Đức ghi nhận năm ấm nhất từ trước đến nay

Theo số liệu do Cơ quan Thời tiết Đức (DWD) công bố, năm 2023 là năm ấm nhất ở Đức kể từ khi nước này bắt đầu thống kê dữ liệu thời tiết vào năm 1881. Nhiệt độ trung bình trong năm ước tính ở mức 10,6 độ C.

COP28 buộc phải tăng ca do chia rẽ về việc loại bỏ nhiên liệu hóa thạch

Cuộc đàm phán về khí hậu COP28 đã phải tăng ca vào thứ Ba khi các quốc gia cố gắng để thu hẹp sự chia rẽ quốc tế sâu sắc về cách giải quyết nhiên liệu hóa thạch.

COP28 không đạt được thỏa thuận về nhiên liệu hóa thạch

Trong bối cảnh hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP28 kết thúc ngày 12/12, các quốc gia tham gia vẫn đang gặp phải sự bế tắc giữa hai luồng ý kiến trái ngược liên quan tới việc loại bỏ dần việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch hoặc loại bỏ hoàn toàn.

'Tiếng sét' với nước chủ nhà COP28

Các nhà đàm phán kỳ cựu tại hội nghị về khí hậu của Liên Hợp Quốc cho biết, nỗ lực loại bỏ nhiên liệu hóa thạch trên thế giới đã đạt được động lực lớn đến mức khiến những cường quốc dầu mỏ phải lo lắng.

Nhiên liệu hóa thạch trên 'bàn mổ' COP28

Các quốc gia trên thế giới đang đặt cược vào khả năng đạt được thỏa hiệp hoặc đàm phán về nhiên liệu hóa thạch trong Hội nghị COP28.

Quan ngại về biến đổi khí hậu kéo theo khủng hoảng sức khỏe

Hàng triệu người trên toàn cầu thiệt mạng do ô nhiễm không khí mỗi năm và sự lây lan của các bệnh như dịch tả và sốt rét khi hiện tượng nóng lên toàn cầu làm đảo lộn hệ thống thời tiết, những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đến sức khỏe con người chính là chủ đề nóng trong các phiên thảo luận vừa qua của Hội nghị các bên về khí hậu của Liên hợp quốc lần thứ 28 (COP28) tại Dubai.

COP28 giành được chiến thắng sớm

Hội nghị thượng đỉnh về Biến đổi Khí hậu của Liên Hợp quốc tại Dubai (COP28) hôm 30/11 đã thông qua một quỹ mới để giúp các quốc gia nghèo đối phó với những thảm họa khí hậu đặc biệt tốn kém.

Hội nghị biến đổi khí hậu COP28 khai mạc với chiến thắng của quỹ 'Tổn thất và Thiệt hại'

Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 2023 (COP28) đã giành được chiến thắng sớm trong ngày khai mạc vào thứ Năm (30/11), với việc chính thức thành lập quỹ 'Tổn thất và Thiệt hại' để giúp các quốc gia nghèo đối phó với những thảm họa khí hậu.

Gian nan việc lập quỹ hỗ trợ thiệt hại do thảm họa khí hậu gây ra

Các quốc gia đã tiến một bước gần hơn tới việc thành lập quỹ để giúp đỡ các quốc gia nghèo bị thiệt hại do thảm họa khí hậu, nhưng con đường lập quỹ còn nhiều gian nan do quan điểm của một số quốc gia chưa thống nhất.

EU cảnh báo COP28 phải đạt thỏa thuận về loại bỏ nhiên liệu hóa thạch

Sau 1 năm thiên tai khắc nghiệt khắp thế giới, các nhà lãnh đạo EU cảnh báo sẽ không chấp nhận kết quả Hội nghị thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (COP28) khai mạc tại Dubai vào cuối tháng này nếu hội nghị không giải quyết được vấn đề gai góc nhất là dần từ bỏ nhiên liệu hóa thạch.

Các cuộc đàm phán sơ bộ chuẩn bị cho COP28 vẫn chưa đạt đột phá

Các cuộc đàm phán sơ bộ nhằm chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 28 Các bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) đã kết thúc ngày 31/10 tại Abu Dhabi, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), mà chưa đạt được bất kỳ đột phá lớn nào.

EU tìm tiếng nói chung cho việc chấm dứt sử dụng nhiên liệu hóa thạch

Hôm 16/10, các Bộ trưởng Môi trường EU nhóm họp tại Luxembourg cố gắng đạt được một thỏa thuận chung cho Liên minh châu Âu (EU) ở Hội nghị COP28 về biến đổi khí hậu, trong bối cảnh có sự không đồng quan điểm về vai trò của công nghệ hấp thụ carbon với mục tiêu loại bỏ nhiên liệu hóa thạch.

Pháp-Đức xây cầu nối hướng tới một tương lai năng lượng bền vững

Chính phủ Đức quyết tâm cùng với Pháp và các đối tác khác thúc đẩy phát triển hydro nhằm định hình sự phát triển thị trường hydro toàn cầu cũng như các cơ hội kinh tế và bảo vệ khí hậu.

Trách nhiệm bảo vệ hành tinh xanh

Hội nghị tham vấn hằng năm của Liên hợp quốc về khí hậu diễn ra tại thành phố Bonn của Đức, từ ngày 5 đến 15/6, tập trung cao độ bàn thảo về các biện pháp thực chất, cụ thể nhằm kiềm chế tình trạng ấm lên toàn cầu. Ngày càng có nhiều ý kiến cho rằng, những nỗ lực bảo vệ khí hậu và Trái đất hiện vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.

Con đường chông gai trước COP28

Các cơ quan trực thuộc công ước khung của Liên hiệp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu có trụ sở tại thành phố Bonn, miền Tây nước Đức, đã bắt đầu cuộc tham vấn thường niên để chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (COP28).

Thế giới cần chung tay để giảm lượng khí thải toàn cầu

Đây là lời kêu gọi Chủ tịch COP28 - Tiến sĩ Al Jaber trong chuyến thăm tới Berlin (Đức) để tham dự Hội nghị Đối thoại chuyển đổi năng lượng Berlin 2023.

Chủ tịch COP28: Thu giữ carbon là 'yếu tố cần thiết để hạn chế khí thải'

Theo Tiến sĩ Sultan bin Ahmed Al Jaber, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Công nghệ cao kiêm Chủ tịch COP28, 'hoạt động thu hồi carbon trên toàn thế giới vẫn chỉ ở mức 44 triệu tấn mỗi năm. Như vậy là quá ít. Chúng ta cần nhân con số đó lên 30 lần để đạt được mức hơn 1.286 triệu tấn. Chi phí là rào cản chính.

Hành động trước khi quá muộn

Các quan chức cấp cao đến từ 40 quốc gia nhóm họp tại thủ đô Berlin (Đức) để thảo luận về cách tiếp tục tập trung vào cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và khắc phục tác động của tình trạng Trái đất nóng lên. Đây cũng được gọi là Đối thoại Khí hậu Petersberg lần thứ 13.

Đại diện 40 quốc gia nhóm họp tại Đức về chống biến đổi khí hậu

Các quan chức cấp cao đến từ 40 quốc gia trên thế giới ngày 18/7 đã nhóm họp tại Berlin (Đức) để thảo luận về cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và khắc phục tác động của tình trạng Trái Đất nóng lên.

Trung hòa Carbon: Đánh tráo khái niệm hay giải pháp xanh đúng nghĩa?

Xu thế chuyển đổi năng lượng, cam kết không phát thải ròng khí nhà kính và sức ép gia tăng từ các nhà đầu tư là những nguyên nhân khiến các công ty dầu khí phải cho ra đời những lô hàng 'trung hòa carbon'.

Dư âm COP26 – Góc nhìn đa chiều

Sau Hội nghị COP26, các nhà ngoại giao, giới khoa học, các tổ chức từ thiện và các tổ chức phi chính phủ đã có những đánh giá khác nhau về kết quả Hội nghị, cũng như 'Hiệp ước khí hậu Glasgow' vừa được tất cả 197 quốc gia và vùng lãnh thổ thông qua.

Nhìn lại những tiến triển của hội nghị khí hậu COP26

Sau những căng thẳng và thay đổi vào phút chót, đại diện 197 quốc gia cuối cùng đã ký Hiệp ước Khí hậu Glasgow tại hội nghị COP26 diễn ra tại Scotland (Anh). Dù vẫn còn nhiều điều chưa làm được nhưng COP26 là một bước tiến đúng hướng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Nỗ lực 'xóa sổ' than trong COP 26

Tại COP26, thế giới chứng kiến nhiều cam kết mạnh mẽ. Một loạt quốc gia đưa ra những cam kết mới về lộ trình loại bỏ than.

Điểm lại những thành công và thất bại của hội nghị khí hậu COP26

Ngày 14/11, 197 quốc gia đã thông qua Hiệp ước Khí hậu Glasgow ở Scotland tại hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (COP26) sau gần hai tuần làm việc. Các chuyên gia cho rằng hiệp ước có cả thành công và thất bại.

Vì than, Trung Quốc và Ấn Độ 'quay lưng' với thế giới

Chủ tịch COP26 cho biết Trung Quốc và Ấn Độ sẽ cần giải thích lý do tại sao họ lại từ chối thỏa thuận ban đầu về than cũng như yêu cầu sửa đổi vào phút chót.

Hội nghị COP26 có đủ sức khép lại tương lai của than?

Tổng cộng 47 nước đã ủng hộ 'Tuyên bố toàn cầu về chuyển dịch từ than sang năng lượng sạch' tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) do Vương quốc Anh - nước Chủ tịch COP26 - khởi xướng nhằm thúc đẩy động lực quốc tế cho quá trình chuyển đổi năng lượng toàn cầu.

Dư luận trái chiều về Hiệp ước khí hậu Glasgow

Sau khi kéo dài thêm 1 ngày so với lịch trình, Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) đã bế mạc ngày 13-11 (giờ địa phương) tại Glasgow, Scotland (Vương quốc Anh), với việc tái khẳng định duy trì mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở ngưỡng 1,5oC theo Hiệp định Paris. Giới lãnh đạo và các học giả đã có nhiều ý kiến khác nhau về Hiệp ước mới.

Hội nghị COP26: Giới chuyên gia nhìn nhận đa chiều về Hiệp ước khí hậu Glasgow

Các nhà ngoại giao, giới khoa học, các tổ chức từ thiện và các tổ chức phi chính phủ đã có những đánh giá khác nhau về kết quả Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) ở Glasgow (Vương quốc Anh), cũng như 'Hiệp ước khí hậu Glasgow' vừa được tất cả 197 quốc gia và vùng lãnh thổ thông qua.

COP26 thông qua thỏa thuận 'cứu' trái đất khỏi thảm họa khí hậu

Chuỗi đàm phán về khí hậu của Liên Hợp quốc tại Scotland đã kết thúc với một thỏa thuận toàn cầu nhằm duy trì hy vọng sống còn về giới hạn sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C.

Không tìm được tiếng nói chung, COP26 có thể đàm phán xuyên đêm

Cuộc thảo luận tại COP26 dự kiến kéo dài đến chiều 13/11 (giờ địa phương) sau khi các bên không đạt được một thỏa thuận chung do những bất đồng về quan điểm chưa được giải quyết.

COP26: Hoan nghênh nhưng thận trọng với thỏa thuận bất ngờ về khí hậu của Mỹ và Trung Quốc

Mỹ và Trung Quốc vừa công bố một thỏa thuận mới về việc hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu, trong đó có việc cùng cắt giảm lượng khí metan, dần giảm tiêu thụ than, chuyển đổi sang năng lượng sạch, bảo vệ rừng...

Thỏa thuận khí hậu G20 'không có đột phá đáng kể' dồn áp lực lên COP26

Việc thỏa thuận này thiếu những đột phá đáng kể về cam kết cụ thể có thể khiến đàm phán tại COP26 tuần này trở nên căng thẳng hơn...

COP26 đem lại gì cho thế giới?

Thế giới còn cách mục tiêu giữ cho trái đất chỉ nóng lên 1,5 độ C rất xa, Hội nghị Biến đổi khí hậu (COP26) năm 2021 nỗ lực để thu hẹp khoảng cách đó.

Nguy cơ tàu chở nhiên liệu bỏ hoang ở Yemen phát nổ bất kỳ lúc nào

Tổ chức Greenpeace đã cảnh báo chiếc tàu chở nhiên liệu bỏ hoang tại bờ biển Yemen có thể nổ tung bất cứ lúc nào, đồng thời kêu gọi Liên Hợp Quốc vào cuộc.

Mỹ: Thầy - trò gặp khó vì học trực tuyến

Do Covid-19, trẻ em Mỹ phải học từ xa thay vì tới trường. Không chỉ học sinh, giáo viên cũng là người gặp nhiều khó khăn bởi hình thức học tập trực tuyến.