Xu thế đưa đẩy Ấn Độ đến với Trung Đông: Liệu Delhi có bắt kịp cơ hội?

Ấn Độ có thể mạnh dạn hơn trong việc gắn kết với Trung Đông, đặc biệt là vùng Vịnh, theo một bài viết trên trang phân tích và nghiên cứu ORF.

Có thể nói Ấn Độ là cường quốc gần nhất về vị trí địa lý với vùng Vịnh: chưa đầy bốn ngày đi thuyền từ Fujairah, cảng trên Ấn Độ Dương của UAE, đến nhà máy lọc dầu lớn nhất thế giới, Jamnagar ở Gujarat.

Tuy nhiên, New Delhi vẫn thường lo ngại về an ninh của nguồn cung cấp dầu và khí đốt. Khi Trung Đông phải đối mặt với sự cơ cấu lại địa chính trị giữa đại dịch, suy thoái thị trường và chuyển đổi công nghệ năng lượng thì những mối quan tâm của Delhi cần được xem xét lại.

Năng lượng thế giới chịu chấn động

Sự bùng phát dịch bệnh Covid-19 đã có nhiều tác động đến ngành năng lượng. Sau một thời gian khủng hoảng, sự sụp đổ của giá dầu đã được đảo ngược một phần nhưng vẫn còn nhiều ảnh hưởng. Doanh thu từ xuất khẩu dầu của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) là 1,13 nghìn tỷ đô la vào năm 2012, nhưng đã giảm xuống còn 418 tỷ đô la trong năm 2016 sau vụ sụp đổ giá dầu, và có khả năng sẽ rơi xuống dưới 350 tỷ USD trong năm nay.

Ngành năng lượng thế giới đang liên tiếp chịu nhiều thiệt hại.

Ngành năng lượng thế giới đang liên tiếp chịu nhiều thiệt hại.

Các ngành được nhắm mục tiêu đa dạng hóa, như du lịch, hàng không, thương mại và hậu cần, cũng đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch virus corona. Các nhà xuất khẩu năng lượng Trung Đông, đối mặt với sức ép kinh tế mạnh mẽ, đã rơi vào một tình huống khó xử. Tiếp tục duy trì phát triển kinh tế trong đại dịch đòi hỏi một nguồn chi tiêu lớn nhưng hầu hết họ đã bị thâm hụt ngân sách khi Covid-19 xảy ra, và tình hình này có nguy cơ làm cạn kiệt quỹ tài sản và dự trữ ngoại hối của họ. Họ bị mắc kẹt giữa kích thích kinh tế và củng cố tài khóa và không đạt được.

Và tùy thuộc vào kết quả của cuộc bầu cử Mỹ tháng 11, Mỹ có thể sẽ tập trung mạnh vào chi tiêu "xanh", khuyến khích sử dụng xe điện và các công nghệ phi dầu mỏ khác. Thời điểm mức tiêu thụ dầu thế giới bắt đầu giảm, được ước tính trong khoảng năm 2030 – 2040, nhưng bây giờ có thể đến sớm hơn.

Bất ổn chính trị không có gì mới ở Trung Đông khi nó đã gia tăng vào cuối năm 2019, dưới hình thức các cuộc biểu tình lớn ở Lebanon, Iran và Iraq, và sự ra đi của các tổng thống lâu năm ở Sudan và Algeria. Các cuộc xung đột được quốc tế hóa ở Libya và Yemen đã trở nên khó khăn hơn. Chính quyền Assad ở Syria phần lớn đã giành lại quyền kiểm soát đất nước nhưng phải đối mặt với khủng hoảng kinh tế, thắt chặt các lệnh trừng phạt và sự can thiệp của Thổ Nhĩ Kỳ.

Năm ngoái, Iran cũng đã trả đũa việc ngăn chặn các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với hoạt động xuất khẩu dầu của họ, cũng như giảm dần sự tuân thủ với bên cạnh Kế hoạch hành động toàn diện chung năm 2015 (JCPOA), mở rộng các hoạt động hạt nhân của mình Iran đã chờ đợi chính quyền Trump nhưng đến một lúc nào đó, áp lực chính trị trong nước về việc thực hiện các hành động đáp trả có thể không cưỡng lại được.

Khó khăn của loạt ông lớn thế giới

Chính sách xa rời Trung Đông của Mỹ vẫn đang tiếp tục, khi nước này chuyển sang đối đầu với Trung Quốc, vật lộn với các vấn đề nội bộ của chính họ và đang thấy khu vực này ít quan trọng hơn do đã tìm được nguồn dầu và khí đốt của chính mình. Trong cuộc chiến giá dầu ngắn ngủi giữa Saudi Arabia và Nga và Nga, Mỹ dường như đã can thiệp chính trị để yêu cầu OPEC cắt giảm sản lượng và tăng giá để bảo vệ việc giao dịch dầu đá phiến của Mỹ, một động thái gần như không thể tưởng tượng được trong một thập kỷ trước.

Trong khi đó, vị thế của Trung Quốc trong khu vực đã tăng lên trong những năm gần đây, mặc dù không nhiều như họ muốn do phần nào vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu xăng dầu Trung Đông. Các khoản đầu tư năng lượng của nước này tập trung chủ yếu vào Iraq và ở một mức độ nào đó là ở UAE. Trung Quốc có một cơ sở hải quân tại Djibouti, ở cửa Biển Đỏ, và đang phát triển cảng Gwadar của Pakistan. Một thỏa thuận kinh tế - chính trị lớn giữa Trung Quốc và Iran, được khởi xướng vào năm 2016 và được cho là bị rò rỉ chi tiết trong tháng này, chủ yếu vẫn mang tính tham vọng.

Cả Trung Quốc và Nga đều chưa làm gì nhiều để bảo vệ Tehran về mặt ngoại giao hay kinh tế khỏi các lệnh trừng phạt của Mỹ. Trong khi đó, vai trò tài chính của Nga đang suy yếu và trên cương vị là một nước xuất khẩu năng lượng, họ là đối thủ cạnh tranh của các nước vùng Vịnh.

Nhìn nhận những khó khăn trong các cuộc khủng hoảng dầu mỏ quá khứ, Ấn Độ có thể sẽ cảnh giác với các mối đe dọa đối với nguồn cung của mình. Trong quý đầu tiên của năm 2020, 60% lượng dầu nhập khẩu của nước này đến từ vùng Vịnh, mặc dù họ đã phải giảm lượng mua từ Iran xuống 0. Năm ngoái, 55% lượng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) cũng được lấy từ vùng Vịnh. Tuy nhiên, giá thấp hiện tại và nguồn cung dồi dào có thể khiến Delhi lơ là.

Bất chấp sự gần gũi và tầm quan trọng của vùng Vịnh với tư cách là đối tác khách hàng và lao động đáng chú ý, các khoản đầu tư vào năng lượng của Ấn Độ vẫn còn hạn chế, chủ yếu ở UAE và Oman. Những nỗ lực phát triển cảng Chabahar chiến lược của Iran đã gặp rắc rối.

Ngược lại, Saudi Arabia, Công ty Dầu khí Quốc gia Abu Dhabi và nhiều công ty Trung Đông khác đang muốn xây dựng và mua nhà máy lọc dầu, nhà máy hóa dầu và kho lưu trữ ở Ấn Độ để phục vụ thị trường rộng lớn và đang phát triển ở nước này.

Ấn Độ có thể cần mạnh dạn hơn trong việc kết nối với Trung Đông, đặc biệt là vùng Vịnh. Sau Covid-19, khu vực này sẽ cần đầu tư nhiều hơn, cả về nhiên liệu hóa thạch và năng lượng tái tạo. Với nguồn tài nguyên năng lượng mặt trời phong phú, Trung Đông có thể xuất khẩu điện và hydrogen sang Ấn Độ, nơi cần cả điện sạch và khí đốt với giá hợp lý để thay thế lượng than gây ô nhiễm.

Không đứng về phía nào trong các cuộc xung đột khu vực và trong khi vẫn là bạn với tất cả, New Delhi có thể tiến tới các thỏa thuận để cải thiện an ninh năng lượng với nhiều bên. Sự ngăn chặn và đối đầu của Hoa Kỳ đối với một số quốc gia trong khi liên kết với một quốc gia khác đã không mang lại hòa bình bền vững khi các đề xuất mơ hồ về an ninh tập thể đã và đang dần biến mất.

Lúc này, Ấn Độ có thể là trung gian hòa giải và dàn xếp ngoại giao vững chắc hơn, với lời hứa đảm bảo nguồn cung năng lượng trong tương lai của chính nước này.

An Bình

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/xu-the-dua-day-an-do-den-voi-trung-dong-lieu-delhi-co-bat-kip-co-hoi-20200724165209204.htm