Bảo tồn và phát huy giá trị hát ru của đồng bào các dân tộc Thanh Hóa

Hát ru là một trong những loại hình dân ca, các dân tộc trên đất nước ta nói chung và Thanh Hóa nói riêng, dân tộc nào cũng có những điệu hát ru của dân tộc mình. Hát ru là đưa trẻ thơ đi vào giấc ngủ. Đặc trưng cơ bản của hát ru là giọng điệu êm ả, chậm rãi, dàn trải và thường có những tiếng đưa hơi. Nội dung lời ru thường gần gũi, mộc mạc, chứa chan tình cảm, tình nhân ái, dạy con cách đối nhân xử thế, lòng hiếu thảo, những bài học rút ra từ cuộc sống và gửi gắm, nhắn nhủ con trẻ hướng tới những điều tốt đẹp... của người ru là cha mẹ với con, ông bà với cháu yêu...

Xuân Dương, tìm về duyên xưa...

Chợ tình Xuân Dương (huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn) tương truyền, đã có lịch sử hơn một trăm năm. Ðây là nơi gặp gỡ, giao lưu và lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào vùng cao. Hiện nay, những người dân nơi đây vẫn bền bỉ giữ gìn và phát huy nét đẹp truyền thống của cha ông, tạo nên một không gian văn hóa độc đáo, giàu bản sắc…

Về Gò Củi nghe hát Sình ca

10 năm qua, bằng tình yêu với văn hóa dân tộc, các hội viên Chi hội Người cao tuổi thôn Gò Củi, xã Nhữ Hán (Yên Sơn) đã thành lập đội văn nghệ cùng luyện tập, hướng dẫn nhau hát Sình ca. Người biết hát dạy cho người chưa biết, cứ thế dần dần các thành viên đã có thể hát, biểu diễn ngày càng hay hơn.

'Già làng' uy tín ở Tân Đô

Ở tuổi 70, ông Hoàng Văn Toòng (dân tộc Nùng, người có uy tín ở xóm Tân Đô, xã Hòa Bình, Đồng Hỷ) vẫn luôn nhiệt tình với mọi công việc ở địa phương. Với ông, được góp công sức nhỏ bé xây dựng quê hương là niềm vui và hạnh phúc.

Nỗ lực giữ gìn tiếng nói và văn hóa dân tộc Ngái

Người Ngái là một trong những dân tộc rất ít người, bởi vậy tiếng nói và văn hóa của dân tộc này đang đứng trước nguy cơ biến mất.

Đồng thầy Ngô Quang Đạo: Đạo Mẫu luôn hướng đến bách gia trăm họ

Đạo Mẫu luôn hướng đến bách gia trăm họ, hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Các thánh là người cận kề sát vai với nhân dân, từ miếng ăn giấc ngủ, manh áo.

Tìm nhau trong điệu hát Sli

Chợ tình Xuân Dương là lễ hội đặc sắc của đồng bào xã Xuân Dương, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn diễn ra vào ngày 25/3 âm lịch hàng năm. Lễ hội có lịch sử lâu đời cùng với nhiều nét sinh hoạt văn hóa văn nghệ độc đáo riêng có, đặc biệt Chợ tình là dịp để những đôi trai gái yêu nhau nhưng không lấy được nhau hoặc những người bạn cũ có dịp gặp lại, hò hẹn bên câu hát Sli đằm thắm...

Đặc sắc lễ khai trương du lịch biển ở 'cửa ngõ' phía Nam tỉnh Hà Tĩnh

Với chủ đề 'Thị xã Kỳ Anh dấu ấn và khát vọng', lễ khai trương du lịch biển ở 'cửa ngõ' phía Nam tỉnh Hà Tĩnh thu hút đông đảo du khách, người dân tham gia.

Sức sống làn điệu dân ca Xa Mạc nơi làng quê nhỏ bé

Dân ca Xa Mạc hay hát ngâm Xa Mạc là một làn điệu dân ca truyền thống, được bắt nguồn từ những câu hát đối đáp, nhằm khuấy động không khí lao động sản xuất trong các buổi đi cày, đi cấy của người dân thôn Xa Mạc, xã Liên Mạc, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội cách đây cả trăm năm. Vốn quí ấy được người dân Xa Mạc gìn giữ, bảo tồn qua thời gian và trở thành một nét văn hóa đặc trưng của làng quê Xa Mạc, dù ngày nay, những cánh đồng lúa đã vơi đi không ít.

Dâng hương tri ân công đức Vua Hùng tại các địa phương trong tỉnh

Sáng 18/4 (tức mùng 10/3 âm lịch), các xã, phường lân cận Khu di tích lịch sử Đền Hùng và nhiều địa phương trong tỉnh tổ chức dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại di tích thờ Hùng Vương và các nhân vật thời kỳ Hùng Vương.

Những kho tàng 'sống' về văn hóa dân gian

Theo dòng chảy của thời gian, những giá trị văn hóa truyền thống ở Yên Bái không bị mai một mà ngày càng được bảo tồn phát huy, với sự đóng góp quan trọng của người cao tuổi - những kho tàng 'sống' ở cộng đồng. Đây chính là hành trang, là nền tảng để xây dựng một Yên Bái 'xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc'.

Tái hiện không gian âm nhạc xưa

Sáng 6/4, tại Bích Câu Đạo Quán (Cát Linh - Hà Nội) đã diễn ra Lễ khai mạc Chương trình Cổ nhạc kinh kỳ. Chương trình đặc sắc với những tiết mục hát truyền thống (diễn xướng, ả đào, hát chèo, hát xẩm) và nhiều hoạt động khác, thu hút đông đảo người dân và du khách tới tham quan, trải nghiệm.

Sa Pa thu nhỏ giữa lòng thủ đô

Nằm trong khuôn khổ chuỗi hoạt động sự kiện 'Ngày hội văn hóa, du lịch Sa Pa tại Hà Nội', không gian văn hóa, du lịch Sa Pa được phục dựng tại Vườn hoa Lý Thái Tổ (quận Hoàn Kiếm, Thủ đô Hà Nội) là điểm dừng chân thu hút đông khách du lịch trong nước và quốc tế tới tham quan, trải nghiệm.

Nghệ nhân Ưu tú Hoàng Trọng Quý - Một đời trao truyền văn hóa Sán Dìu

Điều khiến ông tâm đắc nhất là góp phần giữ gìn, trao truyền hồn cốt văn hóa dân tộc Sán Dìu. Người chúng tôi nói đến là Nghệ nhân Ưu tú Hoàng Trọng Quý, ở xóm Đèo Nứa, xã Phúc Thuận (TP. Phổ Yên).

Giữ điệu Lượn Cọi của người Tày Bảo Lâm, Cao Bằng

Điệu Lượn Cọi, nét văn hóa đặc sắc có từ lâu đời của đồng bào Tày nơi đây đã được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Điệu hát như những lời nhắn gửi yêu thương vẫn đang được đồng bào gìn giữ, phát huy hướng tới mục tiêu tạo dấu ấn riêng cho du lịch địa phương.

Bích Nhạn và hành trình đến với Danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú

Bích Nhạn là diễn viên Đoàn Nghê thuật Chèo Hà Nam (Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh), sinh ra và lớn lên ở quê lúa Thái Bình - một trong những chiếng chèo nổi tiếng Bắc Bộ. Sinh ra trong gia đình có bố là nghệ sĩ, soạn giả chèo Bùi Văn Nhân và mẹ là diễn viên của Nhà hát Chèo Thái Bình nên Bích Nhạn đến với chèo như một lẽ tự nhiên. Gắn bó với Chèo từ bé theo những vở diễn của bố mẹ, những lời ca, điệu hát đã ngấm vào Bích Nhạn từ lúc nào không hay.

Vấn vương câu lượn Slương

Về vùng đất thơm hương hồi, hương quế, lòng người còn say thêm câu lượn Slương của đồng bào Tày xã Yên Cư, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. Làn điệu dân ca xưa thổn thức, nhớ thương đã có từ hàng trăm năm và cho đến nay những thế hệ người Tày nơi đây vẫn trân trọng, gìn giữ...

Người nặng lòng với văn hóa của dân tộc Bru-Vân kiều ở làng Chênh Vênh

Là người dân tộc Bru-Vân kiều, ông Hồ Văn Lý (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị), đã có nhiều cách để lưu giữ nét đẹp văn hóa của dân tộc mình. Từ Làn điệu dân ca, đến cách chơi các loại nhạc cụ truyền thống đều được ông tận tâm truyền dạy cho người trẻ với mong muốn giữ những âm điệu tà oải, xà nớt, Ta lư...vang mãi trên đỉnh Trường Sơn.

VKSND huyện Bình Liêu: Cách làm hay tuyên truyền bảo vệ môi trường

Với mục đích nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, VKSND huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã thay mặt cán bộ, công chức của đơn vị trao tặng 6 thiết bị mô hình thu gom pin cho các điểm trường tại Bình Liêu.

Đội văn nghệ gia đình Cao Lan

Về thôn 3 Đoàn Kết, xã Thành Long (Hàm Yên) hỏi đội văn nghệ gia đình Cao Lan của ông Trần Quang Tiến ai cũng biết. Gần 70 tuổi, với tình yêu văn hóa dân tộc, ông Tiến đã thành lập đội văn nghệ của gia đình để truyền lửa và lan tỏa tình yêu ấy đến với các con, các cháu.

Nghệ thuật âm nhạc trong hát ru của người S'tiêng

Người S'tiêng ở Bình Phước có 2 nhánh tộc chính là S'tiêng Bu Lơ và S'tiêng Bu Dêh (chưa kể S'tiêng Bu Biek, S'tiêng Bu Siếk). Về âm điệu tiếng nói cũng như một số từ vựng trong ngôn ngữ của mỗi nhánh tộc này có nhiều đặc điểm riêng. Ngoài ra, cộng đồng người S'tiêng ở các vùng khác nhau có mối quan hệ với các tộc người cộng cư, như vùng S'tiêng Bu Lơ ở xã Đắk Nhau, huyện Bù Đăng (đầu nguồn sông Đồng Nai) gần người M'nông nên tiếp biến ngôn ngữ, văn hóa M'nông; S'tiêng Bu Dêh (vùng dưới) sống gần người Khmer nên tiếp biến ngôn ngữ, văn hóa Khmer. Chính những đặc điểm riêng về tiếng nói, các cộng đồng, nhánh tộc S'tiêng đã tạo nên tính đa dạng trong dân ca, dân nhạc, dân vũ mà chúng ta dễ dàng nhận thấy trong những điệu hát ru.

Lễ hội Hoa ban Điện Biên rực rỡ sắc màu văn hóa

Lễ hội Hoa ban năm 2024 với chủ đề 'Về miền hoa ban' tái hiện văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số thông qua mô hình các ngôi nhà, các làn điệu dân ca, dân vũ và những món ăn đặc sắc...

Giữ gìn điệu hát Sình ca

Gặp các thành viên CLB hát Sình ca Cao Lan thôn 10, xã Lưỡng Vượng đúng vào dịp lễ hội đình Song Lĩnh đầu năm, ai cũng tươi trẻ trong bộ trang phục truyền thống để biểu diễn tiết mục múa hát. Để có được những tiết mục văn nghệ mang đậm bản sắc, các thành viên CLB đã tích cực tham gia luyện tập thường xuyên và trên hết là tình yêu với văn hóa dân tộc.

Độc đáo nghi thức hát Quan làng trong đám cưới của người Tày

Trong đám cưới truyền thống của người Tày, nhà trai và nhà gái sẽ giao tiếp, đối đáp với nhau bằng những bài hát Quan làng đầy tinh tế, chứa đựng tri thức văn hóa về cách ứng xử trong đời sống.

Quy định về quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian thế nào?

Bạn đọc Huỳnh Cẩm Thống ở xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, hỏi: Đề nghị tòa soạn cho biết, quy định về quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian?

Bảo tồn nghệ thuật hát then, sli, lượn dân tộc Nùng, Tày

Chiều 2/3, tại khuôn viên Tượng đài Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn, Trung tâm Văn hóa nghệ thuật tỉnh Lạng Sơn phối hợp với các Câu lạc bộ hát sli, lượn trên địa bàn tỉnh tổ chức Hội hát then, sli, lượn dân tộc Tày, Nùng.

Tiếng khèn cao nguyên

Cư Kuin mùa xuân về, một màu xanh bát ngát, thấy một tình xuân vuông tròn, giữa bạt ngàn hoa cà phê trắng ngần vọng tiếng khèn người Thái, người Mông, ngân vang tiếng chiêng, say mãi nhịp xoang... Sau tất cả, mảnh đất này bây giờ thật đẹp và bình yên.

Lễ hội Đền thờ Trần Nhật Duật

Chiều 23/2, tại Đền thờ Trần Nhật Duật dưới chân núi Ngọc Sơn, xã Quảng Hợp, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, đã diễn ra khai mạc lễ hội truyền thống năm 2024.

Hát Dô: Làn điệu hàng ngàn năm tuổi được công nhận Di sản văn hóa Phi vật thể cấp Quốc gia

Làn điệu Hát Dô, xã Liệp Tuyết vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp bằng công nhận Di sản văn hóa Phi vật thể cấp Quốc gia.

Bản Bung xuân mới

Những ngày đầu năm mới, chúng tôi chọn thôn Bản Bung, xã Thanh Tương (Na Hang) là điểm dừng chân trong chuyến công tác đầu tiên. Con đường bê tông dài gần 8 km dẫn lên thôn nằm vắt vẻo theo những triền núi đá, điểm xuyết hai bên đường là những chùm hoa mận, hoa đào nở rộ trông thật đẹp mắt. Đón phóng viên, anh Ma Văn Phương, Trưởng thôn niềm nở: 'Năm nay thôn có nhiều cái mới, đời sống người dân nay đã khác xưa nhiều'.

Ngày xuân vui Hội Bài chòi

Trong không gian Lễ hội ra quân khai thác hải sản đầu năm 2024 ở xã Đức Lợi (Mộ Đức), tiếng nhịp phách hòa theo từng lời hô hát của các anh/chị Hiệu trong Hội Bài chòi dân gian, khiến không khí làng biển trở nên vui nhộn với sắc màu riêng.

Độc đáo điệu hát múa Ải Lao tưởng nhớ Thánh Gióng

Hát múa Ải Lao của nhân dân phường Phúc Lợi, quận Long Biên, Hà Nội là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được bảo tồn cho đến ngày nay. Những điệu múa, lời hát mang ý nghĩa tâm linh, có giá trị lịch sử, ca ngợi các vị anh hùng dân tộc và thể hiện lòng yêu nước.

Lan tỏa văn hóa Việt qua các lớp học tại Mỹ

Theo Chương trình tiếng Việt thuộc Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Đông Á của Đại học Columbia, một trong những đại học danh giá tại Mỹ, hiện nay ngày càng nhiều bạn trẻ người Mỹ quan tâm và muốn học tiếng Việt. Và điều thú vị là không chỉ có sinh viên gốc Việt quan tâm tới chương trình tiếng Việt, ngay cả những sinh viên bản địa cũng đang quan tâm hơi tới môn học thú vị này. Với các bạn người Mỹ gốc Việt, điều đầu tiên khiến các bạn mong muốn học tiếng Việt là muốn kết nối, hiểu hơn về văn hóa nguồn cội dân tộc, về đất nước quê hương xứ sở của mình. Còn đối với những bạn trẻ người Mỹ, tiếng Việt là tà áo dài, là chiếc nón lá, là những điệu hát dân ca và những câu chuyện kể mang ý nghĩa nhân văn.

Xã Vĩnh Hòa: Tổ chức Lễ hội bài chòi mừng Đảng - mừng Xuân Giáp Thìn 2024

Sáng nay 11/2, nhằm ngày mồng 2 tháng Giêng năm Giáp Thìn - 2024, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Linh tổ chức Lễ hội bài chòi truyền thống.

Soóng cọ - điệu hát độc đáo của người Sán Chỉ

Soóng cọ là loại hình dân ca được thực hành và gìn giữ suốt nhiều thế hệ, trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của người Sán Chỉ.

'Tôi thuộc về những chuyến đi…'

Trương Anh Ngọc là một nhà báo luôn mang trong mình nỗi khát khao xê dịch - mà theo anh đó là một thứ 'nghiện' sang trọng…

Về Na Kha - Mùa xuân đắm chìm cùng không gian Thái

Vào một sáng đầu xuân năm ngoái, nghe bố gọi điện 'ra đón bố, bố đang ở Mỹ Đình'. Ông chẳng nói chẳng rằng, từ Đăk Nông bắt xe đi gần 30 tiếng ra thăm tôi. Sớm Hà Nội vắng hoe, vẫn phùn mưa, mù giăng rét buốt, tôi rong ruổi chiếc xe cà tàng ra bến xe Mỹ Đình đón bố. Đến cầu đi bộ, dáng người mảnh khảnh, da ngăm ngăm đứng đó là tôi nhận ra ngay. Cái nắng, cái gió, cái khắc nghiệt đặc trưng của một vùng đất Tây Nguyên, tôi không lạ gì. Ngay khi vừa chạm mặt, mừng mừng tủi tủi, bố đã thủ thỉ bên tai: Sáng mai, hai bố con mình về Thanh Hóa, về với Na Kha quê mình, con nhé!