Sản phẩm OCOP và bản sắc văn hóa địa phương

Sau hơn 5 năm triển khai Chương trình 'mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030', các sản phẩm đặc trưng của tỉnh đã phát triển cả về số lượng và chất lượng. Giờ đây, OCOP được khẳng định giá trị không chỉ là vấn đề kinh tế, môi trường mà còn là văn hóa. Nó chính là niềm tự hào của chủ thể, là câu chuyện tạo ra các giá trị văn hóa để khuyến khích, hấp dẫn, cuốn hút khách hàng. Nếu sản phẩm chỉ đạt mục đích để thực hiện mục tiêu nông thôn mới nâng cao cho các địa phương mà không nghĩ việc biến nó thành sản phẩm du lịch thì chắc chắn các sản phẩm OCOP của chúng ta tồn tại và phát triển không bền vững!Ông Trương Quốc Hưng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bước chuyển tích cực ở các xã đạt chuẩn NTM nâng cao

Năm 2023, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự đoàn kết, đồng lòng, chung tay góp sức của người dân... tỉnh ta có thêm 17 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới (NTM) nâng cao, gồm: Thụy Lôi, Lê Hồ, Liên Sơn (huyện Kim Bảng); Công Lý, Nguyên Lý, Tiến Thắng (huyện Lý Nhân); Trịnh Xá, Tiên Hải (thành phố Phủ Lý); Liêm Thuận, Liêm Túc (huyện Thanh Liêm); Đồng Du, Bình Nghĩa, La Sơn, Tràng An, Bồ Đề, Đồn Xá (huyện Bình Lục); Yên Nam (thị xã Duy Tiên). Bằng việc chú trọng hoàn thiện và nâng cao chất lượng các tiêu chí, diện mạo nông thôn ở các xã đạt chuẩn NTM nâng cao có sự chuyển biến tích cực, thực sự trở thành những miền quê đáng sống.

Cựu chiến binh Nguyễn Kim Hùng: Từ thợ sửa xe tới nhà sáng chế vang danh

Từ một 'thợ sửa xe biết tuốt', chỉ học hết lớp 7, cựu chiến binh Nguyễn Kim Hùng đã có những sáng chế được Hội Nông dân Việt Nam tôn vinh là sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu.

Lý Nhân nâng cao chất lượng nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất

Kinh tế và tổ chức sản xuất được xem là nhóm tiêu chí quan trọng trong Bộ tiêu chí xã nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao với 4 tiêu chí thành phần là thu nhập, hộ nghèo, lao động, tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn. Những tiêu chí này phản ánh rõ mức sống, vấn đề việc làm và thu nhập của người dân có được cải thiện và nâng cao hay không. Xác định rõ điều đó, huyện Lý Nhân đã tích cực chỉ đạo các xã trên địa bàn tập trung triển khai các giải pháp để hoàn thành đạt chuẩn và nâng cao nhóm tiêu chí so với yêu cầu trong giai đoạn mới.

Sở Công thương làm việc với Tập đoàn Central Retail Việt Nam

Nhằm tạo điều kiện, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh của tỉnh xúc tiến, tìm kiếm đối tác, tìm kiếm thị trường đầu ra cho các sản phẩm, đặc biệt là có cơ hội hợp tác tiêu thụ sản phẩm với siêu thị GO! Hà Nam, chiều 5/4, Sở Công thương đã tổ chức hội nghị làm việc với Tập đoàn Central Retail Việt Nam.

Cận cảnh quy trình sản xuất bánh đa nem – món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Tết

Bánh đa nem làng Chều là đặc sản có lịch sử ngàn năm tuổi. Loại bánh mỏng tang này giúp tạo công ăn việc làm cho nhiều hộ dân trong làng với doanh thu hàng trăm tỷ đồng mỗi năm.

Công nghệ đưa bánh đa nem làng Chều vươn xa

Bánh đa nem làng Chều tuy mộc mạc, giản dị nhưng lại chứa đựng bao tình cảm, tâm sức của bà con và trở thành thức quà quê đáng quý. Những người con xa quê và khách du lịch phương xa mỗi khi có dịp về làng đều chọn món quà quê nức tiếng này để sử dụng và biếu tặng người thân. Người dân làng Chều tự hào rằng sản phẩm của làng trở thành một nguyên liệu không thể thiếu trong căn bếp của mỗi gia đình mỗi khi Tết đến, Xuân về.

Doanh nghiệp, hợp tác xã tích cực tham gia xúc tiến thương mại

Doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trong tỉnh ngày càng chủ động, linh hoạt hơn trong các hoạt động xúc tiến thương mại để tìm kiếm cơ hội hợp tác, xuất khẩu, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Tham gia xúc tiến thương mại, các doanh nghiệp, HTX còn có cơ hội tự đánh giá, nhìn nhận lại sản phẩm của mình, thấy được những mặt còn hạn chế, thiếu sót để khắc phục, hoàn thiện, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Bí quyết rán nem giòn rụm, vàng ươm

Nem rán quen thuộc là thế nhưng rất nhiều người vẫn thắc mắc không hiểu vì sao mình rán nem không được vàng ươm, hoặc giòn.

Làng bánh đa nem nổi tiếng ở tỉnh Hà Nam tất bật vào vụ Tết

Những ngày này, người dân làng Chều, xã Nguyên Lý (huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam) lại tất bật cho ra những sản phẩm bánh đa nem để kịp cung ứng ra thị trường dịp Tết Nguyên đán 2024.

Làng nghề bánh đa nem trăm tuổi vào vụ Tết

Trải qua bao thăng trầm, người dân làng Chều (xã Nguyên Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam) vẫn tận tâm với nghề làm bánh đa nem. Nghề không phụ người ngày càng phát triển đem lại cuộc sống khấm khá cho người dân nơi đây.

CEO Nguyễn Văn Định: 'Hô biến' hạt gạo Việt vươn tầm thế giới

Với khát khao giữ nghề truyền thống, anh Nguyễn Văn Định đã mày mò ứng dụng khoa học kỹ thuật, cùng những người làng Chều đưa sản phẩm bánh đa nem vươn tầm thế giới

Bí quyết làm ra đặc sản bánh đa nem làng Chều ngon nức tiếng

Đặc sản bánh đa nem làng Chều ở xã Nguyên Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam có lịch sử ngàn năm tuổi, tiêu thụ khắp cả nước và xuất khẩu đi nước ngoài, mang lại nguồn thu hàng trăm tỷ đồng mỗi năm.

Đậm đà hương vị bánh đa nem làng Chều

Cách trụ sở UBND xã Nguyên Lý (Lý Nhân) chưa đầy 2km, con đường về làng Chều được điểm xuyết bởi những phên tre mầu nâu nhạt, xếp đều tăm tắp ven đường. Cảm nhận được hương vị thơm giòn và ấm áp qua những phên bánh được nắng; lắng nghe những câu chuyện đời, chuyện nghề của người dân làng Chều, tôi mới thấy hết được tình yêu, sự trăn trở của những người dân nơi đây với nghề tráng bánh đa nem - cái nghề 'cha truyền con nối' đã gắn bó với người dân làng Chều hơn 700 năm qua. Trải qua bao thăng trầm nhưng người dân làng Chều vẫn tận tâm, vì sự sống còn của làng nghề. 'Nghề không phụ người', ngày càng phát triển và đem lại cuộc sống khấm khá cho người dân làng Chều.

Loại bánh mỏng tang giúp dân làng Chều thu hàng trăm tỷ đồng mỗi năm

Bánh đa nem làng Chều là đặc sản có lịch sử ngàn năm tuổi. Loại bánh mỏng tang này giúp người dân làng Chều thu về hơn 336 tỷ đồng trong năm 2023.

Khi công nhân trở lại làng nghề

Khi tuổi tác cao dần, hoạt động sản xuất của nhiều doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp gặp khó khăn, một số công nhân tìm cách trở lại làng nghề để làm việc, kiếm thu nhập, ổn định cuộc sống. Vừa giữ nghề, vừa giữ nghiệp, nhiều công nhân lao động đã tìm thấy sự yên ổn khi trở lại làng nghề. Tết đang đến gần, hoạt động của các làng nghề trở nên hối hả hơn, công việc của người thợ càng bận rộn, hy vọng những điều tốt đẹp ở phía trước…

Hà Nam là 'Điểm đến văn hóa địa phương hàng đầu thế giới'

Lần đầu tiên Hà Nam được vinh danh là 'Điểm đến văn hóa địa phương hàng đầu thế giới', vượt qua nhiều 'đối thủ' xuất sắc khác như: Thành phố George Town (Malaysia), Thành phố Gjirokastër (Albania), Thung lũng Kathmandu Valley (Nepal), Thành phố Oaxaca (Mexico).

Hà Nam được vinh danh là 'Điểm đến văn hóa địa phương hàng đầu thế giới'

Theo Cục Du lịch Việt Nam, ngày 1/12 vừa qua, tại thành phố Dubai (các tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất), lễ trao Giải thưởng Du lịch thế giới (World Travel Awards) đã vinh danh Hà Nam là 'Điểm đến văn hóa địa phương hàng đầu thế giới'. Đây là lần đầu tiên, Hà Nam được vinh danh ở một trong những hạng mục quan trọng của Giải thưởng danh giá, được ví như giải 'Oscar' của ngành du lịch.

Đẩy mạnh liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị

'Những năm qua, hoạt động của Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh từng bước được củng cố, đổi mới. Kinh tế tập thể, HTX trong tỉnh đạt nhiều kết quả tích cực; sản xuất, kinh doanh tạo mối liên kết theo chuỗi giá trị. Hiệu quả về kinh tế của các HTX thành viên được nâng lên rõ rệt, tổng số vốn hoạt động đạt khoảng 1.311 tỷ đồng, có 55% số HTX đạt chất lượng từ khá trở lên'. Đó là đánh giá của ông Lê Quang Vọng, Phó Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh.

Hà Nam: Thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ hàng Việt có thế mạnh

Nhiều sản phẩm có thế mạnh của Hà Nam như bánh đa nem làng Chều, cá kho Nhân Hậu, chuối Ngự Đại Hoàng, lụa Nha Xá… đã được xúc tiến tiêu thụ hiệu quả.

Thực hiện hiệu quả Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'

Thực hiện Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' thời gian qua, các cấp, ngành, tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh đã vào cuộc tuyên truyền, vận động, giới thiệu quảng bá sản phẩm tới người tiêu dùng. Qua đó, làm thay đổi nhận thức của cả nhà sản xuất và người tiêu dùng đối với sản phẩm hàng hóa của Việt Nam, góp phần phát huy nội lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các địa phương.

Đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi

Thời gian qua, các cấp hội nông dân (HND) trong tỉnh chú trọng đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững. Phong trào đã tạo không khí thi đua sôi nổi, đem lại hiệu quả tích cực, góp phần xây dựng tổ chức hội vững mạnh, thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, giúp nhiều hội viên nông dân vươn lên thoát nghèo.

Lý Nhân nỗ lực nâng cao tiêu chí thu nhập trong xây dựng nông thôn mới

Thu nhập là một trong những tiêu chí quan trọng, giữ vai trò 'đòn bẩy', tạo động lực thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu, tiêu chí còn lại, đồng thời cũng là mục tiêu sau cùng mà các địa phương hướng tới trong chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, NTM kiểu mẫu. Xác định rõ điều đó, thời gian qua, các địa phương của huyện Lý Nhân đã triển khai đồng bộ các giải pháp để từng bước nâng cao thu nhập cho người dân.

Nỗ lực đưa các sản phẩm OCOP vào siêu thị, trung tâm thương mại

Sau gần 5 năm triển khai thực hiện chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP), đến nay tỉnh Hà Nam đã có 65 sản phẩm của 30 doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất được công nhận là sản phẩm OCOP cấp tỉnh, bao gồm 49 sản phẩm đạt hạng 3 sao, 16 sản phẩm đạt 4 sao. Cùng với sự hỗ trợ của các ngành chức năng trong hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu, những năm gần đây, sự phát triển lớn mạnh của hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích trên địa bàn tỉnh đã và đang tạo cơ hội thuận lợi để các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đưa sản phẩm OCOP vào quảng bá, tiêu thụ.

Thúc đẩy phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu là các sản phẩm có thế mạnh, mang nét đặc trưng của địa phương, có giá trị sử dụng cao, có tiềm năng để phát triển sản xuất, mở rộng thị trường. Ngay sau khi được công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, cùng với sự quan tâm hỗ trợ của các ngành chức năng, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh đã chú trọng đổi mới, cải tiến công nghệ, thiết bị để nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm.

Hà Nam cần phát triển du lịch dựa trên văn hóa và thiên nhiên

Nhiều ý kiến của các chuyên gia, doanh nghiệp du lịch tại Hội nghị xúc tiến đầu tư phát triển du lịch Hà Nam 2023 cho rằng địa phương nên chú trọng phát triển các sản phẩm du lịch gắn với các giá trị văn hóa truyền thống.

AgroViet 2023 sẽ được tổ chức vào tháng 9

Hội chợ Triển lãm Nông nghiệp quốc tế lần thứ 23-AgroViet 2023 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức dự kiến diễn ra từ ngày 14-17/9 tại Hà Nội.

Kỳ 4: Vai trò của vốn văn hóa đối với phát triển kinh tế Hà Nội

Vốn văn hóa có tác động mạnh mẽ trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế. Điều này hoàn toàn dễ hiểu, bởi lẽ sự phát triển kinh tế là do con người quyết định. Nếu con người giàu có về vốn văn hóa, thì sẽ có những quyết định đúng đắn, sáng suốt, thúc đẩy kinh tế phát triển. Ngược lại, nếu con người kém hiểu biết, nghèo nàn về vốn văn hóa, thì có thể đưa ra những quyết định thiếu hợp lý, thậm chí sai lầm, gây hậu quả cho kinh tế. Vốn văn hóa là cái cốt lõi sâu xa ở bên trong mỗi quyết định của con người khi điều hành kinh tế.

Nhiều lợi ích của việc quảng bá giới thiệu sản phẩm trên sàn giao dịch thương mại điện tử

Lợi ích của sàn giao dịch thương mại điện tử được nhắc tới trên nhiều phương diện, gồm doanh nghiệp, người tiêu dùng và xã hội. Đây là nền tảng hàng đầu giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và dự kiến sẽ còn được nhân rộng trong tương lai. Tại Hà Nam, trong nhiều năm qua sàn giao dịch thương mại điện tử đã nhanh chóng phát huy hiệu quả, giới thiệu quảng bá sản phẩm trong tỉnh tới người tiêu dùng trong cả nước và trên thế giới, góp phần hỗ trợ tích cực trong việc thúc đẩy sản xuất phát triển.

Động lực từ Chương trình mỗi xã một sản phẩm ở Hà Nam

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Hà Nam đã tạo hiệu quả tích cực, tạo điều kiện phát triển sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, truyền thống của địa phương, khai thác hiệu quả hơn tiềm năng, thế mạnh của mỗi xã, huyện và phát triển các sản phẩm có chất lượng theo đúng quy chuẩn.

Lan tỏa phong trào thi đua ở Nguyên Lý

Xác định thi đua yêu nước là động lực phát triển và là biện pháp quan trọng để xây dựng con người mới, thời gian qua, xã Nguyên Lý (Lý Nhân) luôn bám sát sự chỉ đạo của Hội đồng Thi đua, khen thưởng huyện, tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua do UBND huyện phát động. Các phong trào thi đua được phát động và triển khai sâu rộng, nội dung thi đua bám sát nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) và nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Nhân rộng mô hình 'Điểm bán hàng Việt Nam'

Mô hình 'Điểm bán hàng Việt Nam' nằm trong chuỗi các sự kiện, hoạt động do Sở Công thương triển khai xây dựng với nguồn kinh phí hỗ trợ của Bộ Công thương nhằm hưởng ứng Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'. Qua ghi nhận cho thấy, các 'Điểm bán hàng Việt Nam' đã trở thành địa chỉ mua sắm quen thuộc của nhiều người dân và là một trong những kênh quan trọng trong việc phân phối, đưa hàng hóa Việt chất lượng đến với người tiêu dùng.

Lan tỏa các giá trị văn hóa truyền thống

Năm 2022, các hoạt động trở lại trạng thái bình thường mới sau những diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, ngành văn hóa cũng đã tổ chức nhiều hoạt động nằm trong kế hoạch trước đó phải dừng lại do dịch bệnh, đó là: Liên hoan các di tích tiêu biểu toàn tỉnh, Hội diễn 'Hội tụ sông Hồng' mở rộng năm 2022, Liên hoan các câu lạc bộ Dân ca và Chèo tỉnh Hà Nam năm 2022, Liên hoan Chèo toàn quốc năm 2022, Giao lưu văn hóa Chầu văn 'Lưu truyền văn hóa Việt' lần thứ VI năm 2022.

Làng nghề hối hả vào vụ Tết

Còn hơn 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Đây cũng đang là thời điểm các làng nghề trong tỉnh hoạt động hết công suất để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng dịp cuối năm và chuẩn bị đủ nguồn hàng phục vụ thị trường Tết.

Chú trọng phát triển các sản phẩm OCOP

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp và nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện các mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Tại Hà Nam, hơn 3 năm qua đã và đang có nhiều sản phẩm được công nhận OCOP, khơi dậy được tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn; thúc đẩy các chủ thể không ngừng hoàn thiện, nâng cấp chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã bao bì, xây dựng thương hiệu, sức cạnh tranh của sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Những thanh niên lập nghiệp ở nông thôn

Xu hướng rời làng lên phố kiếm việc làm đối với thanh niên bấy lâu nay không phải là chuyện mới. Thế nhưng, trong số những thanh niên có khát vọng làm giàu ấy, có nhiều người đã lựa chọn trở lại quê hương lập nghiệp. Và, không ít người đã thành công.

AgroViet 2022 thu hút gần 100 doanh nghiệp trong nước và quốc tế tham gia

Hội chợ Triển lãm Nông nghiệp Quốc tế lần thứ 22 - AgroViet 2022 sẽ diễn ra từ ngày 15-18/9/2022. Cùng với 100 đơn vị, doanh nghiệp trong nước, còn có 28 gian hàng đến từ 6 quốc gia: Úc, Nga, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia cũng đã đăng ký dự sự kiện này…

AgroViet 2022- quảng bá, đưa nông sản chất lượng cao tới người tiêu dùng

Sáng 7-9, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức họp báo giới thiệu về Hội chợ Triển lãm Nông nghiệp quốc tế lần thứ 22 - AgroViet 2022, dự kiến tổ chức từ ngày 15 đến 18-9 tại Trung tâm Hội chợ triển lãm giao dịch kinh tế và thương mại, số 489, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.

Lý Nhân chú trọng phát triển nhóm nghề chế biến lương thực, thực phẩm

Thời gian qua, huyện Lý Nhân đã quan tâm thực hiện tốt công tác bảo tồn, phát triển các làng nghề, ngành nghề nông thôn. Vì thế, các làng nghề có sự phát triển tương đối ổn định, nhất là với nhóm nghề chế biến lương thực, thực phẩm. Từ đó, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn.

Doanh nghiệp làng nghề Hà Nam nỗ lực vượt khó

Sau gần 2 năm chịu ảnh hưởng bởi tác động của đại dịch Covid -19, nhiều làng nghề trên địa bàn Hà Nam rơi vào tình cảnh 'lao đao' khi các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất không tiêu thụ được hàng hóa, phải tạm đóng cửa hoặc hoạt động cầm chừng. Không phải là doanh thu, áp lực lớn nhất đối với doanh nghiệp làng nghề là làm sao có hợp đồng để duy trì việc làm, thu nhập cho người lao động. Đây cũng chính là lời giải cho 'bài toán': làm sao để 'giữ chân' người lao động gắn bó với nghề để phục hồi sản xuất, kinh doanh sau đại dịch.

Làng của bánh đa nem

Gần 700 năm về trước, làng có tên khai sinh: 'Chều!'. Có vẻ như đó là tên gọi mang tính chất phương ngữ cổ. Nhưng tại sao làng lại nhất định cứ phải là 'Chều' chứ không phải là một tên gọi nào khác nghe cho nó xuôi tai hơn?! Không lẽ tiền nhân đã cố tình 'đánh đố' các thế hệ hậu duệ sau này cho nên dẫu có lục tung tất cả các loại từ điển hiện đại cũng không hề thấy đả động đến một chữ: 'Chều!'.

Xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm OCOP

Thực hiện chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay, toàn tỉnh Hà Nam đã có 41 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP; trong đó, có 16 sản phẩm OCOP 4 sao và 25 sản phẩm OCOP 3 sao. Sau khi được công nhận OCOP, các cơ sở đã duy trì và xây dựng thương hiệu sản phẩm, tạo chỗ đứng trên thị trường.