Nhà thơ Trần Đình Nhân - 'Lấm láp' đời sống vùng than

Trần Đình Nhân tuổi Đinh Dậu, quê gốc Kinh Môn, Hải Dương. Gặp ông là gặp một nhà thơ khật khừ, 'vất vả' khi phát âm. Lý do ông 'khó nói', gần ông mới biết. Khi 11 tháng tuổi, ông bị cảm mạo tưởng chết, may mắn được sống lại nhờ thang thuốc thần diệu của một lang y. Thế nhưng, 'thần chết' để lại dấu ấn theo ông suốt đời, đó là giọng nói như bị 'nghẹn họng'.

Bức tranh của em gái tôi - Nghệ thuật và sự thức tỉnh

Tạ Duy Anh thuộc thế hệ nhà văn thời kỳ Đổi mới. Sở trường và vượt trội của ông có lẽ phải kể đến lĩnh vực tiểu thuyết, những tác phẩm dành cho người lớn.

Làng tôi nằm dưới đáy sông Lam

Làng tôi neo ngay dưới ngã ba Phủ, nơi dòng La và dòng Lam hợp lưu trước khi xuôi về Hội thống. Tuổi thơ tôi lấm láp phù sa xen lẫn bom đạn của giặc Mỹ.

NSND Thu Hà và 'Hoa ban đỏ' thuở ấy

NSND Thu Hà đang xuất hiện với vai Hạ Lan trong bộ phim 'Trạm cứu hộ trái tim' công chiếu trên truyền hình. Xem diễn xuất của NSND Thu Hà hôm nay, có lẽ nhiều người còn nhớ chị từng đóng vai nữ chính trong bộ phim 'Hoa ban đỏ' cách đây 30 năm.

Tháng Ba, xuân muộn

Lành lạnh nửa đêm về sáng, oi oi buổi trưa, lúc hơi bức bối lúc chợt se se buổi chiều làm nên tiết trời đỏng đảnh tháng Ba. Muộn xuân, không còn mưa lạnh, nhưng cũng chưa phải đến hè để rực rỡ nắng vàng, để đầm đìa mồ hôi vì oi bức. Không còn lấp ló, mơ hồ cái màu xanh vương vất lúc chớm xuân.

Bạch Văn Tín

Nhớ tết quê

Cánh én mùa xuân

Người quê xưa thường nghĩ rằng cánh én là một phần của mùa xuân. Con én thường được gọi với cái tên trìu mến: Én xuân!

'Bí mật trong thung lũng': Nghệ thuật đan dệt truyền thuyết

Đọc 'Bí mật trong thung lũng', tôi ấn tượng với cách nhà văn bao bọc thung lũng trong các truyền thuyết. Truyền thuyết lồng truyền thuyết, trong câu chuyện lớn lại có những mảnh, những phân đoạn truyện về con người khác, vừa ấm vừa lạnh, vừa bay bổng vừa lấm láp.

Nguyễn Tiến Thanh - 'Phục sinh ánh sáng trên ngơ ngác buồn'

Đọc thơ của thi sĩ, nhà báo Nguyễn Tiến Thanh, Tổng biên tập Tạp chí Đời sống và Pháp luật, Ủy viên Ban thường vụ Hội Luật gia Việt Nam, tôi nhận thấy anh là một người thơ đi giữa đôi bờ thực ảo, vừa trong sáng lại lấm láp hồng trần.

Tết thiếu tiếng cười vì có những nỗi buồn trên quê hương

Tôi sinh ra ở nông thôn. Mẹ tôi là nông dân ở một vùng quê Bắc bộ nghèo. Tết đến chỉ là một dịp lễ để gia đình tôi ngơi việc đồng để làm việc nhà.

Trăm năm còn một chút này

Ở tuổi 103, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư tự bạch trong cuốn sách của mình rằng: 'Vẫn tự đi lại bình thường mà không dùng gậy, hay cần người dìu'.

Cha!

Cha ôm tôi vào lòng, hôn lên vầng trán trỉn mồ hôi lúc tôi vừa đi học về. Khoảnh khắc đó vào năm tôi lớp một, và là dấu ấn duy nhất về tình cha thiêng liêng còn đọng lại trong tâm trí của tôi từ buổi đồng ấu.

'Giỏ tre' cho biết nhớ về chốn xưa

Bài thơ 'Giỏ tre' chứa đựng bao nỗi niềm, bao dự cảm của đứa con của làng khi anh trở về và nhận ra: 'Nhà còn một chiếc giỏ tre/ Lửng lơ góc bếp vọng nghe gió đồng'.

Nhà thơ Phạm Tiến Duật nói về sự đổi mới thi ca

Nếu nói về sự tìm tòi, đổi mới trong thơ Việt Nam thời chiến tranh và giai đoạn đầu thời hậu chiến, chắc chắn nhà thơ Phạm Tiến Duật là một gương mặt nổi trội, thậm chí có nhà phê bình tên tuổi từng đánh giá: 'Thời ấy một mình Phạm Tiến Duật làm nên một trường phái thơ chiến tranh' mà bài thơ 'Lửa đèn' là một đỉnh cao khi đoạt giải nhất cuộc thi thơ Báo Văn nghệ năm 1969-1970.

Đề thi học sinh giỏi Ngữ văn: Nghề văn có còn tồn tại khi ChatGPT có khả năng sáng tạo văn bản?

Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị vừa tổ chức kì thi chọn học sinh giỏi văn hóa lớp 12, trong đó có môn Ngữ văn. Đáng chú ý, câu nghị luận văn học yêu cầu thí sinh trả lời câu hỏi: Nghề văn còn tồn tại khi ChatGPT có khả năng sáng tạo văn bản giống con người?

Núi sông đồng ruộng

Tôi mở album và ngắm nhìn những tấm hình chụp cảnh núi sông đồng ruộng, những nơi tôi đã từng ngang qua. Đất nước mình, nơi nào cũng đẹp quá! Tôi đã từng thốt lên với các bạn tôi như vậy, khi có dịp kể về những nơi mình đã từng được đặt chân đến.

Hương sen thương nhớ

Đang là mùa sen, cuối tuần, đi làm về, bà nội vẫn thường ghé những hàng sen bán rong ven đường chọn mua lấy một bó thật đẹp về cắm. Hương sen thoang thoảng quấn quýt quanh nhà. Quấn quýt cả bàn tay, bước chân của cả bà và Rồng.

Viết cho thiếu nhi không đơn giản

Với nhà thơ Huỳnh Mai Liên, tác giả của một số tập thơ, truyện tranh viết cho thiếu nhi: 'Biển là trẻ con',?', trẻ em ngày nay thông minh và có sự độc lập. Những ước mơ vì thế cũng khác so với thế hệ trước. Nhưng mẫu số chung về tình yêu thương, tình cảm gia đình của trẻ em mọi thời đại đều như nhau. Nếu người lớn chú ý và tôn trọng, các bạn nhỏ sẵn sàng mở rộng cho chúng ta bước vào thế giới ấy. Vì vậy, viết cho thiếu nhi không phải là việc đơn giản hay nhẹ nhàng.

Trang Trần: 'Từng nghĩ một cô gái xấu và đầy khuyết điểm như mình thì chắc chẳng có cơ hội lấy chồng'

Sau lễ cưới ở Đà Lạt cùng ông xã Louis Nguyễn, mới đây, Trang Trần đã có những chia sẻ đầu tiên.

Chặng đường thơ 10 năm của Minh Hạ

Có thể Minh Hạ đã sáng tác trước đó nhiều năm, nhưng chỉ 7 năm (2013-2020), số tập thơ chị ra mắt bạn đọc là một nỗ lực lao động thơ đáng nể của cái tuổi tròn 70 của chị (sinh năm 1953). Có yêu thơ lắm mới lao động bền bỉ như vậy và một vinh dự xứng đáng là được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam thời gian gần đây. Nhà văn nữ ở Đồng Nai được vào Hội Nhà văn không nhiều, là người sáng tác thơ được xem xét, làm hồ sơ thơ kết nạp lại càng ít hơn. Minh Hạ - tên thật là Phạm Thị Hệ, được đứng vào hàng ngũ nhà thơ nữ là niềm vui cho giới sáng tác nói chung và những người làm thơ nói riêng ở Đồng Nai.

Điểm tựa

Phạm Vân Anh

Mẹ và mùa đông

Chuyển mùa. Trời âm u, thi thoảng lóe lên chút nắng yếu ớt rồi tắt lịm. Cây bàng trước ngõ nhẹ nhàng khoác lên mình màu áo đỏ đồng. Gió se sẽ đưa mùi thơm ngô nướng từ chái bếp nhà ai thoảng lại phưng phức.

Ngồi dưới sao trời

Đôi khi dưới vòm trời đêm bất tận, tôi ngồi lặng im tựa một nốt trầm sót lại sau bản hòa ca của ngày. Sự lặng im lúc này dường như mạnh mẽ hơn cả những tiếng nói.

Đậm đà món cua đồng rang muối

Mẹ từ đồng về với chiếc xà cạp đựng đầy cua. Hai con thi nhau reo hò, mong được thưởng thức món cua đồng rang muối chính tay nội làm. Mẹ trìu mến nhìn vẻ đáng yêu của cháu, cười giòn tan: 'Thế thì bữa cơm chiều nay sẽ có món cua đồng rang muối đổi bữa!'. Chỉ chờ có thế, hai con đã nhảy cẫng lên hô vang 'Bà nội là nhất!' khiến ai nấy không khỏi bật cười.

Giỏ tre

Với người sinh ra và lớn lên ở nông thôn, giỏ tre là vật dụng quá đỗi thân thuộc, tiện lợi.

Tiếng người trong văn

'Tiếng người trong văn' (NXB Phụ nữ, 2022) là tên cuốn sách của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh viết về cuộc đời văn chương của mình từ đọc văn, học văn, dạy văn, viết văn cho đến đàm luận về văn chương. Qua 18 mảnh hồi ức ấy, người ta hiểu rằng thường bạn đọc yêu mến một nhà văn và đọc xong tác phẩm rồi vẫn còn muốn được biết thêm những tác phẩm khác trước đó, thậm chí tò mò muốn biết nguyên mẫu mà các nhân vật họ tạo ra là ai, có phải là một con người cụ thể không?. Cái sự tò mò ấy suy cho cùng là muốn biết nhà văn muốn nói gì phía sau trang viết?.

Nhà thơ Phạm Công Trứ: Riêng chung mấy khúc lời thề cỏ may

Tôi thuộc thơ Phạm Công Trứ từ khi chưa gặp anh. Những ngày nhập ngũ đầu những năm 1990 đồng đội nhờ viết thư tình toàn phải lấy thơ Phạm Công Trứ độn vào. Kiểu như: 'Cỏ may giăng kín triền đê/ Một đêm trăng sáng cỏ về cùng tôi/ Ngỡ là gỡ cỏ mà chơi/ Ai ngờ duyên số thề bồi với nhau... Thuở ấy tôi mới lên mười/ Còn em lên bảy theo tôi cả ngày/ Quần em dệt kín bông may/ Áo tôi đứt cúc mực dây tím bầm/ Tuổi thơ chân đất đầu trần/ Từ trong lấm láp em thầm lớn lên/ Bây giờ xinh đẹp là em...' (Lời thề cỏ may)...

Dã quỳ và tôi

Các tác phẩm của nhà thơ Hương Đình được bạn đọc lưu nhớ bởi thi tứ lạ, sâu. 'Dã quỳ và tôi' là một trong những bài thơ như thế của anh. Minh họa: Huyền Trang