Xây dựng thương hiệu cho những sản phẩm đặc trưng

Thanh Hóa có hàng trăm sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đặc trưng, chứa đựng nét đặc sắc trong đời sống sản xuất, sinh hoạt của người dân. Với sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, đã có hàng trăm sản phẩm tiêu biểu khẳng định được vị thế trên thị trường. Tuy nhiên, con số ấy vẫn khiêm tốn so với hệ sinh thái sản phẩm đặc trưng của tỉnh. Do đó, các sở, ngành, địa phương đã và đang hỗ trợ để ngày càng nhiều sản phẩm đặc trưng xây dựng được thương hiệu, có sức cạnh tranh trên thị trường và hướng tới xuất khẩu.

Thanh Hóa phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới

Là địa phương có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, lại có nền văn hóa truyền thống đa dạng, phong phú để phát triển du lịch nông thôn, những năm gần đây, Thanh Hóa đã vận dụng và phát huy lợi thế đó, tạo sức hút đối với du khách trong và ngoài nước, góp phần phát triển ngành du lịch của địa phương.

6 đặc sản nổi tiếng Thanh Hóa, ăn một lần sẽ ấn tượng mãi không quên

Dưới đây là 6 đặc sản nổi tiếng Thanh Hóa mà bất cứ ai cũng muốn thưởng thức.

Hương vị Tết đậm đà trong gói bánh chè lam

Những ngày này, ở các làng nghề đã bắt đầu chộn rộn hương vị Tết cổ truyền. Hơi ấm của các lò sản xuất chè lam, kẹo lạc... như xua bớt không khí giá lạnh ngày đông. Trong không gian đoàn tụ ngày xuân, thưởng thức món chè lam cùng với trà ngon như chạm tới cái hồn quê Bắc Bộ.

Ngày xuân thưởng thức chè lam Phủ Quảng - Xứ Thanh

Là món ăn dân dã nức tiếng từ lâu, với vị ngọt thanh dìu dịu và giòn tan, chè lam thường được làm vào các dịp lễ, Tết, trước là để cúng tổ tiên, sau là món đón Xuân mới.

Khai trương Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP của huyện Vĩnh Lộc

Sáng 1/2, tại Di sản văn hóa Thế giới Thành nhà Hồ (xã Vĩnh Tiến) và Danh lam thắng cảnh quốc gia núi Kim Sơn (xã Vĩnh An), huyện Vĩnh Lộc đã khai trương 2 Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP và các sản phẩm tiềm năng, lợi thế của huyện.

Hỗ trợ sản phẩm công nghiệp nông thôn vươn xa trên thương trường

Ngoài các doanh nghiệp sản xuất lớn, tập trung tại Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp, Thanh Hóa có hơn 50.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh riêng lẻ tại các vùng nông thôn. Nhiều sản phẩm chất lượng tốt, thị trường tiêu thụ ổn định đã được chứng nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn (CNNT) tiêu biểu cấp tỉnh, khu vực, quốc gia và ngày càng vươn xa trên thương trường.

Phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn

Phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) đang là hướng đi hiệu quả, giúp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhiều ngành nghề truyền thống được duy trì, phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Đặc sản chè lam Phủ Quảng

Để có được thanh chè thơm ngon chất lượng, thực sự là đặc sản truyền thống ở một vùng quê, các gia đình sản xuất chè lam ở Vĩnh Lộc từ bao đời nay phải rất công phu.

Phát triển tài sản trí tuệ - hiệu quả lâu dài và lan tỏa

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế tri thức, tài sản trí tuệ (TSTT) đang ngày càng đóng vai trò quan trọng, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm chủ lực tại các địa phương và tạo môi trường khuyến khích đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp.

Thanh Hóa: Nỗ lực thực hiện Chương trình OCOP 2023

Tính đến nay, Thanh Hóa đã có 442 sản phẩm OCOP, trong đó có 385 sản phẩm hạng 3 sao; 56 sản phẩm hạng 4 sao; 1 sản phẩm 5 sao. Riêng năm 2023, có 150 sản phẩm được công nhận. Sau khi được công nhận, các sản phẩm OCOP đều tăng quy mô sản xuất và doanh thu bán hàng.

Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11: Tự hào và trách nhiệm

Được biết đến là một 'miền di sản', là 'cái nôi' di sản văn hóa dân tộc, văn hóa xứ Thanh nổi bật với nhiều di sản văn hóa độc đáo, giá trị. Những di sản văn hóa ấy chính là món quà vô giá của các thế hệ cha ông gửi đến cho con cháu cùng niềm tự hào dân tộc và trách nhiệm vun đắp, trao truyền.

Thanh Hóa: Nhiều sản phẩm OCOP đã xuất khẩu sang các thị trường khó tính

Ông Bùi Công Anh, Phó Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa chia sẻ về kết quả đạt được của chương trình OCOP.

Gian nan 'giữ lửa' làng nghề (Bài cuối): Hướng đi nào cho sự phát triển của làng nghề, làng nghề truyền thống?

Giữ gìn, phát huy làng nghề, làng nghề truyền thống là nhiệm vụ bức thiết, không chỉ góp phần giữ gìn, tôn vinh những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc, mà phát triển làng nghề cũng góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, nhất là vùng nông thôn. Vì vậy, những năm qua ngoài cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề từ Trung ương thì tỉnh đã có nhiều giải pháp đem lại những hiệu quả nhất định.

Thương mại - dịch vụ: Thích ứng nhanh để phát triển

Sau 3 năm trải qua dịch bệnh COVID-19 đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động thương mại của cả nước nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng. Song, với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh thương mại - dịch vụ trên địa bàn tỉnh đã thích ứng linh hoạt, chủ động tìm nhiều giải pháp để phát triển.

Chú trọng xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm hàng tiêu dùng

Với gần 4 triệu dân, nhu cầu sản phẩm tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa là khá lớn. Tuy nhiên, thực tế hàng tiêu dùng của tỉnh lại chiếm thị phần khá thấp trên 'sân nhà'. Bên cạnh lý do chất lượng sản phẩm, năng lực sản xuất thì một trong những nguyên nhân quan trọng là việc xây dựng, phát triển thương hiệu hàng tiêu dùng chưa thực sự được chú trọng.

Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, góp phần mở rộng thị trường, nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện, Chương trình OCOP được sự quan tâm của Trung ương; sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh; sự vào cuộc tích cực của các sở, ban, ngành; cấp ủy, chính quyền địa phương và các chủ thể OCOP. Đến nay, tỉnh Thanh Hóa đã có 346 sản phẩm OCOP, trong đó có 1 sản phẩm 5 sao, 54 sản phẩm 4 sao (trong đó có 3 sản phẩm tiềm năng 5 sao, đang đề nghị Trung ương đánh giá, phân hạng), 291 sản phẩm 3 sao.

Đưa ẩm thực xứ Thanh vào hoạt động du lịch

Ẩm thực là một trong những yếu tố quan trọng để thu hút khách du lịch. Việc trải nghiệm du lịch ẩm thực luôn gắn kết với trải nghiệm văn hóa trong suốt hành trình của du khách, mang lại cho du khách những cảm nhận sâu hơn về văn hóa điểm đến. Tuy nhiên, việc khai thác các giá trị văn hóa ẩm thực xứ Thanh gắn với định vị thương hiệu điểm đến hiện vẫn còn nhiều hạn chế.

Chú trọng xây dựng, bảo hộ nhãn hiệu nông sản

Việc đăng ký nhãn hiệu luôn được xem là 'giấy khai sinh' cho các sản phẩm nông sản, bảo đảm các điều kiện truy xuất nguồn gốc, có sức cạnh tranh trên thị trường và tham gia vào thị trường xuất khẩu. Mặc dù, trên địa bàn tỉnh có gần 200 sản phẩm nông nghiệp đang được sản xuất với sản lượng lớn song nhiều doanh nghiệp, HTX và nông dân vẫn chủ quan, chưa quan tâm tìm hiểu đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm dẫn tới giá trị sản xuất chưa được như kỳ vọng.

Để phát triển bền vững làng nghề truyền thống

Theo thống kê, hiện Thanh Hóa có hơn 170 làng nghề và làng có nghề, trong đó có trên 90 làng nghề được công nhận. Theo tinh thần Nghị định số 52 ngày 12-4-2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn, Thanh Hóa đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX nêu mục tiêu: 'Tiếp tục phát triển tiểu thủ công nghiệp, chú trọng sản xuất các sản phẩm phục vụ du lịch, xuất khẩu'; điều đó góp phần định hướng cho các làng nghề tiếp tục duy trì, phát triển đảm bảo tính bền vững.

Coi trọng 'thương hiệu' để nông sản vươn xa

Xác định xây dựng và bảo vệ 'thương hiệu' là 'chìa khóa' để các sản phẩm nông sản khẳng định chất lượng, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, các doanh nghiệp, HTX, người dân sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã nỗ lực đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu cho nông sản xứ Thanh. Nhờ đó, nhiều sản phẩm nông sản của tỉnh đã có sức cạnh tranh, được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường cả nước và một số sản phẩm đã tham gia xuất khẩu.

Thanh Hóa công bố tuyến du lịch kết nối liên huyện

Sáng 5/5, tại Khu dịch vụ thương mại tổng hợp Yên Trung, huyện Yên Định, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa công bố tuyến du lịch kết nối các huyện Yên Định, Cẩm Thủy, Vĩnh Lộc, Thọ Xuân.

Thanh Hóa: Công bố tuyến du lịch kết nối 4 huyện phía Tây của tỉnh

Nằm trong chuỗi các sự kiện kích cầu du lịch năm 2023 của tỉnh Thanh Hóa, nhằm giới thiệu tiềm năng du lịch và các điểm đến mới đồng thời, tạo cơ hội để các địa phương trọng điểm du lịch trong tỉnh liên kết, hợp tác, hỗ trợ nhau cùng phát triển du lịch bền vững, ngày 5/5, tại huyện Yên Định, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã tổ chức lễ công bố tuyến du lịch kết nối các huyện Yên Định, Cẩm Thủy, Vĩnh Lộc, Thọ Xuân.

Chương trình OCOP, điểm tựa cho sản phẩm làng nghề

Thanh Hóa có 36 nghề, 118 làng nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và hơn 100 làng nghề, làng nghề truyền thống và có những nghề vẫn được duy trì, phát triển mạnh mẽ, song cũng có những nghề dần mai một theo thời gian. Khi tỉnh triển khai Chương trình OCOP đã tạo 'cú hích' làm đổi mới tư duy sản xuất, góp phần chuyển dịch mạnh mẽ kinh tế nông thôn. Trong đó, sản phẩm làng nghề cũng có nhiều cơ hội được bảo tồn, phát triển, vươn xa hơn trên thị trường.

Du lịch làng nghề: Tiềm năng chờ khai thác

Làng nghề nói chung, đặc biệt là các làng nghề truyền thống có lịch sử hàng trăm năm, được ví như một 'phức hợp văn hóa'. Bởi ở đó không chỉ có nghề nuôi sống con người, mà còn hội tụ cả tri thức dân gian, phong tục tập quán, thậm chí cả tín ngưỡng, hay 'lồng' vào đó là thế giới quan, nhân sinh quan... Chính vì lẽ đó, việc bảo vệ và khai thác giá trị làng nghề truyền thống đang được các cấp, ngành, địa phương đặt ra. Trong đó, xây dựng sản phẩm du lịch làng nghề đang là một hướng đi phù hợp.

Phát triển du lịch gắn với quảng bá sản phẩm OCOP

Không phủ nhận một kết quả rằng, lượng khách du lịch đến với Thanh Hóa ngày càng tăng qua từng năm; song cũng không thể không nhấn mạnh một thực tế đó là, mức chi tiêu của du khách tại Thanh Hóa so với nhiều tỉnh/thành khác trong nước là rất khiêm tốn. Trong khi, du lịch thực chất là hoạt động bỏ tiền mua dịch vụ để thỏa mãn các nhu cầu nghỉ ngơi, thăm thú, chăm sóc sức khỏe, mua sắm... Chính vì lẽ đó, nếu du khách không thể 'trút hầu bao' cho chuyến đi, thì đó là sự thiệt thòi, thậm chí là thiệt hại của ngành du lịch.

Ngày xuân thưởng thức chè lam Phủ Quảng, đặc sản một thời tiến vua

Là món ăn dân dã nức tiếng từ lâu, với vị ngọt thanh dìu dịu và giòn tan, chè lam Phủ Quảng (Thanh Hóa) một thời là sản vật tiến vua, nay được nhiều người ưa chuộng khi xuân về.

Từ mạch nguồn văn hóa đến động lực cho phát triển

Xứ Thanh từng được học giả người Pháp H. Le Breton ngợi ca là 'nơi có thiên nhiên đẹp nhất, cũng như giàu kỷ niệm hay truyền thuyết nhất Đông Dương'. Đây không phải là sự ưu ái mà học giả phương Tây này dành cho xứ Thanh, mà trước đó không ít học giả đã dành nhiều ca từ đẹp khi nói về vùng đất quý hương. Trong bộ sách 'Đại Nam nhất thống chí' nhận định Thanh Hóa 'là nơi nhà khảo cổ đã phát kiến những cổ vật thuộc văn hóa Đông Sơn; thắng cảnh danh lam đã làm nguồn thi cảm cho biết bao tao nhân mặc khách;... đã từng chứng kiến những chiến công hiển hách của biết bao minh quân danh tướng'.

Gian nan phát triển nhãn hiệu tập thể sau bảo hộ

Việc xây dựng và được các cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể đã khó, song duy trì, phát triển sau bảo hộ còn khó khăn hơn. Bởi, nhãn hiệu tập thể mang tính cộng đồng, nếu không có sự kết nối, duy trì thì khó có thể phát huy sức mạnh của tập thể. Do đó, làm thế nào để phát huy, phát triển nhãn hiệu tập thể đang làm bài toán khó đối với nhiều tổ chức hội và chính quyền địa phương.

Nem chua - Niềm tự hào mang đậm dấu ấn ẩm thực của người dân xứ Thanh

'Vị chua vừa đủ' là nét độc đáo của nem xứ Thanh. Nem ngon không chỉ bởi công thức gia truyền mà còn tùy thuộc thời gian ủ nem linh hoạt.

Chè lam Phủ Quảng

Chè lam Phủ Quảng độc đáo vì gọi là chè nhưng lại như một loại bánh, cứng mà lại giòn và rất dễ tan khi đưa vào miệng.

'Văn hóa ẩm thực Thanh Hóa' - 'Bữa tiệc' của tri thức, giác quan

Văn hóa ẩm thực xứ Thanh uống chung mạch nguồn văn hóa ẩm thực của dân tộc, được duy trì, tiếp biến và phát triển mạnh mẽ bởi hai yếu tố: Yếu tố truyền thống và yếu tố địa tự nhiên lịch sử, chính trị, văn hóa'. Ẩm thực xứ Thanh vừa có nét chung với ẩm thực dân tộc, vừa có những khác biệt phản ánh những nét đặc trưng về điều kiện tự nhiên, văn hóa bản địa, tài năng, sự khéo léo, sáng tạo của các thế hệ người dân nơi đây. Đó là nội dung, thông điệp mà tác giả Nguyễn Hữu Ngôn muốn truyền tải, lan tỏa tới độc giả qua cuốn sách 'Văn hóa ẩm thực Thanh Hóa' (NXB Thanh Hóa năm 2021).

Đẩy mạnh phát triển thương hiệu sản phẩm xứ Thanh

Tỉnh ta có nhiều sản phẩm đặc trưng địa phương, nhất là các sản phẩm thế mạnh từ các ngành công nghiệp, nông nghiệp. Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, ngoài các thương hiệu lớn đã được khẳng định trên thị trường nhiều năm, như xi măng, mía đường, vật liệu xây dựng... trên địa bàn tỉnh còn có hơn 50.000 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Tăng thu nhập từ sản phẩm truyền thống

Tết Nguyên Đán Nhâm Dần 2022 đang đến gần, nhiều hộ dân sống tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa đang gia tăng sản xuất chè lam Phủ Quảng để kịp có nguồn hàng bán ra thị trường.

Thơm ngon chè Lam Phủ Quảng

Không chỉ là thứ quà quê dân dã, chè lam Phủ Quảng xuất hiện và tồn tại trên vùng đất Vĩnh Lộc hàng trăm năm, gắn với người dân làng Cao Mật, xã Vĩnh Thành cũ (nay là khu phố Cao Mật, thị trấn Vĩnh Lộc). Với những bí quyết sản xuất riêng và chiến lược quảng bá, tiêu thụ phù hợp, chè lam Phủ Quảng đã trở thành thương hiệu nổi tiếng.