Phát huy lợi thế các điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP

Với mục tiêu giới thiệu, quảng bá, đưa các sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng, từ năm 2019 đến nay, hàng chục điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP được xây dựng tại các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Mặc dù được các cấp chính quyền địa phương hỗ trợ tích cực và hệ sinh thái sản phẩm OCOP của tỉnh ngày càng đa dạng nhưng không ít cửa hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP vẫn loay hoay tìm hướng phát triển, chưa phát huy được tiềm năng, lợi thế.

Ký kết Chương trình phối hợp Hội Nông dân các tỉnh, thành phố giai đoạn 2024-2028

Ngày 19/5, tại Thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội, Hội Nông dân (HND) TP Hà Nội tổ chức ký kết Chương trình phối hợp với HND tỉnh Thanh Hóa và HND các tỉnh, thành phố trên cả nước giai đoạn 2024-2028. Tham dự hội nghị có đồng chí Bùi Thị Thơm, Phó Chủ tịch Trung ương HND Việt Nam, lãnh đạo HND các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Nhiều sản phẩm OCOP tiêu thụ mạnh trong dịp nghỉ lễ

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, TP Thanh Hóa và một số đơn vị cấp huyện đã tổ chức trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP và mở nhiều điểm bán hàng tại các khu, điểm du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm sản phẩm OCOP của người dân và du khách. Nhờ đầu tư sản xuất, nâng cao chất lượng, mẫu mã nên những sản phẩm OCOP của tỉnh đã thu hút được sự quan tâm, lựa chọn của người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Nhiều khó khăn trong nâng hạng sản phẩm OCOP

Sau gần 6 năm thực hiện Chương trình OCOP, tỉnh Thanh Hóa đã có 479 sản phẩm được gắn sao và hàng chục sản phẩm đã được đánh giá, xếp hạng lại khi hết hạn 36 tháng công nhận. Song, đến nay toàn tỉnh mới có 1 sản phẩm được nâng hạng từ 3 sao lên 4 sao và 1 sản phẩm đã đăng ký nâng hạng, đang chờ thẩm định

Để khách du lịch đến gần hơn với các sản phẩm OCOP xứ Thanh

Thanh Hóa một trong những tỉnh có số lượng sản phẩm OCOP lớn của cả nước, trong đó có nhiều sản phẩm được đông đảo khách du lịch biết đến và tin dùng. Phát huy những kết quả đạt được, thời gian gần đây nhiều cơ sở sản xuất, doanh nghiệp đã có những cách làm hay, sáng tạo nhằm đưa sản phẩm OCOP xứ Thanh đến gần hơn với khách du lịch trong nước và quốc tế.

Kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP, tiếp sức cho sản xuất xuất khẩu

Sau hơn 5 năm thực hiện, Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP) thực hiện theo Quyết định 490/QĐ-TTg đang phát huy được tác dụng, góp phần nâng cao thu nhập, đời sống người dân các tỉnh, thành phố. Đặc biệt, chương trình OCOP đã và đang trở thành mũi nhọn tiếp sức cho xuất khẩu hàng Việt Nam vươn xa.

Xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm OCOP

Chương trình OCOP đã được triển khai sâu rộng tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh, từ đó xây dựng được nhiều sản phẩm thế mạnh, không chỉ tiêu thụ rộng rãi ở thị trường trong tỉnh mà còn tham gia vào thị trường xuất khẩu. Thông qua việc hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ, sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa đã trở nên quen thuộc, ngày càng đến gần hơn với người tiêu dùng.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang kiểm tra Hội chợ quảng bá, trưng bày các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP

Sáng 6/2, đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đến kiểm tra các gian hàng tại Hội chợ quảng bá, trưng bày các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa năm 2024, tổ chức tại Quảng trường Lam Sơn (TP Thanh Hóa).

Thỏa sức sắm tết tại không gian quảng bá, trưng bày sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm OCOP

Với 100 gian hàng trưng bày gần 1.000 loại sản phẩm chất lượng cao, không gian quảng bá, trưng bày sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa năm 2024 trở thành địa chỉ tin cậy để người dân thỏa sức mua sắm hàng hóa cho dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Sẵn sàng cho không gian quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP

Những ngày cuối năm, không khí tại Quảng trường Lam Sơn (TP Thanh Hóa) như nhộn nhịp hơn. Các doanh nghiệp, HTX tham gia quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP đang tích cực trang trí, sắp xếp sản phẩm, hoàn thiện gian hàng kịp cho sự kiện, đáp ứng nhu cầu mua sắm của Nhân dân.

Thanh Hóa tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi đón xuân Giáp Thìn

Nhân dịp Tết nguyên đán Giáp Thìn, tại thành phố Thanh Hóa sẽ diễn ra nhiều hoạt động mừng Đảng mừng Xuân. Đáng chú ý là hoạt động bắn pháo hoa chào mừng năm mới vào thời khắc gian thừa, giới thiệu sản phẩm OCOP, triển khai các điểm bán hoa, cây cảnh và các hoạt động văn hóa thể thao sôi nổi...

Triển vọng hợp tác đầu tư, thương mại Thanh Hóa – Italia

Quan hệ ngoại giao Việt Nam - Italia chính thức thiết lập ngày 23/3/1973. Hai quốc gia cũng đã ký 'Tuyên bố chung về thiết lập quan hệ đối tác chiến lược' vào năm 2013, đồng thời đạt được nhiều kết quả hợp tác tốt đẹp về chính trị, ngoại giao cũng như kinh tế, thương mại, đầu tư. Trong năm 2023, tỉnh Thanh Hóa và nước Cộng hòa Italia đã có nhiều hoạt động ngoại giao kết nối. Cùng với việc làm sâu sắc hơn mối quan hệ hữu nghị, các hoạt động này kỳ vọng thúc đẩy quan hệ hợp tác về kinh tế giữa tỉnh Thanh Hóa và đất nước Italia trong tương lai.

Tổ chức 100 gian hàng quảng bá, giới thiệu nông sản, sản phẩm OCOP dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

Nhằm thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối các chủ thể sản xuất với các đơn vị tiêu thụ sản phẩm trong, ngoài tỉnh và đáp ứng nhu cầu mua sắm của Nhân dân trong dịp giáp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, UBND tỉnh có kế hoạch số 13/KH-UBND, ngày 9/1/2024 về Tổ chức không gian quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Huyện Thọ Xuân tập huấn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024

Ngày 6/1, huyện Thọ Xuân tổ chức hội nghị tập huấn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024.

Xứng đáng là chỗ dựa tin cậy của nông dân

Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân (HND) Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023-2028 diễn ra từ ngày 25 đến ngày 27/12/2023 tại thủ đô Hà Nội. Đại hội có 1.000 đại biểu đại diện cho hơn 10 triệu cán bộ, hội viên nông dân cả nước. Đoàn đại biểu tỉnh Thanh Hóa tham dự đại hội gồm 26 đại biểu. Đây là sự kiện chính trị quan trọng của HND Việt Nam và giai cấp nông dân. Chào mừng thành công của đại hội, nông dân Thanh Hóa hăng hái lao động, sản xuất, triển khai nhiều công trình, phần việc có ý nghĩa.

Sản phẩm OCOP 'chạy đua' dịp cuối năm

Cuối năm là dịp thị trường trở nên sôi động, nhu cầu của người tiêu dùng về các sản phẩm đặc trưng, thế mạnh của địa phương, nhất là sản phẩm OCOP ngày càng cao. Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng cũng như thêm cơ hội quảng bá các sản phẩm OCOP, các chủ thể sản xuất hàng OCOP trên địa bàn tỉnh đã và đang đẩy mạnh sản xuất, tích trữ hàng hóa cho dịp tết.

Để sản phẩm OCOP phát triển hài hòa giữa lượng và chất (Bài cuối): Phát triển bề sâu, chú trọng chất lượng

Thông qua 'làn gió' của Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), các sản phẩm nông nghiệp, làng nghề đã được thổi hồn để trở thành những sản phẩm đặc trưng, đại diện cho đời sống sản xuất, văn hóa, sinh hoạt của các địa phương trong tỉnh. Tuy nhiên, bài toán đặt ra là phải phát triển chương trình này theo chiều sâu, trở thành đòn bẩy, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực nông thôn. Đồng thời, chú trọng đến những sản phẩm có chất lượng, góp phần nâng sức cạnh tranh và vị thế của sản phẩm OCOP Thanh Hóa trên thị trường, hướng tới xuất khẩu.

Kỹ năng bán các sản phẩm OCOP qua phương tiện số

Đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin và xây dựng nông thôn mới thông minh gắn liền với chương trình OCOP là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà tỉnh Thanh Hóa đặt ra.

Hàng nghìn đơn hàng được chốt tại Chợ phiên OCOP Thanh Hóa

Theo thông tin từ Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Chợ phiên OCOP Thanh Hóa do Trung tâm Xúc tiến thương mại (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Tỉnh đoàn Thanh Hóa và TikTok phối hợp tổ chức đã thu hút hơn 375.000 người xem livestream, mang về 205 triệu đồng doanh thu và 1.000 đơn hàng mua các sản phẩm OCOP.

Thanh Hóa: Nhiều sản phẩm OCOP đã xuất khẩu sang các thị trường khó tính

Ông Bùi Công Anh, Phó Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa chia sẻ về kết quả đạt được của chương trình OCOP.

Mở hướng xuất khẩu để nâng tầm sản phẩm OCOP

Sau 5 năm triển khai, Chương trình OCOP tỉnh Thanh Hóa đã mang lại những kết quả tích cực, góp phần khơi dậy tiềm năng, lợi thế của các địa phương. Đồng thời, nâng cao trình độ, tư duy sản xuất của người dân, nhất là ở khu vực nông thôn và miền núi.

Xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm OCOP Thanh Hóa

Hơn 4 năm qua, Chương trình OCOP đã từng bước tạo dựng niềm tin của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, để sản phẩm OCOP có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, đòi hỏi các chủ thể phải chú trọng nâng cao chất lượng, từng bước xây dựng sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu trong lòng người tiêu dùng và khẳng định vị thế ở thị trường trong, ngoài nước.

Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, góp phần mở rộng thị trường, nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện, Chương trình OCOP được sự quan tâm của Trung ương; sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh; sự vào cuộc tích cực của các sở, ban, ngành; cấp ủy, chính quyền địa phương và các chủ thể OCOP. Đến nay, tỉnh Thanh Hóa đã có 346 sản phẩm OCOP, trong đó có 1 sản phẩm 5 sao, 54 sản phẩm 4 sao (trong đó có 3 sản phẩm tiềm năng 5 sao, đang đề nghị Trung ương đánh giá, phân hạng), 291 sản phẩm 3 sao.

Khuyến khích các HTX tham gia Chương trình OCOP

Những năm qua, các HTX trên địa bàn tỉnh đã chủ động, tích cực tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), góp phần đẩy mạnh liên kết sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Cũng nhờ thực hiện tốt chương trình, nhiều HTX đã có bước phát triển vượt bậc, đổi mới toàn diện, đầu tư máy móc, khoa học - kỹ thuật để tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng theo định hướng, phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của thị trường. Từ sự thay đổi đó, Liên minh HTX tỉnh đã có nhiều hoạt động thiết thực để hỗ trợ, khuyến khích các HTX tham gia và đạt hiệu quả tích cực từ Chương trình OCOP.

Xây dựng môi trường du lịch biển văn minh, thân thiện

Phát huy thế mạnh về du lịch biển, ngành chức năng và chính quyền địa phương tại các khu du lịch đã và đang nỗ lực xây dựng một môi trường du lịch biển văn minh, thân thiện, xứng đáng với tiềm năng, làm nên thương hiệu du lịch biển xứ Thanh.

Giá trị sản phẩm hàng hóa tiêu thụ tại Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn 2023 đạt hơn 1 tỷ đồng

Tại Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2023, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức 30 gian hàng trưng bày, bán sản phẩm OCOP và các sản phẩm tiềm năng của tỉnh từ ngày 20-4 đến ngày 3-5.

Thay đổi tư duy sản xuất trong xây dựng sản phẩm OCOP

Sau thời gian triển khai và phát triển, chương trình OCOP đã trở thành động lực để phát triển kinh tế vùng nông thôn, thúc đẩy sản xuất, tạo ra những sản phẩm theo chuỗi giá trị, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần hoàn thành mục tiêu chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM). Cùng với sự gia tăng về số lượng sản phẩm OCOP, sự đột phá trong tư duy sản xuất của các chủ thể đã góp phần xây dựng thêm những sản phẩm OCOP chất lượng cao, có tầm ảnh hưởng trên thị trường.

Đặc sắc các gian hàng trưng bày, quảng bá sản phẩm OCOP

30 gian hàng với hàng trăm sản phẩm đặc sản của các địa phương được trưng bày tại phố đi bộ, đường Thanh Niên, TP Sầm Sơn nhân Lễ kỷ niệm 60 năm đô thị Sầm Sơn và khai mạc Lễ hội du lịch biển năm 2023, đã và đang thu hút đông đảo du khách đến tham quan và mua sắm.

Câu chuyện 'giữ chân' con cáy ở miền quê Quảng Phúc

Dọc triền đê ở ven sông Hoàng thuộc địa bàn xã Quảng Phúc (Quảng Xương) là những cánh đồng cói xanh mướt. Cói trải dài, mênh mông. Bao đời nay, người dân ở Quảng Phúc cần mẫn, chịu khó, 'một nắng hai sương' chăm sóc ruộng cói và dệt nên những chiếc chiếu cói nổi tiếng. Song hành với sự phát triển của cây cói là sự sinh sôi nảy nở của cáy. Ở xã Quảng Phúc, cây cói và con cáy đã góp phần đem lại thu nhập, ổn định cuộc sống cho người dân nơi đây.

Trưng bày gần 300 sản phẩm OCOP tại Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM

Gần 300 sản phẩm OCOP của tỉnh Thanh Hóa đã được 'hội tụ', quảng bá bên lề hội nghị Sơ kết 2 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Thông qua trưng bày, các sản phẩm OCOP tiêu biểu của tỉnh sẽ được quảng bá, giới thiệu... rộng hơn tới đại biểu, khách mời và Nhân dân, mở ra cơ hội kết nối, giao thương, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Chương trình OCOP góp phần xây dựng NTM

Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa đã phát triển được 317 sản phẩm OCOP, trong đó có 1 sản phẩm đạt chất lượng 5 sao quốc gia, 54 sản phẩm 4 sao và 262 sản phẩm 3 sao. Sau hơn 4 năm triển khai Chương trình OCOP với những cách làm linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả, đã thực sự thổi một làn gió mới làm thay đổi tư duy phát triển kinh tế nông nghiệp của các doanh nghiệp, HTX và người dân khu vực nông thôn. Kết quả này đã góp phần đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM) ở mỗi địa phương và nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân dân.

'Nhìn lại 2 năm thực hiện Chương trình Xây dựng Nông thôn mới' - Bài 3: Nhân lên những mô hình sản xuất theo chuỗi trong xây dựng nông thôn mới

Trong chặng đường xây dựng nông thôn mới (NTM), việc phát triển sản xuất được xem là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt và có tính quyết định thực hiện thành công các mục tiêu. Bởi, yếu tố này không những nâng cao thu nhập người dân, chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn, mà còn tạo nguồn lực để các địa phương thực hiện lộ trình xây dựng NTM theo hướng bền vững. Vì vậy, hầu hết các địa phương xây dựng NTM đều chú trọng đến phát triển sản xuất.

Thành quả sau 4 năm triển khai thực hiện Chương trình OCOP tại Thanh Hóa

Sau hơn 4 năm triển khai, đến nay tỉnh Thanh Hóa đã có 292 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên, trong đó có 1 sản phẩm 5 sao, 56 sản phẩm 4 sao và 235 sản phẩm 3 sao tại 27 huyện, thị xã, thành phố

Nông thôn mới vượt khó với nhiều thành quả

Năm 2022, Trung ương ban hành bộ tiêu chí mới để áp dụng cho xây dựng nông thôn mới (XDNTM), không ít xã có kế hoạch về đích NTM, NTM nâng cao và NTM kiểu mẫu năm 2022 đều 'phá sản' bởi nhiều chỉ tiêu và tiêu chí được nâng cao, cần có lộ trình thực hiện. Điển hình nhất là chỉ tiêu quy định tỷ lệ số hộ được dùng nước sạch tập trung, trong khi xây dựng các nhà máy nước, các hệ thống nước sạch này nằm ngoài khả năng cấp xã, thậm chí cấp huyện.

Những trái ngọt từ Chương trình OCOP

Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ký phê duyệt Chương trình OCOP tại Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 7–5-2018, UBND tỉnh Thanh Hóa có hàng loạt kế hoạch, quyết định phê duyệt và khởi động Chương trình OCOP tỉnh Thanh Hóa, với sự vào cuộc tích cực của các cấp, ngành, địa phương và Nhân dân.

Thêm 59 sản phẩm đủ tiêu chí đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Sáng 23-11, Hội đồng đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm thuộc Chương trình OCOP tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội nghị đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP đợt 3, năm 2022. Đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP tỉnh (gọi tắt là Hội đồng) chủ trì hội nghị.

Thơm, ngậy thịt lợn muối OCOP An Tâm

Ngày 24-3-2022, thịt lợn muối An Tâm của cơ sở kinh doanh An Tâm do anh anh Lê Văn Tòng làm chủ tại xã Xuân Sinh (Thọ Xuân) là 1 trong 38 sản phẩm được UBND tỉnh đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa đợt 1, năm 2022. Đây là kết quả xứng đáng cho một sản phẩm tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, có vị thơm, ngậy đặc trưng.