Tiền Giang: Sức sống mới ở một xã anh hùng

Xã Cẩm Sơn (huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) là vùng đất anh hùng sản sinh ra những người con kiên cường bám đất, bám làng, chống lại sự càn quét của địch trong kháng chiến. Sau ngày miền Nam giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã phát huy truyền thống cách mạng, ra sức thi đua xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.TRANG SỬ HÀO HÙNG

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm việc về công tác phòng, chống hạn, mặn tại ĐBSCL

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cùng bộ, ngành liên quan vừa có buổi làm việc về công tác chống hạn, mặn tại ĐBSCL.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Cơ cấu lại cây trồng, vật nuôi để thích ứng với hạn mặn

Ngày 7-4, tại tỉnh Tiền Giang, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cùng Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ TN-MT Đặng Quốc Khánh có buổi làm việc trực tuyến với các tỉnh Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau về công tác phòng chống hạn mặn.

Không để người dân thiếu nước sinh hoạt mùa khô, hạn

Ngày 7/4, tại Tiền Giang, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác của Trung ương đã đi kiểm tra tình hình hạn, mặn; cung cấp nước sinh hoạt cho người dân vùng ven biển và làm việc với lãnh đạo tỉnh Tiền Giang, kết nối trực tuyến với tỉnh Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng.

Miền Tây sống chung với hạn, mặn

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh nắng nóng, khô hạn, xâm nhập mặn và sụp lún là câu chuyện chung của ĐBSCL. Chúng ta phải chủ động chung sống với hạn, mặn và có những giải pháp căn cơ, đồng bộ trên toàn vùng cũng như từng địa phương.

Chậm thích ứng biến đổi khí hậu: Hậu quả nặng nề - Bài 2: Thủy lợi chưa… lợi

Hạ tầng thủy lợi được xem là giải pháp quan trọng, yếu tố cần thiết để ứng phó hiệu quả với thiên tai, khô hạn kéo dài, mặn xâm nhập, nước biển dâng. Thế nhưng, công tác đầu tư xây dựng các công trình hồ chứa nước ngọt, đập, cống, đê bao ngăn mặn thời gian qua tại nhiều địa phương ở ĐBSCL còn nhiều bất cập, khó khăn, thiếu chặt chẽ..., dẫn đến hiệu quả mang lại không như ý.

Tiền Giang: Khẩn trương triển khai thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn mặn

Thực hiện Công điện 19 ngày 8-3-2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm tại Đồng bằng sông Cửu Long; theo nhận định của Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam và Đài Khí tượng Thủy văn Tiền Giang tình hình diễn biến và nhận định xâm nhập mặn sẽ gây ảnh hưởng đến nguồn nước phục vụ sản xuất các địa phương phía Tây, gây tình trạng thiếu nước ngọt làm ảnh hưởng nghiêm trọng đời sống của người dân ở các địa phương phía Đông; để chủ động ứng phó với xâm nhập mặn, nhằm kịp thời triển khai các giải pháp thực hiện phòng, chống hạn, xâm nhập mặn đảm bảo nguồn nước tưới cho sản xuất, đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân trong suốt mùa khô năm 2024, UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Giám đốc Công ty TNHH MTV Cấp nước, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi khẩn trương thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:1. UBND huyện Cái Bè, Cai Lậy, TX. Cai Lậy- Triển khai các phương án, giải pháp ngăn mặn, tổ chức gia cố các đập, đê bao, bờ bao, cửa cống để thực hiện trữ nước tưới không để mặn xâm nhập vào vườn cây ăn trái gây thiệt hại trên địa bàn quản lý.- UBND huyện Cai Lậy khẩn trương lập kế hoạch và chủ động khai thác, tổ chức vận hành 17 giếng khoan dự phòng (xã Tân Phong: 8 giếng, xã Ngũ Hiệp: 7 giếng, xã Tam Bình: 2 giếng) để phục vụ công tác phòng, chống hạn mặn đúng quy định.- Theo dự báo, nước mặn tăng nhanh đột biến trong những ngày đỉnh triều lên cao (đối với triển khai giải pháp đắp đập thép tạm phải kéo dài thời gian, thường trên 20 ngày) để chủ động phòng chống hạn, xâm nhập mặn qua các rạch: Trà Tân, Ba Rài, Phú An... giao Chủ tịch UBND huyện Cai Lậy, Cái Bè và TX. Cai Lậy chỉ đạo UBND cấp xã trong khu vực kiểm tra, rà soát từng ô bao nội vùng có các kinh, rạch còn hở kịp thời chủ động đắp đập ngăn mặn, tích trữ nước; sửa chữa các cửa cống, nâng cấp các đê bao, bờ bao còn thấp đảm bảo ngăn mặn cho từng tiểu vùng.- Thực hiện trục vớt lục bình, chướng ngại vật nhằm thô

Tiền Giang chủ động phòng, chống hạn, mặn vụ Đông Xuân

Theo Chi cục Thủy lợi tỉnh Tiền Giang, những ngày qua, độ mặn 0,7g/l đã xâm nhập sâu vào nội đồng hơn 50km. Trên sông Tiền và sông Hàm Luông, độ mặn tại hầu hết các trạm có xu thế tiếp tục tăng vào những ngày đầu tuần theo chu kỳ triều cường đầu tháng giêng. Tỉnh Tiền Giang đã chủ động triển khai các giải pháp phòng, chống hạn, mặn từ sớm, từ xa, với tinh thần chủ động cao nhất để bảo vệ sản xuất và đời sống của người dân.

Chủ động phòng, chống hạn, mặn với tinh thần cao nhất

Để bảo vệ sản xuất và đời sống của người dân, tỉnh Tiền Giang đã chủ động triển khai các giải pháp phòng, chống hạn, mặn từ sớm, từ xa, với tinh thần chủ động cao nhất.PHÍA ĐÔNG TÍCH CỰC TRỮ NƯỚC

Linh hoạt ứng phó hạn mặn

Nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, mùa khô năm 2023 - 2024, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long cao hơn trung bình nhiều năm.

Lãnh đạo tỉnh kiểm tra công tác phòng, chống hạn, mặn tại các huyện phía Tây

Sáng 23-1, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Vĩnh kiểm tra công tác phòng, chống hạn, mặn tại các huyện phía Tây của tỉnh.

Miền Tây ứng phó mặn xâm nhập sớm

Ranh nước mặn 4‰ từ phía biển đã lấn vào cửa sông vùng hạ lưu miền Tây từ 25-40km. Đây là đợt mặn cao nhất từ đầu mùa kiệt. Trong bối cảnh El Nino đang quay lại, các nhà khoa học cảnh báo về kịch bản mùa khô hạn, xâm nhập mặn khốc liệt như năm 2016 tái diễn. Các địa phương vùng ĐBSCL đang khẩn trương triển khai các giải pháp để thích ứng với hạn - mặn.

Sản phẩm OCOP: Không nên đặt nặng về số lượng

Ngày 14-12, Đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) do đồng chí Lê Minh Hoan, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT làm trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Tiền Giang. Đồng chí Nguyễn Văn Vĩnh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc với đoàn.

Di tích Vịnh Bà Thu tại ấp 3, xã Tân Bình, TX. Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang là di tích lịch sử cấp tỉnh. Hiện nay, di tích được nhân dân và chính quyền chăm sóc nhằm phục vụ công tác giáo dục truyền thống của địa phương. Cách đây 83 năm, đây là địa điểm xảy ra cuộc biểu tình quy mô lớn và quyết liệt của cán bộ, quần chúng nhân dân các xã Mỹ Phước Tây, Mỹ Hạnh Trung, Mỹ Hạnh Đông với địch trong cuộc khởi nghĩa Nam kỳ ngày 23-11-1940.

Tiền Giang chủ động ứng phó hạn, mặn

Dự báo năm 2024, tình trạng hạn, thiếu nước ngọt, xâm nhập mặn sẽ diễn ra phức tạp do tác động của hiện tượng El Nino. Để chủ động ứng phó, ngành chức năng tỉnh Tiền Giang đang tập trung nạo vét các tuyến kênh nhằm khơi thông dòng chảy, tích trữ nước ngọt và xây dựng nhiều cống ngăn mặn, trữ ngọt.

Mùa khô 2023 - 2024: Tiền Giang chủ động bảo vệ vùng cây ăn trái trước cảnh báo hạn, mặn

Trước dự báo của các cơ quan chuyên môn về tình hình xâm nhập mặn mùa khô 2023 - 2024, tỉnh Tiền Giang đang chủ động triển khai các giải pháp ứng phó nhằm bảo vệ vùng chuyên canh cây ăn trái các huyện phía Tây của tỉnh.ĐỊA PHƯƠNG CHỦ ĐỘNG

Vùng hạ lưu ĐBSCL chủ động ứng phó xâm nhập mặn

Theo dự báo của ngành chuyên môn, mùa khô năm 2023-2024 tình hình hạn mặn sẽ diễn biến phức tạp; nước mặn xâm nhập sớm và sâu hơn mức trung bình nhiều năm. Do dó, hiện nay, chính quyền và người dân các địa phương này đang khẩn trương ứng phó với thiên tai.

6 cống ngăn mặn trên đường tỉnh 864 hoàn thành: Nhà vườn an tâm sản xuất

Để bảo vệ sản xuất của người dân các huyện phía Tây của tỉnh Tiền Giang, đặc biệt là vùng chuyên canh cây ăn trái, UBND tỉnh Tiền Giang đã đầu tư Dự án Đầu tư xây dựng hệ thống cống ngăn mặn tại đầu các kinh, rạch ra sông Tiền trên đường tỉnh 864 giai đoạn 1 (gọi tắt là Dự án). Đến nay, 6/6 cống ngăn mặn thuộc Dự án đã hoàn thành, giúp nông dân an tâm sản xuất khi mùa hạn, mặn sắp đến.VƯỢT TIẾN ĐỘ

Tiền Giang: Kiểm tra công tác phòng, chống hạn, mặn tại các huyện phía Tây

Sáng 6-11, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Mẫn cùng các đơn vị liên quan có buổi làm việc với các huyện, thị phía Tây về công tác phòng, chống hạn, mặn mùa khô 2023 - 2024.

Tiền Giang: Sẽ đóng 3 đập thép Trà Tân, Ba Rài và Phú An nếu mặn xâm nhập sâu

Theo dự báo của các cơ quan chuyên môn, xâm nhập mặn mùa khô năm 2023 - 2024 sẽ xuất hiện sớm và sâu hơn so với TBNN, một số thời điểm tương đương năm 2015 - 2016, 2019 - 2020. Để chủ động ứng phó hạn, mặn, UBND tỉnh Tiền Giang đã ban hành phương án phòng, chống. Trong đó, tỉnh sẽ tập trung ứng phó xâm nhập mặn, bảo vệ vùng sản xuất cây ăn trái.

Bản hùng ca trên sông Ba Rài

Chiến thắng Ba Rài không chỉ phá tan cuộc hành quân càn quét mang biệt danh 'trận càn Cohart' của quân viễn chinh Mỹ, mà còn góp phần chặn đứng cuộc hành quân càn quét mang biệt danh 'Cửu Long 63' của quân ngụy (2 cuộc hành quân càn quét này dự kiến kéo dài từ ngày 15 đến 20-9-1967, nhưng buộc phải chấm dứt trong ngày 16-9-1967).

Chiến thắng tiêu biểu của quân dân Tiền Giang trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở Tiền Giang là cuộc chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện; là một bộ phận của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của chiến trường châu thổ sông Cửu Long. Suốt 21 năm chống Mỹ xâm lược, chiến trường Tiền Giang là nơi diễn ra cuộc 'Đấu trí, đấu lực' quyết liệt giữa lực lượng cách mạng và quân Mỹ - ngụy. Sau đây là một số chiến thắng tiêu biểu:

Độc đáo Đình Đôi Hội Sơn

Xã Hội Xuân, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang có 2 ngôi đình: Đình Xuân Sơn, tục gọi Miếu Ngói và đình Hội Sơn, còn gọi là Đình Đôi Hội Sơn, tọa lạc ở ấp Hội Nghĩa bên vàm sông Ba Rài. Nơi đây có nhiều giai thoại thời khẩn hoang; đồng thời, cũng là nơi ghi dấu những sự kiện lịch sử của địa phương.Vàm Ba Rài xưa là nơi hội tụ của người đi khẩn hoang, cho nên Hội Sơn là ngôi làng lập đầu tiên trong hệ thống các tên làng mang chữ Sơn theo tuyến sông Ba Rài như Phú Sơn, Cẩm Sơn, Hòa Sơn, Thanh Sơn… Làng Hội Sơn tồn tại khá lâu, sau này gọi là xã, năm 1979 được nhập với xã Xuân Sơn thành xã Hội Xuân.

Báo Ấp Bắc Xuân trong kháng chiến

Báo Ấp Bắc giai đoạn đầu mỗi tháng ra 2 số, về sau do chiến tranh ác liệt, địch kiểm soát gắt gao, vật liệu làm báo khan hiếm, bị địch đánh phá liên tục nên tòa soạn báo cố gắng duy trì ra những số nhân dịp các ngày lễ lớn như: 1-5, 2-9... hoặc trong năm có sự kiện quan trọng thì ra số đặc biệt; riêng Báo Ấp Bắc Xuân được xuất bản hằng năm.

Đảng bộ, quân và dân tỉnh Mỹ Tho, Gò Công phát huy tinh thần Chiến thắng Ấp Bắc, quyết chiến đến thắng lợi hoàn toàn

Trong thắng lợi vẻ vang của Đảng bộ, quân và dân Mỹ Tho, Gò Công trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước mang đậm dấu ấn của tinh thần Chiến thắng Ấp Bắc!MỞ RỘNG VÙNG GIẢI PHÓNG

Đổi thay trên quê hương Chiến thắng Ba Rài

Phát huy truyền thống cách mạng, quê hương Chiến thắng Ba Rài hôm nay đang vững bước trên hành trình xây dựng xã nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu.

Chuyện về người đại đội trưởng trong trận đánh năm xưa

Cách đây 55 năm - ngày 15-9-1967 - trên sông Ba Rài, đoạn qua xã Cẩm Sơn, huyện Cai Lậy, tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang), đã diễn ra trận phòng ngự chống càn của bộ đội Tiểu đoàn 263. Đây là một trận đánh mang tính đột phá, góp phần làm phá sản chiến thuật 'Hạm đội nhỏ trên sông' của sư đoàn 9 Mỹ ở chiến trường tỉnh Mỹ Tho.

Bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa

Huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang hiện có 10 di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng công nhận. Các di tích không chỉ là 'địa chỉ đỏ' góp phần giáo dục truyền thống, mà còn là điểm đến của nhiều du khách đến tìm hiểu lịch sử, văn hóa. Tuy nhiên, thời gian qua, công tác trùng tu, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích còn nhiều khó khăn, hạn chế.NHIỀU DI TÍCH XUỐNG CẤP

Sáng mãi phẩm chất 'Bộ đội Cụ Hồ' trong đại dịch

Sự ra đời của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng ngày nay) ngày 22-12-1944 tại khu rừng Trần Hưng Đạo, xã Tam Kim (huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) là một bước ngoặt lịch sử trên con đường đấu tranh giải phóng dân tộc ta.

Khẩn trương khắc phục các điểm sạt lở ở xã Hội Xuân

Thời gian qua, nhiều hộ dân trên đường huyện lộ 54 (đường Đông - Tây kinh Ba Rài), đoạn ấp Hội Trí, xã Hội Xuân, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, cặp sông Ba Rài lo lắng vì tình trạng sạt lở nghiêm trọng lấn sâu vào nhà dân, khiến giao thông đi lại, vận chuyển hàng hóa gặp rất nhiều khó khăn.

Phát huy truyền thống Nam kỳ khởi nghĩa, quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội

81 năm đã đi qua, nhưng những năm tháng hào hùng ngày ấy vẫn còn in đậm trong tâm trí của biết bao người. Lịch sử ghi lại: Ngày 23-11-1940, quân và dân Nam bộ dưới sự lãnh đạo của Đảng đã quật khởi vùng lên, sẵn sàng hy sinh tính mạng, của cải của mình, quyết tâm đấu tranh giành tự do, độc lập. Từ đó, ý nghĩa to lớn và bài học vô giá của khởi nghĩa Nam kỳ luôn cổ vũ hành động của chúng ta trong đấu tranh giải phóng dân tộc và trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay và mai sau.

Phát huy hào khí Nam bộ kháng chiến, quyết tâm chiến thắng 'giặc dữ' Covid-19

Mùa Thu rồi ngày 23 ta đi theo tiếng kêu sơn hà nguy biến/Rền khắp trời, lời hoan hô dân quân Nam nhịp chân tiến ra trận tiền.

Hậu phương Cai Lậy góp phần quan trọng trong chiến thắng Ba Rài

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở Tiền Giang có rất nhiều sự kiện lịch sử có ý nghĩa rất lớn, trong đó có sự kiện quân và dân ta đối đầu trực tiếp với quân viễn chinh Mỹ tại sông Ba Rài. Ngày 15-9-1967, trên đoạn sông Ba Rài thuộc địa phận xã Cẩm Sơn, huyện Cai Lậy, tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang), cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 263 trực thuộc Quân khu 8 được sự hỗ trợ đắc lực của Đảng bộ và nhân dân địa phương đã mưu trí, dũng cảm, sáng tạo, với ý chí quyết chiến quyết thắng, kiên cường bám trụ, giữ vững trận địa, bảo toàn lực lượng và đã đánh cho quân Mỹ một đòn đau, lập nên chiến công lớn.

Bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống của lễ hội

Thời gian qua, Tiền Giang quan tâm thực hiện công tác bảo tồn, tổ chức tốt các lễ hội truyền thống ở địa phương. Qua đó, góp phần lưu giữ những phong tục, tập quán đặc trưng của tỉnh, góp phần làm phong phú hơn các giá trị văn hóa của dân tộc.LỄ HỘI - DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

Phát huy tinh thần chiến thắng 30-4 lịch sử, ra sức xây dựng quê hương Tiền Giang ngày càng giàu đẹp

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, mà đỉnh cao là chiến thắng 30-4 lịch sử, có giá trị, ý nghĩa lịch sử và tầm vóc thời đại to lớn. Thắng lợi này khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, đánh địch bằng ba mũi giáp công, trên cả ba vùng chiến lược.

2 đảng viên trẻ tình nguyện nhập ngũ

Trong không khí ấm áp của những ngày đầu Xuân Tân Sửu 2021, thanh niên Tiền Giang háo hức chuẩn bị lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự. Năm nay, tỉnh Tiền Giang giao 1.250 thanh niên cho các đơn vị trong Quân đội, trong đó có 2 đảng viên trẻ đã viết đơn tình nguyện nhập ngũ…

Tiền Giang: Tích cực, chủ động phòng, chống hạn, xâm nhập mặn mùa khô năm 2020 - 2021

Hiện nay khi mùa mưa sắp chấm dứt, nhân dân trong tỉnh Tiền Giang chưa biết hạn, xâm nhập mặn mùa khô năm nay sẽ diễn biến ở mức độ nào, ở mức độ thấp của mùa khô của năm 2018 - 2019, ở mức độ trung bình của mùa khô năm 2015 - 2016, hay ở mức độ cao của mùa khô 2019 - 2020 vừa qua (đã để lại hậu quả nặng nề mà đến nay chưa khắc phục xong, dù công tác phòng, chống hạn, xâm nhập mặn rất hiệu quả).

Ứng phó hạn, mặn mùa khô 2020 - 2021: Có kế hoạch cụ thể về việc trữ nước trong dân

Sáng 17-11, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Tiền Giang tổ chức Hội nghị triển khai các giải pháp phòng, chống hạn, mặn mùa khô 2020 - 2021.

Triều cường gây ngập lụt trên diện rộng tại Tiền Giang và Bến Tre

Triều cường dâng cao đã gây nước ngập trên diện rộng ảnh hưởng đến việc đi lại, sinh hoạt và sản xuất của người dân tại địa bàn tỉnh Tiền Giang và Bến Tre.

Củng cố niềm tin và cổ vũ quân dân Tiền Giang quyết tâm đánh bại Chiến tranh cục bộ của Mỹ

Từ năm 1965, cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta chuyển sang giai đoạn mới. Kế hoạch Staley - Taylor và McNamara không thực hiện được, chiến lược 'Chiến tranh đặc biệt' của đế quốc Mỹ thi hành hơn 4 năm ở miền Nam Việt Nam về cơ bản đã bị phá sản. Đế quốc Mỹ đã thay chiến lược 'Chiến tranh đặc biệt' bằng 'Chiến lược chiến tranh cục bộ', đưa quân viễn chinh Mỹ và đồng minh cùng với vũ khí, phương tiện chiến tranh vào miền Nam nhằm đẩy mạnh chiến tranh xâm lược và mở rộng 'Chiến tranh phá hoại' miền Bắc.

Tiền Giang cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp

Tỉnh Tiền Giang triển khai đề án cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, trong đó, chú trọng cơ cấu lại nghề trồng lúa theo hướng giảm diện tích, nâng cao giá trị và thích ứng biến đổi khí hậu.

Lực lượng vũ trang tỉnh xây dựng 'thế trận lòng dân' vững chắc

Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh đã không ngừng tiến bộ, trưởng thành về mọi mặt, luôn xứng đáng là lực lượng chính trị tin cậy, lực lượng chiến đấu trung thành của Đảng, chính quyền và nhân dân trong tỉnh, góp phần tô thắm thêm bản chất, truyền thống vẻ vang 'Bộ đội Cụ Hồ' trong thời kỳ mới.

Phòng ngừa tội phạm về ma túy, góp phần giữ vững danh hiệu xã nông thôn mới

Cẩm Sơn là 1 xã phía Nam Quốc lộ 1, thuộc huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, cách trung tâm huyện khoảng 7 km. Xã có tuyến kinh Ba Rài chia xã Cẩm Sơn thành 2 bờ Đông và Tây, với trên 2.680 hộ và trên 9.800 nhân khẩu, có tuyến tỉnh lộ 875B và huyện lộ 60, cùng các tuyến giao thông liên ấp, thuận lợi cho việc giao thương hàng hóa, đời sống người dân từng bước được cải thiện, kinh tế ngày càng phát triển. Trước đây, xã Cẩm Sơn thuộc vùng căn cứ địa cách mạng, được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.