo gỡ. TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế cho rằng, cách xử lý nợ xấu qua VAMC đã bộc lộ một số giới hạn, cần tập trung vào cách xử lý truyền thống là các ngân hàng thương mại tự xử lý nợ xấu của mình, bởi họ có những hiểu biết về khách hàng, kinh nghiệm quản lý, xử lý nợ.

Các ngân hàng thương mại hiện dựa vào Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng nên đẩy mạnh việc xử lý nợ xấu, tạo ra những bước chuyển biến lớn. Tuy nhiên, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế cho rằng, Nghị quyết 42 của Quốc hội mới chỉ là tiền đề pháp lý để xử lý nợ xấu, chưa phải là chìa khóa giải quyết nợ xấu.

Vấn đề cho phép các ngân hàng thu giữ tài sản, hai bên tiếp tục tranh cãi thì tòa sẽ áp dụng thủ tục tại tòa án; hay như việc cho phép thành lập thị trường mua bán nợ với tất cả mọi thành phần có thể tham gia thị trường; cho phép các ngân hàng bán nợ dưới giá sổ sách… là những biện pháp cần thiết. Yếu tố then chốt nhất để thị trường mua bán nợ phát triển dứt khoát phải có sàn giao dịch mua bán nợ xấu.

Thời gian qua, một số ngân hàng đã làm “sạch” được nợ xấu khi mua lại các khoản nợ bán cho VAMC để xử lý như VCB, VIB. Đây là 2 ngân hàng tiên phong trong việc mua lại nợ xấu từ VAMC để tự xử lý. Con số nợ xấu tại một số ngân hàng tiếp tục tăng mạnh.

Điều này thách thức đề án “phá nợ xấu”, khơi thông dòng tín dụng của ngành ngân hàng. Tuy nhiên hé lộ mới từ ông Đoàn Văn Thắng - Phó Tổng giám đốc Công ty Quản lý Tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) cho biết, tới đây sẽ xuất hiện nhiều doanh nghiệp có chức năng mua bán nợ, giúp thị trường mua bán nợ sôi động hơn. Việc mua bán nợ xấu hiện còn khó khăn và vướng nhất là từ hành lang pháp lý cho thị trường mua bán nợ.

Hiện tại, thị trường mua nợ nợ xấu của Việt Nam chỉ có rất ít đơn vị tham gia, bao gồm VAMC, DATC và 28 AMC của các TCTD – vốn có nguồn lực rất mỏng. Nói cách khác, lực lượng mua nợ trên thị trường chủ yếu là VAMC và DATC.

Ngoài ra, việc định giá các khoản nợ xấu sao cho minh bạch, đúng giá trị thị trường để không dẫn đến hiện tượng tiêu cực, bị trục lợi trong khi bán nợ xấu cũng là một vấn đề đáng được quan tâm.

Thực tế là hiện tại, thị trường vẫn còn rất thiếu các cơ quan định giá và định mức tín nhiệm một cách khách quan, chuyên nghiệp./.

Cẩm Tú

Nguồn Công Luận: http://congluan.vn/kinh-te/tai-chinh-bao-hiem/xu-ly-no-xau-dung-cach-nao-de-hieu-qua-36974