Xướng tên hai Đại sứ Thiện chí Hoa Anh Đào năm 2019

Trần Diệu Anh, đang theo học Thạc sỹ tại Đại học Việt - Nhật đã trở thành Đại sứ Thiện chí Hoa Anh Đào thứ nhất, trong khi Đại sứ Thiện chí Hoa Anh Đào thứ hai thuộc về Phạm Ngọc Linh, tiếp viên hàng không của hãng VietNamAirlines.

Ảnh: Như Ý

Sau các vòng sơ loại, sơ khảo, từ gần 100 thí sinh, Ban Giám khảo Cuộc thi Đại sứ Hoa Anh Đào đã chọn ra được 15 thí vào vòng Chung kết.

Trưởng Ban Giám khảo cuộc thi, nhà báo Lê Xuân Sơn - Tổng biên tập báo Tiền Phong cho biết: “Vòng sơ loại, chúng tôi chấm trên hồ sơ. Dựa vào bản khai của các thí sinh: Thành tích học tập, làm việc, những hoạt động xã hội, cộng đồng đã tham gia, ảnh của thí sinh và bài cảm nhận 400 từ về hoa anh đào. Tôi rất ngạc nhiên khi đọc các bài viết của các thí sinh về hoa anh đào. Không chỉ là hiểu biết của họ về loại hoa đặc biệt này của Nhật Bản và chủ yếu vì cảm xúc và hành văn rất đẹp. Và về nhan sắc thì cũng gần gần như ở sơ khảo cuộc thi hoa hậu Việt Nam”.

Ông Lê Vinh - Phó TGĐ Công ty CP Quốc tế AIC, Phó trưởng BTC cuộc thi cho biết: "Hầu hết các thí sinh là sinh viên các trường đại học danh tiếng như ĐH Hà Nội, Ngoại thương, Luật Hà Nội, Thăng Long… Đó chủ yếu là là sinh viên các khoa Tiếng Nhật, Đông Phương học. Ngoài ra còn có một số cô gái đã tốt nghiệp đại học, đang theo học các trình độ cao hơn. Cũng có một số học sinh của các trung tâm tiếng Nhật, đông nhất là trung tâm tiếng Nhật ở Núi Trúc, Hà Nội".

Tường thuật trực tiếp

23:08 28/03

Hai Đại sứ sẽ cùng nhận được Vương miện Đại sứ Thiện chí Hoa Anh Đào từ Nữ hoàng Hoa Anh Đào. Được trao tặng 01 bộ Kimoni truyền thống của Nhật Bản từ Đại sứ quán Nhật Bản, sang thăm Nhật Bản vào tháng 04/2019 theo lời mời của Hiệp hội Hoa Anh Đào Nhật Bản. Và cuối cùng là giải thưởng tiền mặt trị giá 50,000,000 cho Đại sứ thứ nhất, và 30,000,000 đồng cho Đại sứ thứ hai, bởi Công ty cổ phần tiến bộ quốc tế AIC.

Ảnh: Như Ý

23:05 28/03

Giải Đại sứ Thiện chí Hoa Anh Đào thứ nhất thuộc về thí sinh Trần Diệu Anh (SBD 48) - Theo học Thạc sỹ tại Đại học Việt Nhật.

Nữ hoàng Hoa Anh Đào Nhật Bản lần thứ 27 - 2018 Takenada Risako, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Umeda Kunio, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao UBND TP Hà Nội, Trưởng ban tổ chức cuộc thi Tô Văn Động trao giải cho Đại sứ Hoa Anh Đào thứ nhất. Ảnh: Như Ý

Ảnh: Như Ý

23:01 28/03

Giải Đại sứ Thiện chí Hoa Anh Đào thứ hai thuộc về thí sinh Phạm Ngọc Linh (SBD 88) - Tiếp viên hàng không của hãng VietNam Airlines.

Nữ hoàng Hoa Anh Đào Nhật Bản lần thứ 27 - 2018 Takenada Risako và Phó Tổng giám đốc Công ty CP Tiến bộ Quốc tế AIC, Phó trưởng Ban tổ chức Lê Vinh; Chủ tịch Hiệp hội Hoa Anh Đào Nhật Bản Hasumi Susumu trao thưởng cho Đại sứ Hoa Anh Đào thứ hai. Ảnh: Như Ý

22:56 28/03

Giải thí sinh tham gia hoạt động đồng hành tích cực nhất thuộc về thí sinh Trịnh Phương Linh (SBD 77).

22:53 28/03

Phần Hùng biện Dự án kết nối Việt Nhật hay nhất thuộc về thí sinh Nguyễn Thị Ngọc Nhung (SBD 18).

22:50 28/03

22h45, Ban tổ chức bắt đầu công bố giải thưởng.

Trước tiên, để ghi nhận sự nỗ lực của các thí sinh, ban tổ chức dành một phần thưởng tiền mặt trị giá 5 triệu đồng cho tất cả các thí sinh. Ban tổ chức hy vọng, giải thưởng này sẽ hỗ trợ một phần nhỏ cho các em trong chặng đường tương lai phía trước. Dù có hay không trở thành vị Đại sứ Hoa Anh Đào, các thí sinh vẫn sẽ tiếp tục trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ tiếng Nhật và dùng một phần sức lực của mình để đóng góp cho các hoạt động giao lưu văn hóa, các hoạt động quan hệ hữu nghị Việt Nhật.

Ảnh: Như Ý

22:23 28/03

Bạn nghĩ lễ hội Hoa Anh Đào có vai trò như thế nào trong hợp tác phát triển văn hóa Việt Nam - Nhật Bản?

Thí sinh Lỗ Thị Mạnh: Kể từ 2012 sau 6 năm tổ chức lễ hội Hoa Anh Đào đã gắn kết tình hữu nghị hai nước, thúc đẩy mối quan hệ trên nhiều lĩnh vực, đồng thời qua sự kiện này người dân Việt Nam cũng có cơ hội để hiểu hơn về văn hóa Nhật Bản số lượng người yêu thích Nhật Bản cũng tăng lên.

Ảnh: Như Ý

22:22 28/03

22:22 28/03

Nếu được tham quan và giao lưu Nhật Bản, bạn muốn quảng bá gì về Việt Nam?

Thí sinh Nguyễn Thị Ngọc Nhung: Ngọc Nhung mong muốn giao lưu tinh thần dân tộc Việt Nam. Từ xưa, dân tộc Việt Nam luôn nổi bật lên lạc quan dù những lúc gian khó nhất để vươn lên trong cuộc sống; cùng tinh thần quật cường phòng chống thiên tai địch họa. Tinh thần lạc quan, hạnh phúc và quật cường này cũng đã được minh chứng khi cổ vũ đội tuyển bóng đá Việt Nam.

Ảnh: Như Ý

22:20 28/03

Ảnh: Như Ý

22:15 28/03

Điều gì ở đất nước và con người Nhật Bản khiến bạn trân trọng nhất?

Thí sinh Trần Diệu Anh: Đối với em người Nhật Bản có một vai trò quan trọng. Em học tiếng Nhật vì em cảm nhận được sự quan tâm, chăm sóc của người Nhật đến những người xung quanh. Người Nhật luôn chú ý đến từng chi tiết nhỏ nhất và không làm phiền đến người khác. Ngay cả khi sau thảm họa kép động đất và sóng thần vào năm 2011, người Nhật cũng xếp hàng rất trật tự để nhận cứu trợ, họ luôn suy nghĩ đến người xung quanh, luôn vì người khác.

Ảnh: Như Ý

22:14 28/03

Nếu trở thành Đại sứ thì điều đầu tiên muốn làm đối với thời kỳ Hi-xê là gì?

Thí sinh Phạm Ngọc Linh: Linh mong muốn tổ chức một triển lãm trình bày thành tựu thời kỳ hình thành này tới đông đảo công chúng Nhật Bản và Việt Nam.

Ảnh: Như Ý

22:09 28/03

Ước mơ và mục tiêu của em khi trở thành đại sứ thiện chí Hoa Anh Đào 2019?

Thí sinh Đỗ Hà Phương Thảo: Ước mơ của em là được trở thành nhà hoạt động xã hội, chính vì thế hiện tại em đang làm việc tại cơ quan hợp tác quốc tế JICA, hy vọng em có thể góp chút sức lực nhỏ bé của mình để củng cố mối quan hệ hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản. Mục tiêu gần nhất của em đó là phát triển một trại hè để trở thành nơi giao lưu cho các bạn trẻ.

Ảnh: Như Ý

22:05 28/03

Phần thi ứng xử là một trong những phần thi hồi hộp nhất và được khán giả mong chờ nhất để hiểu thêm về bản lĩnh, sự thông minh và vẻ đẹp tâm hồn của các thí sinh. Các thí sinh lần lượt bốc thăm các câu hỏi từ Hội đồng Ban giám khảo. Mỗi câu hỏi sẽ được đọc bằng cả tiếng Việt và tiếng Nhật. Các thí sinh sẽ có khoảng thời gian là 30 giây để trả lời câu hỏi của mình bằng tiếng Việt. Sau đó, các bạn sẽ có thêm 30 giây nữa để tự dịch lại chính câu trả lời của mình sang tiếng Nhật.

Ảnh: Như Ý

22:04 28/03

Ảnh: Như Ý

Ban tổ chức cuộc thi công bố danh sách Top 5 thí sinh lọt vào phần thi Ứng xử. Đây là 5 thí sinh có tổng điểm cao nhất ở tất cả các vòng thi, bao gồm điểm từ phần thi Hùng biện, phần thi trình diễn trang phục áo dài, các hoạt động đồng hành, bài kiểm tra kiến thức và trình độ tiếng Nhật.

1. Đỗ Hà Phương Thảo (SBD 69) - Nhân viên Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA

2. Phạm Ngọc Linh (SBD 88) - Tiếp viên hàng không Việt Nam Airlines

3. Trần Diệu Anh (SBD 48) - Theo học Thạc sỹ tại Đại học Việt Nhật

4. Nguyễn Thị Ngọc Nhung (SBD 18) - Sinh viên Đại học Ngoại Thương

5. Lỗ Thị Mạnh (SBD 46) - Sinh viên Đại học Ngoại Ngữ - ĐHQGHN

21:50 28/03

Trên nền giai điệu liên khúc "Theo anh - Mãi mãi bên nhau", các thí sinh Chung kết Đại sứ Thiện chí Hoa Anh Đào 2019 tự tin thả bước uyển chuyển trình diễn trang phục dạ hội.

Ảnh: Như Ý

Ảnh: Như Ý

Ảnh: Như Ý

Ảnh: Như Ý

Ảnh: Như Ý

21:43 28/03

Trong thời gian chờ Hội đồng Ban giám khảo chấm điểm và đánh giá các phần thi của thí sinh, đêm chung kết Đại sứ Thiện chí Hoa Anh Đào năm 2019 diễn ra các tiết mục văn nghệ đặc sắc.

Tiết mục đầu tiên mang tên "Vũ điệu Hoa Anh Đào Yosakoi".

Ảnh: Như Ý

Ảnh: Như Ý

Ảnh: Như Ý

Ảnh: Như Ý

Ảnh: Như Ý

21:42 28/03

Thí sinh Lỗ Thị Mạnh (SBD 46) - Sinh viên Đại học Ngoại Ngữ - ĐHQGHN, chia sẻ thích ngồi thiền để nhìn sâu vào nội tâm bản thân. Cô mong muốn xây dựng dự án nâng cao văn hóa đọc văn học Nhật Bản trong người trẻ Việt. Để thực hiện, trước tiên, cô sẽ tạo lập nhóm 50 thành viên muốn nâng cao kỹ năng đọc hiểu văn học Nhật Bản; mở phòng đọc với tủ sách nhỏ; tổ chức các buổi giao lưu, chia sẻ kỹ năng đọc sách, giới thiệu các tác phẩm văn học hay. Tương lai sẽ mở ra nhiều phòng đọc. Dù có trở thành Đại sứ hay không thì vẫn mong muốn nâng cao văn hóa đọc trong giới trẻ.

Ảnh: Như Ý

21:39 28/03

Thí sinh Nguyễn Thị Ngọc Nhung (SBD 18) - ĐH Ngoại thương chia sẻ yêu thích đọc sách, nhất là lịch sử và du lịch. "Mỗi cô gái hãy ăn mặc như một nàng công chúa, nhưng phải làm việc như một người đàn ông" là câu nói cô yêu thích. Là môn sinh Vovinam, Nhung mong muốn xây dựng dự án về Hiệp hội giao lưu võ thuật Việt - Nhật, cụ thể về Aikido và Vovinam. Theo cô, võ thuật không chỉ rèn luyện sức khỏe, việc giao lưu võ thuật còn là giao lưu văn hóa.

21:37 28/03

Thí sinh Trần Diệu Anh (SBD 48) - Thạc sỹ tại Đại học Việt Nhật, thích truyện tranh Nhật Bản và muốn thông qua văn hóa đại chúng có thể cống hiến mối quan hệ hai nước. Từng may mắn dạy tiếng Việt cho người Nhật 5 năm vừa qua, nhưng chưa có tổ chức dự án giao lưu dài hạn với học viên Nhật với người Việt. Cô mong muốn xây dựng dự án "Những người đại sứ nhân dân". Theo đó, hàng tuần học viên tham gia tìm hiểu văn hóa Việt Nam hay Nhật Bản thông qua các bài giảng thiết kế dễ dàng. Đồng thời dự án cung cấp các hoạt động trải nghiệm thực tế đến các địa điểm văn hóa, nhà hàng.

Ảnh: Như Ý

21:34 28/03

Thí sinh Phạm Ngọc Linh (SBD 88) - Tiếp viên Hàng không Việt Nam Airlines mong muốn giới thiệu vẻ đẹp thiên nhiên Nhật Bản tới nhiều người Việt Nam. Muốn quảng bá các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đa dạng trong nền văn hóa của Việt Nam, Nhật Bản. Cô mong muốn xây dựng dự án về Ứng dụng kết nối thủ công mỹ nghệ Việt Nam - Nhật Bản, đồng thời xây dựng các buổi tọa đàm.

Ảnh: Như Ý

21:30 28/03

Thí sinh Nguyễn Thị Xuân (SBD 16) - ĐH Mở Hà Nội, từng có cơ hội đến thăm Nhật Bản và ấn tượng với cảnh đẹp, đồ ăn và con người nơi đây. Điều đó khiến cô yêu đất nước Nhật Bản và mong muốn quay lại nhiều lần. Theo Xuân con đường ngắn nhất đến trái tim đi qua dạ dày. Vì vậy, cô mang đến dự án khám phá văn hóa ẩm thực Nhật Bản.

Ảnh: Như Ý

21:27 28/03

Thí sinh Trần Thị Diễm Quỳnh (SBD 35) - ĐH Hà Nội yêu thích truyện tranh, hội họa và nấu ăn. Đến với cuộc thi, cô mong muốn góp một phần nhỏ vào mối quan hệ hữu nghị Việt - Nhật. Dự án mặt trời trong tầm tay, qua các bộ phim hoạt hình, hoạt động ngoại khóa để lan tỏa tình yêu văn hóa, đất nước, con người Nhật Bản tới các em nhỏ. Các em nhỏ có cơ hội trải nghiệm các lễ văn hóa Nhật Bản mô phỏng. Dự án này có thể mở rộng tới Nhật Bản để giới thiệu văn hóa Việt Nam đến cộng đồng Nhật Bản.

Ảnh: Như Ý

21:27 28/03

Thí sinh Trần Thị Hồng Nhung (SBD 45) - ĐH Ngoại thương chia sẻ, dù khó khăn cũng không bao giờ từ bỏ, trái tim cô sẽ không bao giờ khuất phục trước mọi nghịch cảnh. Cô cho rằng, nhiều bạn trẻ sang Nhật Bản học tập, lao động gặp khó khăn khi phải thay đổi môi trường như ngôn ngữ, môi trường sống, văn hóa... Do đó, mong muốn dự án xây dựng văn phòng đại diện giúp đỡ người Việt trên Nhật Bản để giúp các bạn trẻ hiểu thêm Nhật Bản, thuận lợi hơn khi đến Nhật Bản học tập, sinh sống và lao động.

Ảnh: Như Ý

21:26 28/03

Để thay đổi không khí chương trình, đêm chung kết đã diễn ra tiết mục Múa Trống Nhật Bản - Taiko.

Ảnh: Như Ý

Ảnh: Như Ý

21:14 28/03

Thí sinh Trần Lê Ánh Linh (SBD 52): Trong các hoạt động đồng hành của cuộc thi tôi đã may mắn làm quen với trà đạo và tôi nhận ra rằng nếu người Nhật tự hào về trà đạo thì người Việt cũng rất tự hào về trà sen, chính vì thế tôi đã tiến hành dự án ‘điểm chạm tinh hoa’. Tại dự án này, các du khách sẽ được trải nghiệm ở các làng nghề của Việt Nam. Tôi cũng dự định ra mắt các tập san về văn hóa Việt qua con mắt của người Nhật. Lợi nhuận từ dự án này sẽ làm từ thiện giúp đỡ các trẻ em khó khăn.

Ảnh: Như Ý

21:13 28/03

Thí sinh Đỗ Hà Phương Thảo (SBD 69) - nhân viên Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA mong muốn mang đến dự án trại hè tại làng cổ Đường Lâm để giới thiệu vẻ đẹp của làng cổ; tạo kênh kết nối giữ gìn, bảo tồn vẻ đẹp truyền thống; trải nghiệm các các hoạt động sinh hoạt thường ngày của người dân qua mô hình homestay.

21:09 28/03

Thí sinh Đỗ Phương Anh (SBD 83): Học tiếng Nhật khiến tôi càng thêm yêu thích đất nước Nhật hơn chính vì thế tôi đã tiến hành dự án xây dựng thư viện Sakura, bao gồm tất cả những cuốn sách nổi tiếng về Nhật Bản. Thư viện gồm 2 tầng, tầng 1 để đọc sách, tầng 2 là nơi mọi người giao lưu cùng nhau học tiếng Nhật, cuối tuần có thể uống trà đạo và đàm đạo về nền văn hóa hai nước. Thư viện Sakura là mô hình hoàn toàn mới mẻ và sự phát triển, mở rộng quan hệ giữa hai quốc gia sẽ là cơ hội vững chắc để tôi thực hiện thành công dự án này.

Ảnh: Như Ý

21:05 28/03

Thí sinh Lê Thị Ninh (SBD 62) - Sinh viên ĐH Luật Hà Nội: Chưa từng tự tin trình bày trước đám đông. Nhưng khi học Tiếng Nhật đã tự tin hơn. Xây dựng dự án thư viện kết nối tạo môi trường để giao lưu, kết nối với giáo viên người Nhật. Cùng với việc học tiếng Nhật, hiểu thêm về văn hóa các bạn trẻ còn học thêm được những kỹ năng mềm, kỹ năng sinh tồn.

21:03 28/03

Thí sinh Trịnh Phương Linh (SBD 77): Ngoại ngữ chính là chìa khóa vạn năng để mở cánh cửa văn hóa của mọi quốc gia. Chính vì thế tôi ấp ủ thực hiện chương trình “gieo mầm chữ Nhật trên đất Việt”, bằng niềm đam mê với nghề giáo tôi tin sẽ truyền được niềm cảm hứng về tiếng Nhật và văn hóa Nhật đển với các em nhỏ ở quê hương của mình.

Ảnh: Như Ý

21:01 28/03

Thí sinh Vũ Hải Yến (SBD 86) -Sinh viên ĐH Thăng Long cho biết Việt Nam và Nhật Bản đều có kho tàng truyện cổ tích phong phú. Mong muốn xây dựng dự án truyện cổ tích Việt - Nhật để kết nối, giới thiệu văn hóa giữa hai nước qua từng câu chuyện. Để thực hiện dự án này, cô sẽ dịch những truyện cổ tích Việt - Nhật rồi đăng lên mạng để giới thiệu đến cộng đồng; cũng như giới thiệu tại ngôi trường đang học.

Ảnh: Như Ý

21:01 28/03

Thí sinh Lê Ngọc My (SBD 99) mong muốn truyền tải phương pháp bảo vệ môi trường của người Nhật tới người Việt. Người Việt chúng ta vẫn chưa phân biệt được các loại rác thải nên cô đã tạo ra chiến dịch ‘Trại hè xanh’ nhằm giúp các em nhỏ hiểu về rác thải, với sự tham gia của các bạn sinh viên người Việt và người Nhật. Nhật Bản có quy định nghiêm khắc về việc đổ rác và tôi hy vọng chúng ta có thể học được đức tính đó của người Nhật để áp dụng ở Việt Nam.

Ảnh: Như Ý

21:00 28/03

Thí sinh Nguyễn Thị Lan Hương (SBD 96) - Nhân viên Công ty CP Tập đoàn Sunshine cho biết đã có chuyến trải nghiệm để cảm nhận vẻ đẹp của Việt Nam và mong muốn chia sẻ vẻ đẹp này tới mọi người. Cô có dự án Cộng đồng hướng dẫn viên người Việt biết tiếng Nhật để để giới thiệu với khách du lịch Nhật Bản. Bên cạnh đó, cô xây dựng ứng dụng kết nối khách du lịch và hướng dẫn viên.

"Qua cộng đồng hướng dẫn viên Việt tiếng Nhật giới thiệu văn hóa và các nét đẹp của đất nước con người Việt Nam tới các du khách Nhật Bản", Lan Hương nói.

Ảnh: Như Ý

20:52 28/03

Các thí sinh đến với phần thi thứ hai: Hùng biện.

Đề tài hùng biện dành cho các thí sinh: “Hãy trình bày 1 hoạt động cụ thể mà bạn mong muốn thực hiện trong tương lai nhằm phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước Việt Nam – Nhật Bản”.

Trong phần thi này, các thí sinh sẽ có 90 giây trình bày về dự án của mình cũng như thuyết phục Ban giám khảo về mục đích và ý nghĩa của dự án đó. Thí sinh có phần dự thi xuất sắc nhất cũng sẽ được trao tặng giải thưởng khuyến khích bằng tiền mặt từ Ban tổ chức, để hỗ trợ thí sinh đó thực hiện hóa dự án của mình trong tương lai.

20:49 28/03

Đêm Chung kết Đại sứ Thiện chí Hoa Anh Đào 2019 đã cùng xem lại hành trình đồng hành của Top 15 tham gia các hoạt động thiện nguyện, tìm hiểu sâu hơn về các nét đẹp trong văn hóa Nhật Bản, trang bị thêm một số kỹ năng mềm. Qua đó, giúp các thí sinh tự tin hơn nếu trở thành Đại sứ và có thêm những hành trang về kiến thức, những giá trị nhân ái.

Theo ban tổ chức, Ban giám khảo cũng đã đánh giá và chấm điểm các thí sinh thông qua các hoạt động đồng hành. Thí sinh có thành tích xuất sắc nhất trong các sự kiện đồng hành sẽ được trao tặng giải khuyến khích cho các hoạt động và đóng góp tích cực của mình. Giải thưởng sẽ được công bố ở cuối chương trình, trong phần công bố giải thưởng.

20:49 28/03

Các thí sinh tham dự cuộc tuyển chọn Đại sứ Thiện chí Hoa Anh Đào, nhất là những gương mặt trở thành Đại sứ sẽ là những người góp phần gắn kết giới trẻ Việt Nam với đất nước Nhật Bản và kỳ vọng sẽ giới thiệu vẻ đẹp của nền văn hóa Việt Nam, quảng bá tới các bạn bè Nhật Bản.

Ảnh: Như Ý

Ảnh: Như Ý

Ảnh: Như Ý

20:48 28/03

Các thí sinh duyên dáng với tà áo dài và hoa anh đào thắm thiết thể hiện sự giao thoa, gắn kết giữa hai nền văn hóa Việt Nam và Nhật Bản. Tiếp đến là các thí sinh duyên dáng với bông hoa sen tươi thắm - loài hoa quen thuộc trong tâm thức dân tộc Việt.

Ảnh: Như Ý

Ảnh: Như Ý

Ảnh: Như Ý

Ảnh: Như Ý

20:30 28/03

15 thí sinh bước vào phần thi đầu tiên trang phục Áo dài.

Các thí sinh khoe nét thanh tân, duyên dáng với tà áo dài là những thiết kế trong bộ sưu tập "Muôn hoa khoe sắc". Bộ sưu tập được lấy cảm hứng từ hai loài hoa biểu trưng của hai đất nước là hoa sen và hoa anh đào.

20:29 28/03

Phát biểu tại Chung kết cuộc tuyển chọn Đại sứ Thiện chí Hoa Anh Đào 2019, ông Tô Văn Động - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao UBND TP Hà Nội, Trưởng ban tổ chức cuộc thi cho biết: Lễ hội Hoa anh đào là sự kiện văn hóa hằng năm được quan tâm. Trong khuôn khổ lễ hội năm nay, Đại sứ Thiện chí Hoa Anh Đào lần đầu tiên được tổ chức. "Cuộc thi tuyển chọn đại sứ Hoa anh đào không chỉ là cuộc tuyển chọn sắc đẹp, mà tuyển chọn cả sự hiểu biết, quan tâm tới Nhật Bản, mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản.

20:08 28/03

20h05, 15 thí sinh xuất hiện trên sân khấu với tà áo dài truyền thống và mang đến tiết mục múa "Nón lá Việt Nam". Tiết mục múa này được biên đạo múa Việt Anh dàn dựng.

Ảnh: Như Ý

Ảnh: Như Ý

Ảnh: Như Ý

Ảnh: Như Ý

Ảnh: Như Ý

20:07 28/03

- Tổng đạo diễn chương trình: Lê Tiến Đức

- Chuyên gia đào tạo người mẫu: Phạm Tuân

- Biên đạo múa: Cao Việt Anh

- Đào tạo giao tiếp ứng xử: Biên tập viên đài truyền hình Minh Trang

20:06 28/03

Để đi đến đêm chung kết, cuộc tuyển chọn Đại sứ Thiện chí Hoa Anh Đào 2019 đã trải qua khoảng thời gian hơn 2 tháng với sự nỗ lực không ngừng nghỉ không chỉ của những thí sinh tham gia dự thi, mà đăng sau đó còn có những sự hỗ trợ, ủng hộ của thành phố Hà Nội, công ty Cổ phần tiến bộ quốc tế AIC, các đơn vị thành đoàn, khối các trường Đại học và các tổ chức, cá nhân khác đã đồng hành cùng cuộc thi.

20:00 28/03

Khán giả đêm Chung kết Đại sứ Thiện chí Hoa Anh Đào 2019 hướng về màn hình sân khấu theo dõi clip ngắn giới thiệu Top 15 thí sinh - những gương mặt đã xuất sắc vượt qua nhiều thí sinh khác. Ảnh: Như Ý

Ảnh: Như Ý

19:58 28/03

Đại diện ban tổ chức cũng trao hoa và giấy chứng nhận tặng hoa cho ban cố vấn cuộc thi; đồng thời cảm ơn Tổng đạo diễn chương trình Lê Tiến Đức; chuyên gia đào tạo người mẫu Phạm Tuân; biên đạo múa cao Việt Anh; biên tập viên Minh Trang.

Ảnh: Như Ý

Ảnh: Như Ý

19:57 28/03

19h50, chung kết Đại sứ Thiện chí Hoa Anh Đào 2019 chính thức bắt đầu. Ông Tô Vân Động, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP Hà Nội trao hoa và giấy chứng nhận cho ông Lê Vinh - Phó Tổng giám đốc Công ty CP Tiến bộ Quốc tế - đơn vị tài trợ độc quyền cuộc thi, Phó trưởng Ban tổ chức.

Tới dự chương trình có ông Tô Vân Động - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao UBND TP Hà Nội, Trưởng ban tổ chức cuộc thi; ông Trần Hướng Dương - Phó cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn. Ông Lê Vinh - Phó Tổng giám đốc Công ty CP Tiến bộ Quốc tế - đơn vị tài trợ độc quyền cuộc thi, Phó trưởng Ban tổ chức.

Về phía Nhật Bản có Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Umeda Kunio; Phó Đại sứ Đại sứ quán Nhật Bản Asazuma Shinichi; Chủ tịch Hiệp hội Hoa Anh Đào Nhật Bản Hasumi Susumu; Nữ hoàng Hoa Anh Đào Nhật Bản lần thứ 27 Takenada Risako.

19:56 28/03

Chủ tịch Ủy ban Nữ hoàng Hiệp hội Hoa Anh Đào Nhật Bản Hasumi Hisako. Ảnh: Như Ý

19:54 28/03

Ban giám khảo cuộc thi Đại sứ Thiện chí Hoa Anh Đào 2019. Ảnh: Như Ý

Tổng biên tập báo Tiền Phong Lê Xuân Sơn và Á hậu Hoa hậu Việt Nam 2014 Nguyễn Trần Huyền My. Ảnh: Như Ý

Miss sakura Japan. Ảnh: Như Ý

19:43 28/03

Không khí tại Trung tâm Galaxy 87 Láng Hạ trước giờ chung kết cuộc thi tuyển chọn Đại sứ Thiện chí Hoa Anh Đào 2019.

Ảnh: Như Ý

Ảnh: Như Ý

Ảnh: Như Ý

19:24 28/03

Trưởng Ban Giám khảo cuộc thi, nhà báo Lê Xuân Sơn – TBT báo Tiền Phong (bìa phải) và ông Lê Vinh – Phó TGĐ Cty CP Quốc tế AIC, Phó trưởng BTC cuộc thi trao đổi với thí sinh tại vòng sơ khảo.

19:21 28/03

Ở vòng Sơ khảo, các thí sinh trải qua 2 phần thi trắc nghiệm và phỏng vấn. Phần trắc nghiệm với 30 câu hỏi tiếng Việt và tiếng Nhật kiểm tra sự hiểu biết về đất nước Nhật Bản; quan hệ Việt Nam - Nhật bản; trình độ tiếng Nhật. Thí sinh thực hiện phần thi này trong 30 phút.

Sau đó, các thí sinh trực diện với Ban Giám khảo hỗn hợp Việt - Nhật với phần trình diễn dáng đi trong trang phục áo dài và mỗi người có từ 3 – 5 phút để thể hiện mình kiến thức, khả năng ứng xử của mình trước mối bàn giám khảo tiếng Nhật và tiếng Việt.

19:20 28/03

Cuộc thi có hai hai giải thưởng chính là Đại sứ Hoa Anh Đào thứ nhất và Đại sứ Hoa Anh Đào thứ hai. Đại sứ thứ nhất sẽ nhận được giải thưởng tiền mặt 50 triệu đồng; Đại sứ thứ hai nhận được giải thưởng 30 triệu đồng. Hai đại sứ nhận được vương miện Đại sứ Thiện chí Hoa Anh Đào do Hiệp hội Hoa Anh Đào Nhật Bản trao tặng; Trang phục truyền thống Nhật Bản - Kimono do Đại sứ quán Nhật Bản trao tặng; được xuất hiện và biểu diễn trực tiếp trên sóng truyền hình cả nước trong Đêm khai mạc Lễ hội Hoa Anh Đào Nhật Bản – Hà Nội 2019; được thăm Nhật Bản vào tháng 4/2019 theo lời mời của Hiệp hội Hoa Anh Đào Nhật Bản.

Cuộc thi cũng có một số giải phụ và các thí sinh còn lại của vòng chung kết nhận được giải thưởng 5 triệu đồng.

18:07 28/03

15 thí sinh tại vòng chung kết cuộc thi:

18:06 28/03

Trước đêm chung kết, 15 thí sinh đã tham gia nhiều hoạt động đồng hành có ý nghĩa như thăm hỏi người cao tuổi tại Trung tâm Dưỡng lão tại Hà Nội; trải nghiệm văn hóa Nhật như học làm món sushi, dự nghi lễ Trà đạo; tham gia các buổi đào tạo thuyết trình, giao tiếp, kỹ năng catwalk...

18:05 28/03

Cuộc thi chọn Đại sứ Thiện chí Hoa Anh Đào nằm trong khuôn khổ Lễ Hội Hoa Anh Đào do UBND TP Hà Nội, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam và Công ty CP Tiến bộ Quốc tế AIC phối hợp tổ chức, báo Tiền Phong là đơn vị hỗ trợ về chuyên môn. Đây là lần đầu tiên cuộc thi được tiến hành.

15 thí sinh lọt vào vòng chung kết là những gương mặt nổi bật nhất trong số 100 thí sinh đăng ký dự thi, được lựa chọn sau vòng sơ loại hồ sơ và vòng phỏng vấn. Các gương mặt lọt vào chung kết chủ yếu là sinh viên các khoa Tiếng Nhật, Đông Phương học từ các trường đại học như ĐH Hà Nội, Ngoại thương, Luật Hà Nội, Thăng Long.

18:05 28/03

Ban giám khảo chung kết gồm ông Nguyễn Phú Bình - nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản; Á hậu Việt Nam 2014 Nguyễn Trần Huyền My; Phó Đại sứ Nhật tại Việt Nam; Chủ tịch Hiệp hội Hoa Anh Đào Nhật Bản và Đại sứ Hoa Anh Đào Nhật Bản. Trưởng ban Giám khảo của tất cả các vòng thi là Nhà báo Lê Xuân Sơn- Tổng biên tập báo Tiền Phong.

Như Ý - Duy Nam - Xuân Tùng

Nguồn Tiền Phong: https://www.tienphong.vn/van-hoa/xuong-ten-hai-dai-su-thien-chi-hoa-anh-dao-nam-2019-1394762.tpo