Yên Khánh bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa

Di tích lịch sử văn hóa là tài sản vô giá, kết tinh những giá trị lao động, sáng tạo của cha ông để lại và thường gắn với đặc trưng văn hóa mỗi địa phương. Những năm qua, huyện Yên Khánh đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong công tác bảo tồn giá trị của các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân, giữ gìn và phát huy tinh hoa văn hóa của dân tộc.

Đền Tam Thánh xã Khánh An, Yên Khánh.

Là một trongnhững di tích lịch sử văn hóa gắn liền với các vị tướng có công với dân vơínước thời Đinh Lê, năm 2017, Đền Tam Thánh - Chùa Yên Lữ (thuộc làng Yên Xuyên,xã Khánh An) được đầu tư nâng cấp, tôn tạo với tổng nguồn vốn trên 14 tỷ đồngtừ nguồn ngân sách Nhà nước và sự đóng góp của các tầng lớp nhân dân. Các hạngmục được sửa chữa nhưng vẫn giữ nguyên kiến trúc truyền thống, thể hiện sự tôntrọng biết ơn đối với công đức của tổ tiên, đồng thời tạo sự gần gũi, thanhbình với nhân dân.

Ông Đỗ Ngọc ánh, Trưởng ban quản lý di tích làng Yên Xuyêncho biết: Đền Tam Thánh - Chùa Yên Lữ được công nhận là di tích lịch sử văn hoácấp quốc gia năm 1998. Nơi đây thờ những nhân vật lịch sử có công với nước làquan ngoại giáp Đinh Điền, Thượng Trân công chúa và Kiều mộc thiền sư Lương Tuấn.Trải qua thời gian, Đền Tam Thánh - Chùa Yên Lữ vẫn giữ được những nét độc đáotrong kiến trúc, mang đậm bản sắc văn hóa Việt, thể hiện ở những chi tiết đượcchạm trổ long, ly cổ kính, nguyên vẹn cho đến ngày nay.

Trong các cuộc khángchiến giành độc lập dân tộc, nơi đây là căn cứ cách mạng, che chở và bảo vệ chocác chiến sỹ cách mạng. Đền Tam Thánh- Chùa Yên Lữ vừa hoàn thành dự án tu bổ,tôn tạo hậu cung, tiền tế đền Tam Thánh, phục dựng tiền đường, tu bổ hậu cungchùa Yên Lữ theo kiến trúc truyền thống. Đền vẫn giữ kiến trúc cách đây trên1.000 năm với hàng trụ hiện làm bằng đá xanh nguyên khối có trạm khắc hoa văntứ quý Tùng-Cúc-Trúc-Mai. Thềm mây làm bằng đá xanh nguyên khối. Dự án đượckhánh thành dịp kỷ niệm 1050 năm Nhà nước Đại Cồ Việt và Lễ hội Hoa Lư năm2018, thể hiện sự tri ân đối với những người có công lập nên Nhà nước Đại CồViệt. Hiện nay, đền và chùa là nơi sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa, tâm linh củanhân dân trong xã và du khách thập phương.

Huyện Yên Khánhhiện có 194 di tích gồm các đình, đền, chùa, miếu mạo... Trong đó, có 56 côngtrình đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa (12 di tích cấp Quốc gia và 44di tích cấp tỉnh). Bên cạnh yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo, các di tích còn mang ýnghĩa tôn vinh công đức của các bậc tiền nhân, các danh nhân đã có công trongsự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.

Đồng chí Phạm Đăng Khoa, Phó trưởngphòng Văn hóa và Thông tin huyện Yên Khánh cho biết: Thời gian qua, các cấp ủyđảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở luôn quan tâm đẩy mạnh công tác bảo tồn vàphát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa theo đúng quy định của pháp luật, đảmbảo chất lượng và giữ được nguyên vẹn kiến trúc, góp phần gìn giữ và phát huybản sắc văn hóa của dân tộc, hướng tới phát triển du lịch. Công tác tuyêntruyền việc bảo tồn, tôn tạo di tích được quan tâm triển khai xuống cơ sở theohướng dẫn của ngành Văn hóa, Thể thao. Các Ban quản lý di tích thường xuyênđược kiện toàn; các di tích thường xuyên được chăm lo, tu bổ, tôn tạo chốngxuống cấp, phục vụ đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân. Các hoạt động tạidi tích thường gắn với lễ hội, được tổ chức theo đúng quy định của Nhà nước.Việc phát huy vai trò của cộng đồng trong việc bảo vệ, phát huy giá trị của hệthống các di tích văn hóa lịch sử trên địa bàn không chỉ góp phần giáo dụctruyền thống lịch sử, cách mạng, tri ân đối với những người có công với nước màcòn góp phần làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân, lưu giữnhững tinh hóa văn hóa của dân tộc cho muôn đời.

Thực hiện phươngchâm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”,đến nay huyện Yên Khánh đã đề nghị và được các cấp có thẩm quyền cho phép xâydựng, sửa chữa, tu bổ 8 di tích văn hóa đã được xếp hạng gồm: Đền Triệu ViệtVương thị trấn Yên Ninh; nhà thờ Vũ Duy Thanh xã Khánh Hải; Đền Thôn Ba xãKhánh Thiện; Đình Làng Xuân Dương xã Khánh Cư; Đền, Chùa và Phủ Làng Phú Mỹ xãKhánh Vân; Đền Thánh Tứ xã Khánh Mậu; Chùa Kiến ốc Khánh Trung; Đền Kiến ốcKhánh Trung và công nhận di tích lịch sử văn hóa cho 3 nhà thờ gồm: Nhà thờ TạDanh Thùy thị trấn Yên Ninh; Nhà thờ Vũ Ngọc Cẩm xã Khánh Mậu; Nhà thờ PhạmĐình Giản xã Khánh Lợi. Qua đó đã khơi dậy tinh thần yêu quê hương, đất nước,lòng tự hào cũng như ý thức, trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân trong việcbảo tồn các di tích lịch sử văn hóa tại địa phương.

Bài, ảnh: TiếnMinh

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/yen-khanh-bao-ton-va-phat-huy-gia-tri-di-tich-lich-su-van-hoa-20190103090446835p3c23.htm