Bí thư Huyện ủy Tri Tôn trao quà cho người dân xã Lương Phi

Ngày 1/6, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) Cao Quang Liêm, cùng đoàn công tác Ban Chỉ huy Quân sự phường Thủ Thiêm và phường Bình Trưng Tây (TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh) đến trao quà cho hộ nghèo, cận nghèo và học sinh có hoàn cảnh khó khăn xã Lương Phi (huyện Tri Tôn).

Bí thư Huyện ủy Tri Tôn làm việc với xã Lương Phi

Chiều 29/5, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) Cao Quang Liêm dẫn đầu đoàn công tác huyện đến làm việc với Đảng ủy, UBND xã Lương Phi về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2024.

Tri Tôn tận dụng thời cơ phát triển

Trong nỗ lực thoát khỏi danh sách huyện nghèo của cả nước, các cấp, ngành huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) tăng cường trách nhiệm hoàn thành các đầu công việc được giao. Những tháng đầu năm 2024, các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, thương mại - dịch vụ, du lịch của Tri Tôn phát triển mạnh mẽ, nhiều doanh nghiệp đăng ký thành lập mới; đời sống người dân được chăm lo chu đáo, các hoạt động sinh hoạt văn hóa, thể dục - thể thao đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của người dân.

Khánh thành tuyến đường lên đồi Ma Thiên Lãnh

Sáng 3/4, UBND xã Lương Phi (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) tổ chức Lễ khánh thành công trình đường vào đồi Ma Thiên Lãnh, thuộc Khu Di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia Ô Tà Sóc. Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Tri Tôn Cao Quang Liêm; Phó Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn Trần Minh Giang đã đến dự.

Xã Lương Phi tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm thành lập đoàn

Ngày 25/3, Xã đoàn Lương Phi (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) cho biết, nằm trong các hoạt động Tháng Thanh niên năm 2024, lập thành tích chào mừng 93 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024) và Đại hội Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam xã Lương Phi nhiệm kỳ 2024 - 2029, Xã đoàn phối hợp UBND xã Lương Phi tổ chức Giải Bóng đá thiếu niên U.13 năm 2024.

Chuẩn bị nâng cấp Khu di tích lịch sử cấp quốc gia Ô Tà Sóc

Đoàn công tác Đảng ủy Khối cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh An Giang tổ chức sát nâng cấp khu di tích lịch sử cấp quốc gia căn cứ cách mạng Ô Tà Sóc.

Nâng căn cứ Ô Tà Sóc xứng đáng truyền thống cách mạng

Ngày 21/2, Bí thư Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh An Giang Trần Thanh Nhã dẫn đầu đoàn công tác đến khảo sát, để chuẩn bị nâng cấp, chỉnh trang Khu Di tích lịch sử cấp quốc gia căn cứ Ô Tà Sóc (xã Lương Phi, huyện Tri Tôn). Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Tri Tôn Cao Quang Liêm và Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn Nguyễn Văn Bé Tám tham gia cùng đoàn.

Dấu ấn mùa hè tình nguyện ở An Giang

Chiến dịch 'Mùa hè tình nguyện' là 'đặc sản' của tuổi trẻ, thể hiện ý chí, khát vọng, hành động của đoàn viên, thanh niên mỗi độ hè về. Đã khép lại, nhưng dấu ấn về công trình, phần việc mà 'chiến sĩ tình nguyện' mang lại luôn được người dân địa phương khắc ghi.

Tuổi trẻ tình nguyện về vùng biên giới, khó khăn

Chọn chủ đề 'Tuổi trẻ An Giang tiên phong chuyển đổi số trong cộng đồng', chiến dịch 'Mùa hè tình nguyện' tỉnh An Giang lần thứ XXI/2023 hướng về cơ sở, chọn những địa phương vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc, biên giới, căn cứ cách mạng để thực hiện nhiều công trình, phần việc thanh niên ý nghĩa. Qua đó, giúp tuổi trẻ An Giang phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, có những trải nghiệm đáng nhớ.

Phát huy giá trị căn cứ Ô Tà Sóc

Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, căn cứ Ô Tà Sóc được xem là trái tim, là biểu tượng ý chí kiên cường của quân - dân An Giang. Để xứng đáng với bao công sức, xương máu của ông cha đã đổ xuống cho độc lập hôm nay, cần xây dựng Ô Tà Sóc thành 'địa chỉ đỏ' gắn với du lịch (DL) tâm linh, tạo điều kiện cho người dân, du khách về nguồn, thúc đẩy vùng đất Lương Phi anh hùng phát triển.

Đề xuất xây dựng Ô Tà Sóc thành khu du lịch tâm linh

Sáng 23/6, Hội Khoa học lịch sử tỉnh An Giang phối hợp Huyện ủy, UBND huyện Tri Tôn tổ chức Hội thảo khoa học 'Căn cứ Ô Tà Sóc của Tỉnh ủy An Giang trong kháng chiến chống Mỹ'.

Báo chí đồng hành cùng sự phát triển của địa phương

Trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, báo chí là nguồn cổ vũ, động viên toàn quân, toàn dân đoàn kết đánh đuổi ngoại xâm. Trong sự nghiệp xây dựng đất nước, báo chí phản ánh thực tiễn phong phú, sáng tạo của từng địa phương, từng ngành, phản biện những bất hợp lý để cùng nhau tháo gỡ điểm nghẽn, thúc đẩy phát triển. Khi các địa phương, các ngành có sự gắn bó với báo chí, mối quan hệ tương hỗ này càng phát huy hiệu quả.

Báo chí góp phần thúc đẩy sự phát triển của huyện Tri Tôn

Sáng 14/6, tại khu căn cứ lịch sử cách mạng Ô Tà Sóc (xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang), UBND huyện Tri Tôn tổ chức họp mặt kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2023). Đại diện lãnh đạo các cơ quan báo chí, các sở, ngành tỉnh cùng các nhà báo, phóng viên của các cơ quan báo chí trong và ngoài tỉnh tham dự.

An Giang đầu tư 457 tỷ đồng xây thêm 3 hồ chứa nước vùng Bảy Núi

Ngày 24-5, đại diện Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp tỉnh An Giang (chủ đầu tư) cho hay, tỉnh này sẽ xây thêm 3 hồ: Tà Lọt, Núi Dài 2 và Cô Tô nằm trên địa bàn 2 huyện Tri Tôn, Tịnh Biên với tổng dung tích 1,3 triệu m3 .

An Giang: 450 tỉ đồng xây 3 hồ trữ nước ngọt cho vùng Bảy Núi

UBND tỉnh An Giang đầu tư ba hồ trữ nước ngọt, tổng dung tích gần 1,3 triệu mét khối, phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tưới tiêu, chữa cháy cho người dân khu vực Bảy Núi.

Phong phú sản phẩm từ trái thốt nốt

Cây thốt nốt cho trái quanh năm, nhưng mạnh nhất vào mùa nắng, người dân đặt đó là mùa của thốt nốt. Mật thốt nốt ngọt thơm, còn trái thốt nốt thì giòn dẻo, thanh mát. Nhờ thực khách ưa chuộng, trái thốt nốt ngoài dạng bán tươi còn được biến tấu thành chè, làm mứt, thốt nốt rim, sấy dẻo và nhiều món giải khát.

Những 'địa chỉ đỏ' giáo dục truyền thống ở An Giang

Không chỉ là vùng đất non nước hữu tình, An Giang còn tự hào với những 'địa chỉ đỏ' về lòng yêu nước, truyền thống cách mạng của quân và dân trong các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Đây cũng là nơi giáo dục, hun đúc tinh thần trách nhiệm vì đất nước của thế hệ trẻ hôm nay.

Khám phá Thất Sơn huyền bí

Thiên nhiên đã ban tặng cho An Giang rất nhiều ngọn núi lớn nhỏ giữa đồng bằng châu thổ. Người xưa đã chọn 7 ngọn núi tiêu biểu (thuộc huyện Tri Tôn và Tịnh Biên) để đặt tên cho cụm núi này là Thất Sơn hay còn gọi là Bảy Núi. Đó là Thiên Cấm Sơn (núi Cấm), Phụng Hoàng Sơn (núi Cô Tô), Ngọa Long Sơn (núi Dài Lớn), Anh Vũ Sơn (núi Két), Ngũ Hồ Sơn (núi Dài Nhỏ hay núi Dài Năm Giếng), Liên Hoa Sơn (núi Tượng) và Thủy Đài Sơn (núi Nước).

Mùa xuân là Tết trồng cây

An Giang là địa phương thứ 3 trong cả nước được chọn phát động Tết trồng cây, hưởng ứng chương trình trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025 'Vì một Việt Nam xanh' của Thủ tướng Chính phủ. Đây là động lực để tỉnh hoàn thành chỉ tiêu trồng 18 triệu cây xanh trong 5 năm tới.

'Nhập ngũ đi, con gái !'

Lê Thị Ngọc Chân (sinh năm 1998, ngụ ấp Ô Tà Sóc, xã Lương Phi, Tri Tôn, An Giang) là công dân nữ duy nhất của tỉnh An Giang nhận lệnh thi hành nghĩa vụ quân sự năm 2021 (giao cho Bộ Quốc phòng). Chỉ còn vài hôm nữa, Chân sẽ lên đường, bắt đầu một giai đoạn mới trong cuộc đời. Hành trang cô gái nhỏ mang theo có niềm hạnh phúc vô bờ khi được thực hiện ước mơ của mình, có tình yêu thương đặc biệt của mẹ cha, có trọng trách thiêng liêng của một thanh niên với đất nước.

TH true MILK lần đầu 'Nam tiến', xây dựng trang trại bò sữa công nghệ cao vùng biên giới An Giang

Ngày 27/2, Dự án chăn nuôi bò sữa tập trung công nghệ cao với quy trình khép kín lớn nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long được khởi công ở huyện biên giới Tri Tôn – Tỉnh An Giang.

Tri Tôn chào năm mới 2021

Với lợi thế đất rộng, còn nhiều dư địa để phát huy thế mạnh du lịch (DL) và nông nghiệp, Tri Tôn (An Giang) đặt nhiều mục tiêu phát triển trong năm 2021, tạo đà cho cả giai đoạn 2021-2025.

Tri Tôn tập trung vào tăng trưởng nông nghiệp

Huyện Tri Tôn (An Giang) đặt chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2025, chỉ số tăng trưởng (GO) ngành nông nghiệp của huyện bằng mức bình quân chung của tỉnh. Với lợi thế diện tích đất rộng, nhiều dự án nông nghiệp lớn đã, đang và chuẩn bị đầu tư, Tri Tôn có cơ hội bứt phá đi lên từ nông nghiệp kết hợp du lịch.

Giáo dục truyền thống yêu nước qua những 'địa chỉ đỏ'

Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Tri Tôn là một trong những chiến trường ác liệt nhất của An Giang cũng như miền Tây Nam Bộ. Giờ đây, những 'địa chỉ đỏ' gắn với chiến tích hào hùng năm xưa đã và đang được nâng cấp, tôn tạo, trở thành địa chỉ giáo dục tinh thần yêu nước, phát huy niềm tự hào cách mạng cho thế hệ hôm nay và mai sau.

Nhiều mô hình sản phẩm du lịch mới ở An Giang thu hút khách du lịch

Toàn tỉnh hiện có nhiều tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển các mô hình, sản phẩm du lịch mới thu hút khách du lịch.

Tri Tôn: Đất lành thu hút đầu tư

Dù có xuất phát điểm thấp, hạ tầng chưa đồng bộ, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao nhưng Tri Tôn (An Giang) cũng đứng trước cơ hội tăng tốc phát triển. Quỹ đất lớn, nguồn lao động dồi dào, thiện chí mời gọi cùng các chính sách ưu đãi đầu tư được áp dụng là những lợi thế giúp Tri Tôn thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Cùng với đó là tiềm năng bứt phá phát triển du lịch.

Tri Tôn: Điểm đến của nhiều cảnh đẹp, di tích và huyền thoại

Tri Tôn là huyện dân tộc, miền núi, biên giới nằm ở phía tây tỉnh An Giang với cảnh vật hữu tình với nhiều điểm đến du lịch như Đồi Tức Dụp, Hồ Ô Tà Sóc, Hồ Tà Pạ, Hồ Soài So, Hồ Soài Chek, cùng các ngôi chùa với lối kiến trúc đẹp mắt kết hợp với các lễ hội đặc trưng của con người nơi đây...

Tri Tôn nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ

Năm 2019, Tri Tôn thực hiện đạt và vượt nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KTXH). Đây là cơ sở để huyện miền núi này bứt tốc về đích năm 2020, năm cuối của kỳ Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm (2016-2020).

Tri Tôn tập trung hoàn thành nhiệm vụ

Phấn đấu đến cuối năm 2019, thu nhập bình quân đầu người hộ gia đình trên địa bàn huyện Tri Tôn đạt 40,8 triệu đồng/năm, nâng giá trị sản xuất nông nghiệp lên gần 124 triệu đồng/ha, mời gọi đầu tư hiệu quả vào các lĩnh vực, đặc biệt là du lịch và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Song song đó là nâng cao công tác xây dựng Đảng và tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước…

Phát huy tốt giá trị di sản văn hóa dân tộc

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch cho biết: 9 tháng của năm 2019, sở cấp phép trùng tu, sửa chữa 11 di tích và hỗ trợ chuyên môn trong công tác tu bổ 19 di tích trên địa bàn tỉnh.

Những điểm đến hấp dẫn tại Tri Tôn

Với vị trí đặc biệt, Tri Tôn giữ vai trò kết nối với các địa phương khác tạo thành các tuyến du lịch liên hoàn Châu Đốc - Tịnh Biên - Tri Tôn - Thoại Sơn, kết nối du lịch An Giang xuống Hà Tiên - Phú Quốc (kiên Giang). Tại Tri Tôn, có nhiều điểm đến hấp dẫn cho du khách khám phá.

Viết tiếp trang sử Ô Tà Sóc

Dù hơn nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng Ô Tà Sóc (căn cứ Tỉnh ủy giai đoạn 1962 - 1967) vẫn mãi là niềm tự hào của quân - dân Tri Tôn nói riêng, quân - dân An Giang nói chung. Xây dựng nơi đây thành địa chỉ giáo dục truyền thống cách mạng kết hợp du lịch là cách mà huyện Tri Tôn nhắc lại lịch sử hào hùng Ô Tà Sóc.

Lương Phi về đích nông thôn mới

Bằng nhiều nỗ lực, xã Lương Phi (Tri Tôn) đã kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 2,44%, nâng thu nhập bình quân đầu người hộ gia đình lên hơn 47,1 triệu đồng/người/năm, hoàn thành 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM). Đó là kết quả đáng tự hào trên vùng đất anh hùng.

Khánh thành công trình cải tạo và nâng cấp Di tích lịch sử cách mạng Ô Tà Sóc

Sáng 24-7, tại xã Lương Phi, UBND huyện Tri Tôn phối hợp Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức lễ khánh thành công trình cải tạo và nâng cấp Di tích lịch sử cách mạng Ô Tà Sóc. Bí thư Tỉnh ủy Võ Thị Ánh Xuân, cùng lãnh đạo Tỉnh ủy qua các thời kỳ, đại diện QK9, cán bộ, chiến sĩ từng tham gia chiến đấu ở căn cứ Ô Tà Sóc, lãnh đạo các sở, ngành và địa phương trong tỉnh đã đến dự.

Nâng cấp căn cứ địa cách mạng Ô Tà Sóc

Công trình cải tạo và nâng cấp Di tích lịch sử cách mạng Ô Tà Sóc có ý nghĩa tưởng nhớ công ơn những anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh cho công cuộc giải phóng dân tộc ở vùng cực Nam của Tổ quốc.