Xúc động khai mạc trưng bày 'Chân trần chí thép'

Sáng 18/4, Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò đã khai mạc giới thiệu trưng bày chuyên đề 'Chân trần chí thép' nhân kỷ niệm 43 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 64 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, 128 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trưng bày "Chân trần chí thép" được chia thành 4 nội dung: Theo dấu chân Người; Từ trong tù ngục; Chân trần chí thép và Bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam.

Ông Trương Minh Tiến - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phát biểu tại Lễ khai mạc.

Với hơn 250 hình ảnh, hiện vật trưng bày, những câu chuyện thời chiến càng thêm chi tiết, sống động, phản ánh hiện thực khách quan, cách nhìn đa chiều. Qua đó mỗi người sẽ càng thêm thấu hiểu sự gian khổ, khốc liệt của chiến tranh; bồi đắp hơn nữa niềm tự hào dân tộc, tôi luyện cho mình thêm ý chí, hoài bão để cùng nhau góp sức đưa dân tộc Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Trương Minh Tiến - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đánh giá: "Chân trần chí thép" là câu chuyện về ý chí, lòng quả cảm của những người con ưu tú đã quyết đi theo con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn: "...Dù hy sinh tới đâu, dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập". Trong mỗi chặng đường chiến đấu, mỗi bước trưởng thành của lực lượng vũ trang Việt Nam đều có sự động viên, ân cần chăm sóc, trìu mến của Người.

Một số hình ảnh về lễ khai mạc trưng bày chuyên đề "Chân trần chí thép":

Đoàn dâng hương tưởng niệm các chiến sĩ yêu nước, cách mạng bị địch bắt tù đày và hy sinh tại đây.

Cắt băng khai mạc.

Các cựu tù, đại biểu tham quan trưng bày.

Triển lãm thu hút nhiều chiến sĩ bộ đội trẻ tham quan.

Triển lãm trưng bày hơn 250 hình ảnh, hiện vật kể lại những câu chuyện thời chiến.

Bên cạnh phần nội dung, những mô hình trưng bày mới mang lại sự lôi cuốn, hấp dẫn cho người xem với các tông màu: xanh rêu, ghi đá, xám gợi cảm giác nhuốm màu thời gian, gợi cảm giác xưa cũ.

Hiện vật gồm hộp đựng bút và hộp đựng cờ của đồng chí Vũ Xuân Chiêm, Chính ủy Bộ Tư lệnh Đoàn 559.

Máy chữ của Thiếu tướng Trần Tử Bình sử dụng năm 1950-1954.

Phương Bùi

Nguồn LĐTĐ: http://laodongthudo.vn/xuc-dong-khai-mac-trung-bay-chan-tran-chi-thep-72066.html