Góp phần vào thành công hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ đã được tổ chức thành công tại sân vận động Điện Biên (TP Điện Biên Phủ). Đây là sự kiện đặc biệt quan trọng về chính trị, ngoại giao, với sự tham dự của nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, khách quốc tế. Góp phần vào thành công trên có sự đóng góp quan trọng của CBCS Bộ Tư lệnh Cảnh vệ.

Chủ động công tác hậu cần, phục vụ bảo vệ tuyệt đối an toàn Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Với sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, cùng sự chủ động của tập thể cán bộ, chiến sĩ Phòng Hậu cần, đến thời điểm hiện tại, công tác đảm bảo hậu cần phục vụ bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ của lực lượng Cảnh vệ đã sẵn sàng.

Sân khấu Việt Nam làm gì để thoát khỏi sự 'bế tắc'?

Sau năm 2022 khá sôi động và nhiều thành công, công chúng kỳ vọng sân khấu trong nước tiếp tục khởi sắc trong năm 2023. Thế nhưng, Giải thưởng sân khấu 2023 bất ngờ vắng bóng hoàn toàn giải A ở cả 2 hạng mục quan trọng nhất là Vở diễn và Kịch bản văn học.

Giải thưởng Sân khấu Việt Nam năm 2023: Không có giải A ở 2 hạng mục chính

Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam đã tổ chức lễ trao 'Giải thưởng Sân khấu Việt Nam năm 2023' vào ngày 14-3. Giải thưởng năm nay không có giải A ở cả 2 hạng mục chính là 'Vở diễn' và 'Kịch bản văn học'.

Lý do giải thưởng Sân khấu năm 2023 thiếu vắng giải A?

Mới đây, Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam đã tổ chức Lễ trao giải thưởng Sân khấu năm 2023. Điều đáng nói là thiếu vắng giải A tại hai hạng mục quan trọng là vở diễn và kịch bản văn học.

Trao Giải thưởng sân khấu năm 2023

Ngày 14-3, tại Hà Nội, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam tổ chức trao Giải thưởng sân khấu năm 2023 và triển khai kế hoạch hoạt động năm 2024.

Chuyện tưởng như bịa nhưng có thật ở lĩnh vực sân khấu

'Có nhiều diễn viên sân khấu chuyên nghiệp đi hoạt động phong trào văn nghệ không chuyên ở cơ sở và cũng có rất nhiều nghệ sĩ không chuyên đang bước lên sân diễn sân khấu chuyên nghiệp', ông Nguyễn Đăng Chương cho biết.

Giải thưởng Sân khấu năm 2023: Không có giải A cho vở diễn và kịch bản

Ngày 14/3, tại Hà Nội, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam đã tổ chức Lễ trao Giải thưởng Sân khấu năm 2023 và triển khai kế hoạch hoạt động năm 2024. Theo đó, Giải thưởng Sân khấu năm 2023 đã không tìm thấy giải A ở cả vở diễn sân khấu và kịch bản văn học.

Giải thưởng sân khấu năm 2023 không có giải A ở hạng mục vở diễn, kịch bản văn học

Ngày 14-3, tại Hà Nội, Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam tổ chức trao Giải thưởng sân khấu năm 2023 và triển khai kế hoạch hoạt động năm 2024.

Trao giải thưởng cho các tác phẩm sân khấu xuất sắc năm 2023

Ngày 14/3, tại Hà Nội, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam đã tổ chức Lễ trao tặng Giải thưởng Sân khấu năm 2023, triển khai công tác năm 2024 với sự tham dự của đông đảo các nghệ sỹ đến từ cả nước.

55 năm ngày mất của Dương Thị Xuân Quý: Mãi mãi là tấm gương cho thế hệ sau

Ngày 8/3/2024, buổi họp mặt tưởng niệm 55 năm ngày nhà văn, nhà báo, liệt sĩ Dương Thị Xuân Quý qua đời đã được tạp chí Văn hiến Việt Nam và Ban liên lạc đồng đội khu 5 tổ chức tại Hà Nội.

Nguyễn Thế Khoa: Chẳng phải vừa đâu!

Có những thời gian, nói đến Nha Trang, giới văn nghệ cả nước dường như biết nhiều hơn cả là hai ông, ông Giang Nam và ông Thế Khoa. Ông Giang Nam được biết vì là tác giả bài thơ 'Quê hương' nổi tiếng, sau là Phó Chủ tịch tỉnh. Còn ông Nguyễn Thế Khoa thì 'cầm kỳ thi họa' đủ cả, và là Phó giám đốc của Sở Văn hóa Thông tin (VHTT) Phú Khánh.

50 trạng thái cảm nghĩ của con người tái hiện qua tranh của Tạ Quang Bạo

Chiều 20/12, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc Triển lãm cá nhân mang tên: 'Hội họa Tạ Quang Bạo', nhằm giới thiệu tới công chúng 50 tác phẩm sơn mài thể hiện 50 trạng thái cảm nghĩ của tác giả về con người, cuộc đời... với bảng màu phong phú.

'Hội họa Tạ Quang Bạo': Phản ánh thế giới bằng bảng màu phong phú của sơn ta

Bằng triển lãm cá nhân đầu tiên về hội họa sơn mài, nhà điêu khắc lão thành Tạ Quang Bạo cho thấy sức sáng tạo đáng nể khi tuổi đã ngoài 80.

Phiêu lưu cùng nhà điêu khắc Tạ Quang Bạo trong hội họa

Nhà điêu khắc kỳ cựu Tạ Quang Bạo - Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật, cho thấy sự sáng tạo không ngừng của mình khi ở tuổi 81, ông đem đến công chúng những tác phẩm hội họa sơn mài đặc sắc.

Cuốn sách tôi chọn: Lịch sử nghệ thuật Tuồng thế kỷ XX

Tuồng là loại hình nghệ thuật được coi là quốc hồn, quốc túy của người Việt, sánh như Kinh kịch của Trung Quốc, hay kịch Noh của Nhật Bản. Tuy nhiên công trình nghiên cứu về nghệ thuật Tuồng ở nước ta không nhiều, đó sẽ là thiệt thòi cho thế hệ sau này muốn nghiên cứu về Tuồng.

Danh hiệu NSND, NSƯT và giới hạn của 'đề nghị', xét tặng

Từ việc ồn ào của nghệ sĩ Đỗ Kỷ, giới hạn nào cho sự 'đích thực' đối với danh hiệu NSND, NSƯT?

Cuốn sách tôi chọn: Diện mạo sân khấu Nghệ sĩ và tác phẩm

Trong quá trình hội nhập với thế giới, sân khấu Việt Nam cũng đã tiếp thu được nhiều phong cách nghệ thuật mới lạ, biến đổi để đến gần hơn với công chúng. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu một cách toàn diện về sân khấu Việt Nam thì không nhiều. Cuốn sách 'Diện mạo sân khấu Nghệ sĩ và tác phẩm' là một công trình nghiên cứu quan trọng, quí giá của Giáo sư Tất Thắng. Và để tìm hiểu kĩ hơn về cuốn sách này, xin mời quý độc giả đến với chia sẻ của nhà báo, nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Khoa - Tổng biên tập Tạp chí Văn Hiến.

Cuốn sách tôi chọn: Tiếp thu tinh hoa thi pháp nước ngoài

Thế kỷ 20, sau khi Kịch nói Việt Nam ra đời, các nhà nghiên cứu kịch Việt Nam bắt đầu quan tâm đến thi pháp kịch. Một trong những học giả tiêu biểu trên phương diện nghiên cứu thi pháp kịch Việt Nam đó là PGS. Tất Thắng. Ông đã có nhiều công trình về thi pháp kịch nhân loại, thi pháp kịch Việt Nam. Đặc biệt, ông có những phân tích, luận bàn rất sâu sắc về thi pháp trong kịch hát truyền thống dân tộc.

Chuyện tình của thế hệ 'đã đốt hết một thời lên thành lửa'

Tại tọa đàm Nhà thơ Đỗ Nam Cao - Ký ức còn mãi vừa diễn ra tại TP.HCM, ông Phạm Quang Nghị - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội, nguyên Bộ trưởng Bộ Văn hóa thông tin cho biết, ông với Đỗ Nam Cao và những nhà văn, nhà báo cùng thế hệ mình bám trụ ở chiến trường Đông Nam bộ đã trải qua những năm tháng tột cùng gian khổ nhưng cũng hết sức tươi đẹp của tuổi thanh xuân, đào luyện cho mỗi người và trở thành chất liệu quý giá cho thơ...

Đỗ Nam Cao - thơ bay lên từ 'Những cánh cò lửa'

Tập thơ 'Những cánh cò lửa' của ông được hình thành từ chiến trường Nam bộ, mà chủ yếu là ở Tây Ninh, được xem là bệ phóng quan trọng cho sự nghiệp thi ca của ông Đỗ Nam Cao.

'Ký ức còn mãi' về nhà thơ Đỗ Nam Cao

Ngày 12/10, tại hội trường Liên hiệp các Hội Văn học-Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Hội Nhà văn Thành phố và Tạp chí Văn hiến tổ chức cuộc tọa đàm 'Ký ức còn mãi' và lễ tưởng niệm nhà thơ Đỗ Nam Cao.

Cuốn sách tôi chọn: Sân khấu truyền thống và hiện đại

Với 823 trang viết, 86 bài nghiên cứu về nhiều bộ môn nghệ thuật truyền thống, cuốn sách 'Sân khấu – truyền thống và hiện đại' của nhà nghiên cứu, nhà báo Nguyễn Thế Khoa do Nhà xuất bản Sân khấu ấn hành được coi là một cuốn sách có nhiều giá trị, là một công trình đồ sộ. Cuốn sách đã đạt giải B của Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương.

Tình ca và quê hương - Nguồn cảm hứng vô tận của Nguyễn Đình San

Khoảng những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, có 2 bài hát khiến tôi chú ý của một tác giả khi ấy chưa nhiều người biết tới - một bài dành cho thiếu nhi và một bài cho người lớn. Đó là 'Hè về' và 'Có anh ở đảo' của Nguyễn Đình San. Tác giả này còn gắn với nhiều bài lý luận, phê bình sắc sảo và thẳng thắn về âm nhạc mà tôi đọc được. Tôi bắt đầu có cảm tình với anh từ đó.

Để việc xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT không gây dị nghị

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang lấy ý kiến cho dự thảo Nghị định mới quy định về xét tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú (NSND, NSƯT). Dự thảo thu hút mối quan tâm của các hội chuyên ngành nghệ thuật, nhà quản lý văn hóa, văn nghệ sĩ và toàn xã hội với kì vọng, việc phong tặng danh hiệu sẽ công tâm, khách quan hơn để tránh gây ra những ồn ào sau mỗi đợt xét.

'Người độc hành' Đoàn Thị Tình

Hơn nửa thế kỷ qua, Phó Giáo sư, Tiến sĩ (PGS.TS) - Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) Đoàn Thị Tình âm thầm, lặng lẽ cống hiến để tôn vinh vẻ đẹp của trang phục truyền thống trên sân khấu nước nhà. Ghi nhận nỗ lực và những đóng góp của bà, mới đây, Viện Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc và Tạp chí Văn hiến Việt Nam đã trao tặng bà Giải thưởng Đào Tấn danh giá.

Người nhạc sĩ được mệnh danh 'Trần Tiến' của miền Trung

Nhạc sĩ Đình Thậm sinh năm 1955 tại Quảng Ngãi nhưng đã có hơn 40 năm sinh sống, gắn bó với thành phố Đà Nẵng xinh đẹp.

Lo 'lạm phát' danh hiệu nghệ sỹ

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) xây dựng Dự thảo Nghị định quy định về xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT (trên cơ sở Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022). Việc này làm dấy lên tranh luận quanh việc mở rộng đối tượng xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT, đó là 'người sáng tạo tác phẩm văn hóa nghệ thuật' bên cạnh nghệ sĩ biểu diễn vẫn được xét tặng lâu nay.

Nhiều nhà hát ở Hà Nội đìu hiu, hoạt động cầm chừng

Gần 20 nhà hát quy mô từ 200- 1.000 chỗ ngồi được phân bổ khắp thành phố Hà Nội. Tuy nhiên không phải tất cả các rạp có thể sáng đèn đều đặn, nhiều nhà hát xuống cấp, đìu hiu, rơi vào trạng thái hoạt động cầm chừng gây lãng phí.

Lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống

Sau 4 năm gián đoạn bởi dịch Covid-19, ngày 29/5, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc và Tạp chí Văn hiến Việt Nam tổ chức lễ trao Giải thưởng Đào Tấn 2022, nhằm tôn vinh các tạp thể, cá nhân đã có những tác phẩm đóng góp tích cực cho việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống của dân tộc.

Những nông dân của đội tuồng làng Kẻ Gám (Yên Thành) được nhận Giải thưởng Đào Tấn

Ngày 29/5, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa dân tộc, Tạp chí Văn hiến Việt Nam tổ chức lễ trao Giải thưởng Đào Tấn 2022, tôn vinh 15 tập thể, cá nhân đã có những tác phẩm đóng góp tích cực cho việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống của dân tộc.

Tôn vinh 15 tác phẩm mang giá trị bảo tồn văn hóa nghệ thuật truyền thống

Ngày 29/5, tại Hà Nội, Tạp chí Văn hiến Việt Nam, Viện Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa dân tộc tổ chức lễ trao Giải thưởng Đào Tấn 2022, tôn vinh 15 tập thể, cá nhân đã có những tác phẩm đóng góp tích cực cho việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống.

Giải thưởng Đào Tấn - Tôn vinh những tập thể, cá nhân bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống

Ngày 29/5, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc và Tạp chí Văn hiến Việt Nam tổ chức Lễ trao Giải thưởng Đào Tấn, nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 23 năm thành lập Viện Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc, Tạp chí Văn hiến Việt Nam.

Trao tặng Giải thưởng Đào Tấn năm 2022 cho 15 tập thể, cá nhân

Giải thưởng Đào Tấn là giải thưởng cao quý, uy tín, thể hiện sự ghi nhận của những người trong nghề đối với quá trình lao động sáng tạo, cống hiến của tập thể, cá nhân các văn, nghệ sỹ.

Trao tặng giải thưởng Đào Tấn năm 2022

Sáng 29/5, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc và Tạp chí Văn hiến Việt Nam đã tổ chức trao Giải thưởng Đào Tấn năm 2022 cho 15 tập thể, cá nhân.

Nguyễn Hiếu - lực sĩ giới văn chương

Đồng nghiệp, bạn bè thán phục nhà văn Nguyễn Hiếu bởi sức làm việc bền bỉ đáng kinh ngạc. Ngoài 70 tuổi, dù sức khỏe giảm sút vì bệnh tim, ông vẫn đau đáu với nhiều tác phẩm thơ, kịch bản sân khấu. Nhà văn Nguyễn Hiếu qua đời khi nhiều kịch bản ông viết đang trong quá trình dàn dựng.

Chuyện đời thường nhưng hóa phi thường về người thầy đặc biệt Nguyễn Ngọc Ký

Trong những dòng hồi ức của bạn bè, học trò, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký là minh chứng rõ nét nhất về quyết tâm và nghị lực phi thường của con người.

Kịch 'Vang bóng một thời': Đẩy cao mâu thuẫn giữa tử tù và quản ngục

Vở diễn được ghép nối giữa ba truyện ngắn trong tập truyện cùng tên, vừa tạo chiều sâu, làm nổi tính kịch trong 'Chữ người tử tù,' vừa đưa khán giả chìm trong ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân.

Phản ứng của các nghệ sĩ từng bị bà Nguyễn Phương Hằng livestream xúc phạm

Sự việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam đối với bà Nguyễn Phương Hằng đang khiến dư luận quan tâm. Phản ứng của các nghệ sĩ có đơn kiện, tố cáo bà Phương Hằng trước đó cũng được chú ý.

Quy định số 37-QĐ/TW góp phần tăng cường kỷ cương, kỷ luật của Đảng

Ngày 25/10/2021, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) đã ban hành Quy định số 37-QĐ/TW về những điều đảng viên không được làm. Quy định này cơ bản kế thừa những nội dung của Quy định số 47 ngày 1/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương 'về những điều đảng viên không được làm' còn phù hợp, bổ sung một số điều mới, điều chỉnh một số điểm cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với xây dựng hệ thống chính trị trong tình hình mới.

Cẩm Giàng (Hải Dương): Cần xử lý nghiêm hành vi gian lận của Công ty Hưng Thành Phát

Dấu hiệu sai phạm đã rõ nhưng nhiều tháng trôi qua, chính quyền huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương vẫn 'làm ngơ' và tiếp tục phê duyệt trúng thầu cho Công ty TNHH Hưng Thành Phát.