Khi người Bahnar về thế giới Atâu

Mây đen vần vũ, cây cối lặng như tờ báo trước một cơn mưa. Vừa đến đầu xã Ya Ma (huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai), tôi đã nghe tiếng cồng chiêng vang xa. Hỏi thăm một người dân trên đường thì biết đó là nhạc chiêng đưa tiễn người chết ở làng Tờ Nùng-Măng.

Du lịch cộng đồng gặp khó tại huyện miền núi Khánh Hòa

Khu vực miền núi tỉnh Khánh Hòa có nhiều tiềm năng, lợi thế về sinh thái, văn hóa để phát triển du lịch cộng đồng. Đáng tiếc, tiềm năng này chưa được phát huy đúng mức.

Ia Kênh: Bảo tồn văn hóa gắn với phát triển du lịch cộng đồng

Với cảnh sắc thiên nhiên hữu tình cùng nhiều lễ hội đậm đà bản sắc dân tộc, xã Ia Kênh (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) chú trọng đầu tư phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống.

Vũ điệu của cội nguồn

Những tiếng cồng tiếng chiêng vang lên rộn rã, cho từng vòng xoay ngày càng đắm say rạo rực, gần 800 nghệ nhân đã làm sống dậy nền văn hóa dân tộc của cả một miền cao nguyên nhiều huyền bí và đầy sức sống.

Giới thiệu Tuần lễ văn hóa du lịch 'Ninh Hải – Biển xanh vẫy gọi 2024'

Nhằm giới thiệu, quảng bá văn hóa và kích cầu du lịch địa phương, chiều ngày 10/5, UBND huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội nghị thông tin về Tuần lễ văn hóa du lịch hè Ninh Hải - Ninh Thuận 2024.

Chuyện người Jrai xã Gào bảo tồn cồng chiêng

Nhiều năm qua, nhiều hộ gia đình người Jrai ở xã Gào, TP. Pleiku đã tích cực gìn giữ các bộ cồng chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ việc làm này, đã góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa tại địa phương.

Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc thiểu số trên quê hương Vua Lửa

Với các hoạt động phong phú, Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc thiểu số và Phiên chợ nông sản huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) năm 2024 đã tạo nên không gian đa sắc màu văn hóa ngay trên Di tích Vua Lửa.

Tưng bừng Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc thiểu số huyện Krông Pa

Với nhiều nét mới, đa dạng và hấp dẫn, Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc thiểu số huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) diễn ra từ ngày 19-4 đến 21-4 đã mang đến không gian văn hóa đa sắc màu, để lại trong lòng du khách nhiều cung bậc cảm xúc và những trải nghiệm thú vị.

Gần 1.500 nghệ nhân, diễn viên quần chúng Krông Pa tham gia Ngày hội văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số

Nằm trong chuỗi sự kiện các hoạt động chào mừng kỷ niệm 45 năm Ngày thành lập huyện Krông Pa (23/4/1979-23/4/2024), sáng 20-4, tại Công viên Phú Túc đã diễn ra Ngày hội văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số huyện Krông Pa năm 2024.

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

Trong các nghi lễ truyền thống của người Jrai thì lễ bỏ mả mang đậm nét văn hóa dân gian, là lễ hội nổi trội nhất, hấp dẫn nhất và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan niệm của người Jrai, lễ bỏ mả là ngày vui cộng cảm, ngày hội của cộng đồng.

Đậm đà bản sắc Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai

Gần 800 nghệ nhân dân gian từ các làng Jrai, Bahnar ở Gia Lai đã tạo nên một không gian lễ hội độc đáo, thông qua việc phục dựng nguyên bản các nghi lễ và sinh hoạt văn hóa.

Gia Lai: Đêm hội 'Sức sống cội nguồn' tôn vinh văn hóa các dân tộc

Tối 13-4, tại khu vực đường Anh hùng Núp (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức đêm hội 'Sức sống cội nguồn' tôn vinh văn hóa các dân tộc.

Gần 800 nghệ nhân tham gia Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ III

Sáng 13-4, tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) diễn ra nhiều hoạt động đặc sắc trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ III.

Tượng gỗ dân gian Tây Nguyên

Tượng gỗ dân gian có một vị trí đặc biệt trong văn hóa tâm linh của đồng bào Tây Nguyên, mang nhiều lớp ý nghĩa khác nhau, thể hiện quan niệm về sự sống, cái chết; là những hình ảnh vừa mộc mạc, quen thuộc vừa huyền ảo, đa dạng, nhiều sắc thái như: Mẹ cõng con, giã gạo, uống rượu cần, múa xoang, đánh trống, chiêng… phản ánh sự sinh động của cuộc sống, góp phần làm nên nét đặc sắc trong văn hóa truyền thống của người dân Tây Nguyên.

Bảo tồn đa dạng các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống

Thanh Hóa là mảnh đất còn lưu giữ nhiều di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc của 7 dân tộc anh em cùng sinh sống. Trong đó, nổi bật nhất là các phong tục, tập quán, tín ngưỡng dân gian, các làn điệu dân ca, dân vũ, trò chơi, trò diễn dân gian... Đây chính là niềm tự hào cũng như đặt ra trách nhiệm cho các cấp, ngành, các địa phương trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa quý báu đó.

Tượng gỗ dân gian góp phần định vị bản sắc văn hóa Pleiku

Tượng gỗ dân gian cùng những nghệ nhân sáng tạo nên chúng đã góp phần định vị bản sắc văn hóa vùng đất Pleiku. Không chỉ có một vị trí đặc biệt trong văn hóa tâm linh nơi nhà mồ hay nhà rông, ngày nay, tượng gỗ đã có mặt khắp nơi, trở thành sản phẩm du lịch độc đáo của Phố núi.

Người Tây Nguyên biến ảo hóa trang trong lễ hội mùa xuân

Theo tập tục xưa ở Tây Nguyên thì các Pram (người hóa trang) hay Pơtual (người múa hề) xuất hiện mang nhiều ý nghĩa khác nhau, như xua đuổi tà ma, ác quỷ. Thế nhưng ngày nay, các nhân vật này đã được biến cải, không chỉ đơn thuần là những hầu cận của người đã khuất, mà đã trở thành những nhân vật mới khuấy động không khí, gây cười, thu hút sự chú ý của đám đông.

Đánh thức tiềm năng du lịch ở Ia Chim

Xã Ia Chim (thành phố Kon Tum) có nhiều nguồn tài nguyên thu hút du lịch như lòng hồ Ia Ly, những vườn cây ăn quả và những giá trị văn hóa giàu bản sắc của cộng đồng người Gia Rai.

K50 là thác nước nổi tiếng của tỉnh nào?

Thác nước này sở hữu vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ và được xem như 'nàng thơ' giữa núi rừng Tây Nguyên.

Đồng bào Jrai làng Kep 2 tổ chức lễ Pơ thi

Trong 2 ngày (8 và 9-3), đồng bào Jrai ở làng Kép 2 (xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) cùng nhau tổ chức lễ Pơ thi (lễ bỏ mả) để tiễn biệt những người thân đã quá cố trong dòng tộc.

Lão nông nghèo trao trả hơn 28 triệu đồng tiền nhặt được

Một lão nông nghèo trên đường đi làm rẫy về đã nhặt được chiếc ví có 28 triệu đồng. Lão nông không chút suy nghĩ, mang chiếc ví có số tiền lớn đến Công an xã để nhờ tìm người đánh rơi.

Người đàn ông nghèo nhờ công an trả lại gần 30 triệu đồng nhặt được

Mặc dù gia cảnh nghèo khó nhưng khi nhặt được gần 30 triệu đồng, ông Kpă Bhiêr (66 tuổi, trú huyện Krông Pa, Gia Lai) vẫn tìm cách để trả lại cho người đánh rơi.

Hội mùa Tây Nguyên

Trên rẫy, trên nương chỉ còn trơ lại những thân rạ vàng óng. Lúa đã tuốt xong, lúa đầy kho, đầy chòi… Đêm đêm tiếng chiêng, tiếng khèn nhộn nhịp âm vang náo nức trong các buôn, làng, các ơ-lây của núi rừng Tây Nguyên. Những ngọn lửa rực hồng thâu đêm suốt sáng trên các nhà rông, nhà dài. Con trai, con gái say trong tiếng nhạc, say trong men rượu thơm nồng, chuyện trò, múa hát không dứt…

Nghệ nhân Alip - Người truyền lửa đam mê cho lớp trẻ

Từ khi còn niên thiếu, Nghệ nhân A Lip (dân tộc Ba Na, thôn Groi, xã Glar, huyện Đak Đoa, Gia Lai) đã biết đánh chiêng, làm đàn, tạc tượng gỗ và chỉnh chiêng. Nay tuổi đã xế chiều, ông vẫn từng ngày nỗ lực truyền dạy cồng chiêng, âm nhạc dân gian cho thế hệ trẻ. Qua đó, góp phần gìn giữ, bảo tồn di sản cồng chiêng, nét đẹp văn hóa của dân tộc Ba Na.

Mê mẩn những Pram

Họ xuất hiện trong dạng hình kỳ dị, trong huyên náo cuối cánh rừng giữa những gốc cây cổ thụ, họ đến trong nỗi buồn tủi như biến mất để lại sự tươi vui, sự có mặt của họ như một phần tâm điểm của mỗi Pơthi hay ngày lễ hội. Đó là những Pram và Pơtual mang đầy sự bí ẩn như chính vùng đất cao nguyên này.

Người tâm huyết với bản sắc văn hóa dân tộc

Đó là ông Ra Lan Nguyện, người dân tộc Chăm ở xã Sơn Phước (huyện Sơn Hòa). Ông đã dành nhiều tâm huyết cho việc gìn giữ các phong tục, tập quán tốt đẹp mang nét văn hóa đặc trưng, độc đáo và nhiều ý nghĩa của dân tộc mình.

Bản sắc văn hóa một vùng đất

Bản sắc văn hóa của vùng đất miền tây Phú Yên vô cùng đặc sắc, rất cần được bảo tồn và phát huy.

Tuổi trẻ Kông Chro chung tay giữ gìn nghề truyền thống

Với mong muốn đóng góp công sức của mình trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc, nhiều bạn trẻ ở huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) vẫn ngày đêm cần mẫn dệt vải, đan gùi, tạc tượng, đồng thời tích cực tham gia các phong trào văn hóa tại địa phương.

Phát huy di sản để nâng cao kinh tế vùng Tây Nguyên

Việc khai thác hiệu quả tiềm năng của di sản văn hóa Tây Nguyên vừa góp phần phát triển kinh tế, thay đổi diện mạo buôn làng, cải thiện cuộc sống người dân, vừa bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của đồng bào dân tộc bản địa.

Khánh Hòa: Khai thác tiềm năng du lịch sinh thái ở huyện miền núi Khánh Vĩnh

Khánh Vĩnh có tiềm năng lớn phát triển du lịch sinh thái khi sở hữu nhiều cảnh quan rừng-thác-suối độc đáo và là nơi sinh sống của 23 đồng bào dân tộc thiểu số, tạo nên bức tranh đa văn hóa đặc sắc.

Báo quốc tế ngợi ca những ngôi nhà gỗ độc đáo của cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên

Theo hãng CNN, khi nhắc đến nghề thủ công truyền thống lâu đời ở Việt Nam, những bộ trang phục rực rỡ của người dân tộc thiểu số người Mông Hoa hay người Dao Đỏ ở miền Bắc Việt Nam thường thu hút chú ý của du khách trong và ngoài nước.

Ngày hội văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Ia Pa: Không gian văn hóa đa sắc màu

Ngày hội văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) lần thứ II diễn ra trong 2 ngày 11 và 12-12 với nhiều nét mới, đa dạng và hấp dẫn. Với sự nỗ lực của các đoàn nghệ nhân, ngày hội mang đến không gian văn hóa đa sắc màu, để lại trong lòng người dân và du khách nhiều cung bậc cảm xúc và những trải nghiệm thú vị.

Phong tục uống rượu ghè của người Bahnar

Cùng với rượu ghè mời khách, người Bahnar còn sử dụng rượu ghè trong các dịp cúng tế, lễ hội. Dù sử dụng trong việc gì, thời gian, không gian nào, phong tục uống rượu ghè của người Bahnar vẫn là nét văn hóa đặc trưng.

Độc đáo Lễ Mở cửa kho lúa của đồng bào Rơ Măm

Hàng năm, vào dịp cuối năm (cuối tháng 11 đến tháng 12), sau khi người dân thu hoạch lúa rẫy, hạt lúa được đem về cất ở kho, người Rơ Măm ở làng Le, xã Mô Rai (huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum) tổ chức lễ Mở cửa kho lúa.

Di sản văn hóa phi vật thể Cồng chiêng Tây Nguyên vang vọng đất Thủ đô

Từ chiều ngày 1/12, người dân Thủ đô và khách du lịch được trực tiếp chiêm ngưỡng và thưởng thức những tiết mục diễn xướng cồng chiêng đặc sắc của các nghệ nhân đến từ Tây Nguyên.

Lễ Mở cửa kho lúa - Nghi thức văn hóa dân gian tiêu biểu đồng bào Rơ Măm

Lễ Mở cửa kho lúa có giá trị văn hóa đặc sắc và mang tính nhân văn cao; thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên, thần linh và con người; bày tỏ tri ân của con người với vật hiến sinh, thần linh.

Tây Nguyên vào hội - Mùa của những trải nghiệm không nên bỏ lỡ

Cùng Tạp chí điện tử Kinh tế Môi trường khám phá nét độc lạ của mùa lễ hội trên vùng đất Tây Nguyên được nhiều du khách yêu thích nhất.

Pơ thi của người Jrai ở Krông Pa

Cả một vùng văn hóa Trường Sơn-Tây Nguyên dài dằng dặc, nghiêng nghiêng dáng núi, xanh miên man rừng đại ngàn. Đó là nơi cư trú của gần 30 tộc người tại chỗ, với những cung bậc văn hóa tương đồng và khác biệt đầy bí ẩn. Một trong những nét văn hóa độc đáo và bí ẩn luôn khiến các nhà khoa học mong muốn được tìm hiểu, đó là phong tục bỏ mả (pơ thi). Với bất cứ tộc người nào ở Tây Nguyên, pơ thi cũng là một ngày hội vui. Mới đây, chúng tôi có dịp tham dự một ngày vui như vậy ở Krông Pa.

Phát huy và bảo tồn giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên

Các dân tộc thiểu số Tây Nguyên có một nền văn hóa bản địa phong phú và đa dạng, với văn hóa chữ viết, trang phục, âm nhạc dân gian, văn hóa và ẩm thực độc đáo.

Bệ đỡ tâm linh, bảo tồn bản sắc

Tín ngưỡng là thành tố cốt lõi cấu thành văn hóa tinh thần và phản ánh đời sống tâm linh của cộng đồng, có vị trí quan trọng trong đời sống đa số tộc người thiểu số ở Việt Nam. Việc duy trì tín ngưỡng truyền thống không chỉ có giá trị về mặt tâm linh mà còn góp phần bảo tồn bản sắc tộc người.

Phong tục uống rượu ghè đón khách quý của người Bahnar

Rượu ghè là thức uống không thể thiếu trong đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Hiện nay, thức uống này rất phổ biến và được bày bán rộng rãi. Với đồng bào Bahnar ở Gia Lai, rượu ghè được đem ra uống khi trong nhà hoặc buôn làng có việc như: Cúng Yàng, lễ bỏ mả, làm nhà, cưới hỏi, mừng lúa mới…hoặc có khách quý đến chơi.

Sắp diễn ra Tuần Văn hóa - Du lịch 2023 tại Gia Lai

Sự kiện nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa đặc sắc hấp dẫn, giá trị nổi bật về tài nguyên du lịch của tỉnh Gia Lai.

Dấu ấn văn hóa Bắc Tây Nguyên ở Bảo tàng Kon Tum

Hơn 20.000 hiện vật, tư liệu về lịch sử, văn hóa các dân tộc ở Bắc Tây Nguyên như sưu tập ghè, chiêng, trang phục được trưng bày ở Bảo tàng Kon Tum.

Lễ thổi tai

Với các dân tộc thiểu số trên vùng đất Tây Nguyên, vòng đời con người được đánh dấu bằng những lễ thức rõ ràng. Trong điều kiện đời sống còn nhiều bất trắc, khoa học thấp kém, việc 'hữu sinh vô dưỡng' còn khá phổ biến thì những lễ thức trong vòng một đời người mang ý nghĩa khẳng định sự tồn tại của mỗi cá thể qua từng nấc thời gian. Tuy thời điểm tiến hành của mỗi dân tộc có khác nhưng thổi tai vẫn là lễ thức đầu tiên trong vòng đời một con người để 'dứt bỏ cái cũ, bước sang cái mới'.

Độc đáo ẩm thực của người Jrai làng Hăng Ring

Với nguyên liệu hoàn toàn 'cây nhà lá rừng', dân làng Hăng Ring (thị trấn Chư Sê) đã có một cuộc trình diễn ẩm thực độc đáo trong chương trình 'Sắc màu văn hóa Gia Lai-Bảo tồn và phát triển' diễn ra mới đây.