Zoom cận cảnh loài vẹt khổng lồ quý giá nhất hành tinh

Kakapo được mệnh danh là loài vẹt lớn nhất thế giới. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rất nhiều hóa thạch cổ đại của loài này ở khắp New Zealand nên nó được coi là một trong những loài động vật đặc hữu của đất nước này.

 Kakapo là loài vẹt duy nhất trên thế giới không biết bay, có lông màu xanh lục sáng và mặt hơi giống cú mèo. (Nguồn: eBird)

Kakapo là loài vẹt duy nhất trên thế giới không biết bay, có lông màu xanh lục sáng và mặt hơi giống cú mèo. (Nguồn: eBird)

Đây là loài chim chuyên sống về đêm nên không có gì ngạc nhiên khi người ta còn gọi Kakapo là “cú đêm”. Ngoài ra, với rất nhiều đặc điểm giống như loài vẹt nên chúng còn có tên gọi khác là “cú vẹt” hay “vẹt Kakapo”. (Nguồn: Redsvn.net)

Thủ tướng New Zealand - John Key cũng đã quyết định bổ nhiệm Sirocco (một chú vẹt Kakapo) làm “đại sứ về bảo tồn” của chính phủ. Ông cho rằng con vẹt quý hiếm này là sự lựa chọn lý tưởng. (Nguồn: Redsvn.net)

Vào năm 1995, người ta chỉ thống kê được 51 cá thể vẹt Kakapo nhưng nhờ các nỗ lực bảo tồn nên số lượng của chúng giờ đây đã tăng lên 124. (Nguồn: Redsvn.net)

Khoảng 33 con vẹt non đã được đưa tới các đảo ở phía Nam New Zealand - nơi chúng được bảo vệ nghiêm ngặt nhằm ngăn chặn nguy cơ diệt vong của loài. (Nguồn: Redsvn.net)

Với chiếc áo choàng màu xanh lục tươi sáng, Kakapo rất dễ dàng lẩn trốn kẻ thù trong những bụi rậm xanh tươi xung quanh. (Nguồn: Redsvn.net)

Dù không biết bay nhưng những chú vẹt Kakapo lại có thể leo cây một cách tài tình. (Nguồn: Redsvn.net)

Vẹt Kakapo hầu hết sống ở trong rừng, những nơi có nhiều bụi cỏ, bụi đất. Một đặc tính kỳ quặc của những chú "cú đêm" này là chúng hoàn toàn "ăn chay". Thay vì ăn thịt, chúng ăn hạt hạnh nhân và các loại quả cây Muselin, Rimu, Matai, Totara… (Nguồn: Redsvn.net)

Có lẽ vì chỉ ăn thực vật nên chúng có tuổi thọ cao, trung bình là 90 tuổi. (Nguồn: Redsvn.net)

Kakapo cũng là loài vẹt duy nhất sinh hoạt theo chế độ đa thê. Tuy nhiên, những con cái lại có một đặc điểm khá kỳ lạ, đó là chúng không thích giao phối. Tần suất giao phối của chúng rất thưa, có khi lên đến 2 năm 1 lần. (Nguồn: National Geographic)

Bởi vậy, số lượng của chúng còn lại rất ít, có thể nói chỉ đếm trên đầu ngón tay nên con đực khá vất vả trong việc tìm kiếm đối tác để duy trì nòi giống. (Nguồn: Kyluc.vn)

Các nhà bảo tồn đã đưa ra những biện pháp quyết liệt để bảo vệ Kakapo trước những động vật ăn thịt trên đảo. (Nguồn: DW)

Vân Anh (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/zoom-can-canh-loai-vet-khong-lo-quy-gia-nhat-hanh-tinh-1789960.html