Bước chuyển mình của Bảo tàng Cà Mau

Không còn bị động chờ các đoàn khách đăng ký đến tham quan vào những dịp đặc biệt; không còn những ảnh trưng bày nhàm chán, rập khuôn theo sách vở..., Bảo tàng tỉnh đã có những bước chuyển mình để tạo thế đứng của riêng mình bên cạnh việc hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

Kỳ cuối: Vì một Tây Ninh xanh

Người mua ô tô, xe máy thường quan tâm đến nhãn hiệu, kiểu dáng, giá tiền của xe, ít khi tìm hiểu về tiêu chuẩn khí thải của phương tiện. Để hướng đến giao thông xanh, nhiều quốc gia trên thế giới- trong đó có Việt Nam khuyến khích người dân dần thay đổi thói quen lưu thông.

Chủ động tổ chức Ngày Sách và văn hóa đọc

Công tác chuẩn bị cho Ngày Sách và văn hóa đọc đã được thực hiện chu đáo, với kỳ vọng giúp mọi người tăng thêm tình yêu sách và gần gũi hơn với văn hóa đọc trong thời đại công nghệ số.

Thí điểm hệ thống học bạ điện tử

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo đang trở thành một xu hướng phổ biến trong xã hội ngày nay. Ðể hướng đến sự liên thông trong quản lý giáo dục tại Việt Nam, Bộ Giáo dục và Ðào tạo sẽ triển khai thí điểm hệ thống học bạ điện tử, cung cấp quy trình, thủ tục quản lý, sử dụng học bạ của học sinh tiểu học.

Phát triển thể dục, thể thao học đường

Trên địa bàn huyện Ngọc Hiển có 30 trường học, trong đó 28 trường trực thuộc huyện, 2 trường do Sở Giáo dục và Ðào tạo quản lý. Những năm qua, hoạt động phong trào thể dục, thể thao (TDTT) trong các trường học được duy trì, phát triển sâu rộng, góp phần phát triển về thể chất và tinh thần cho giáo viên, học sinh.

Sôi nổi báo tường - Xuân học đường

Đã 17 năm qua, cứ mỗi độ Tết đến, xuân về, thầy cô giáo cùng học sinh các trường THPT, phòng giáo dục và đào tạo trong tỉnh lại nô nức tham gia Cuộc thi Báo tường học đường, mừng Ðảng, mừng xuân, mừng tỉnh Cà Mau đổi mới, phát triển; ca ngợi quê hương, đất nước, nhà trường, tình cảm gia đình, thầy trò, bạn bè; những khát vọng, ước mơ tuổi trẻ.

Tăng chất lượng đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi

Nếu như những năm trước, danh sách học sinh tham gia cuộc thi chọn học sinh giỏi quốc gia thường chủ yếu tập trung ở các trường chuyên thì hiện nay, đã có sự góp mặt của nhiều học sinh đến từ trường trung học phổ thông công lập cùng 'so tài'. Ðây là thành quả cũng như hướng đi mới mà ngành giáo dục và các địa phương triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, nhất là công tác phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi.

Ðổi thay trên quê hương Ngọc Hiển

Huyện Ngọc Hiển được chia tách thành 2 huyện Năm Căn và Ngọc Hiển, theo Quyết định 138 ngày 17/11/2003 của Chính phủ. Ngày 1/1/2004, huyện Ngọc Hiển chính thức ra mắt và bắt đầu một hành trình mới với nhiều khó khăn, thách thức. Từ một huyện có điểm xuất phát thấp, đến nay tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt gần 3 ngàn tỷ đồng, tăng gấp 21,3 lần so với thời điểm mới tách huyện; thu nhập bình quân đầu người đạt gần 54 triệu đồng, tăng gấp 7,7 lần.

Tết này bà con sẽ vui hơn

Năm 2023, 19/21 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Ngọc Hiển đạt và vượt kế hoạch, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Thủy sản đóng vai trò chủ lực, góp phần tăng trưởng kinh tế, tạo nhiều việc làm mang lại thu nhập, nâng cao đời sống Nhân dân.

Quan tâm hơn nữa chế độ, chính sách cho giáo viên vùng cao

Những năm gần đây, tình trạng thiếu giáo viên, giáo viên nghỉ việc, chuyển công tác vẫn luôn là vấn đề 'nóng', chưa lời giải trên địa bàn tỉnh ta. Nguyên nhân cốt lõi của vấn đề xuất phát từ chế độ, chính sách cho đội ngũ giáo viên, nhân viên ngành Giáo dục còn những bất cập, chưa tương xứng với công sức bỏ ra.

Siết chặt quản lý các cơ sở cung cấp, chế biến thực phẩm

Thời gian gần đây, trên địa bàn liên tục xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm khiến người tiêu dùng lo ngại về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP). Vấn đề đó đặt ra yêu cầu cần siết chặt công tác quản lý của các cơ quan chuyên môn, nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cơ sở sản xuất, cung cấp thực phẩm. Từ đó, hạn chế đến mức thấp nhất số vụ ngộ độc thực phẩm, đảm bảo sức khỏe và niềm tin của người tiêu dùng.

Thái Nguyên: Tuyển dụng trên 2.900 giáo viên hợp đồng

HĐND tỉnh đã giao số lượng giáo viên hợp đồng cần tuyển dụng theo Nghị định của Chính phủ cho năm học 2023-2024 là 2.916 người.

Vì sự nghiệp giáo dục vùng khó

Với sự chung tay, tiếp sức của toàn xã hội, những lớp học tạm ở địa bàn vùng cao khó khăn của Ðiện Biên đã thay bằng phòng học, ngôi trường mới khang trang…

Nuôi dưỡng thói quen đọc sách cho học sinh

Xác định sách là 'kho tàng tri thức' vô giá, những năm qua các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh luôn quan tâm phát triển văn hóa đọc trong học sinh. Qua nhiều hoạt động tạo cơ hội cho các em tiếp cận, rèn luyện thói quen đọc sách, làm phong phú kiến thức và giúp các em thư giãn sau những giờ học.

Trách nhiệm của người trẻ với văn hóa dân tộc

Những năm qua, người trẻ trên địa bàn tỉnh đã phát huy vai trò xung kích trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Ðiều này đã và đang được minh chứng qua nhiều việc làm, hành động cụ thể.

Bến Tre ghi nhận số ca đau mắt đỏ vượt ngưỡng 1.000 ca/ngày

Trong những ngày vừa qua, số ca đau mắt đỏ liên tục gia tăng tại 9 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Đặc biệt trong hai ngày 18 - 19/9, địa phương này ghi nhận số ca đau mắt đỏ vượt ngưỡng 1.000 ca/ngày.

Ðể giáo viên yên tâm gắn bó với nghề

Trong quá trình xây dựng và phát triển ngành Giáo dục, đội ngũ giáo viên được coi là khâu then chốt, đóng vai trò quyết định nâng cao chất lượng dạy và học. Xác định rõ điều đó, ngành Giáo dục và Ðào tạo tỉnh đã nỗ lực chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, giáo viên, người lao động đang công tác tại các trường, góp phần giúp thầy cô yên tâm công tác.

Bảo đảm an toàn cho học sinh trong năm học mới

Hôm nay, 5/9, hơn 2,2 triệu học sinh Hà Nội cùng hơn 22 triệu học sinh cả nước chính thức bước vào năm học mới 2023-2024. Bên cạnh việc chuẩn bị kỹ lưỡng về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, trong năm học này, công tác bảo đảm an toàn, văn hóa học đường được các trường đặc biệt chú trọng.

Sớm khắc phục tình trạng thiếu giáo viên

Một năm học mới sắp bắt đầu. Với mục tiêu đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo toàn diện, đòi hỏi cả hệ thống chính trị phải vào cuộc. Trước nhất là quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp học; hỗ trợ, giúp đỡ học sinh nghèo, con em đồng bào dân tộc thiểu số, gia đình chính sách... có đủ sách giáo khoa, vở viết, dụng cụ học tập; tập thể sư phạm các nhà trường kèm cặp, giúp đỡ học sinh, nhất là sinh học yếu kém ngay từ đầu năm. Bên cạnh đó, việc có đủ đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu, đạt chuẩn chất lượng, nhất là giáo viên các môn chuyên biệt (tin học, ngoại ngữ, âm nhạc, hội họa...) là rất cấp thiết.

An toàn giao thông cho kỳ thi THPT

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 đang đến cận kề. Nhằm bảo đảm an ninh trật tự (ANTT), trật tự an toàn giao thông (ATGT), không để xảy ra tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông làm ảnh hưởng đến kỳ thi, các sở, ngành, huyện, TP Cà Mau đang triển khai thực hiện nhiều giải pháp quyết liệt.

Tòa phúc thẩm tuyên án 15 tháng tù đối với bà Lê Thị Dung

Sau hai ngày xét xử, chiều 13/6, phiên tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An đã tuyên phạt bị cáo Lê Thị Dung 15 tháng tù về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ. Đây là vụ án gây xôn xao dư luận trong thời gian qua.

Học sinh luyện rèn kỹ năng quân sự

Với 8 nội dung thi đấu, Hội thao Giáo dục quốc phòng và an ninh học sinh cấp THPT tỉnh Cà Mau lần thứ I/2023 (do Sở Giáo dục và Ðào tạo phối hợp cùng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tổ chức) trở thành sân chơi bổ ích.

Xây dựng xã hội học tập ở Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang thực hiện nhiều giải pháp xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân học tập suốt đời. Các giải pháp xây dựng xã hội học tập góp phần quan trọng nâng cao chất lượng dạy và học, tinh thần chủ động, sáng tạo, ý thức học tập thường xuyên, liên tục của mỗi cá nhân, gia đình.

Hướng đến nền giáo dục tiên tiến vào năm 2030

Ðể xác định tầm nhìn, quan điểm xuyên suốt về phát triển giáo dục-đào tạo, Thành phố Hồ Chí Minh đang tổ chức lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo chiến lược phát triển giáo dục từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Mục tiêu đề ra là đưa giáo dục thành phố đạt trình độ tiên tiến của khu vực châu Á vào năm 2030 và đạt trình độ tiên tiến của thế giới vào năm 2045.

Lan tỏa văn hóa đọc từ trong nhà trường

Nhằm lan tỏa tình yêu dành cho sách, mới đây, Sở Giáo dục và Ðào tạo Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội thi 'Lớn lên cùng sách' cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn thành phố. Hội thi hướng đến sự trưởng thành của học sinh qua quá trình đọc sách, sự phát triển bền vững của thói quen cũng như sự đam mê văn hóa đọc trong môi trường học đường.

Hai phương án về nhu cầu nhân lực tại thành phố

Ngày 6/2, Trung tâm Dự báo nhân lực và Thông tin thị trường lao động thành phố cho biết, đơn vị này vừa đưa ra hai phương án về nhu cầu nhân lực tại thành phố.

Đẩy mạnh chuyển đổi số để nâng cao chất lượng giáo dục

Thành phố Hồ Chí Minh xác định đẩy mạnh chuyển đổi số là giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, là tiền đề xây dựng nền giáo dục tiên tiến, hội nhập thế giới. Tuy nhiên, để thực hiện mục tiêu lớn này, thành phố cần tháo gỡ những rào cản, thách thức, nhất là về chiến lược, chi phí đầu tư và nguồn lực công nghệ.

Các trường học vùng sâu vùng xa vất vả duy trì sĩ số học sinh sau Tết

Đến thời điểm này, học sinh cả nước đã quay trở lại trường học sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, ở một số địa phương, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vẫn còn tình trạng học sinh chưa đến trường đầy đủ.