Cận cảnh những bức chạm nổi về 'giang sơn Việt Nam' trên Cửu đỉnh

Tất cả 162 mảng hình trên Cửu đỉnh là 162 bức chạm độc lập, hoàn chỉnh, là sự kết hợp điêu luyện giữa nghệ thuật đúc và chạm nổi đồ đồng của Việt Nam, giữa văn hóa dân gian và văn hóa bác học, là bách khoa thư về thiên nhiên, cuộc sống con người Việt Nam hồi nửa đầu thế kỷ XIX. Báo Điện tử Chính phủ ghi lại một số bức chạm nổi tinh xảo trên Cửu đỉnh đồng Hoàng cung Huế.

Lý do hàng nghìn người tìm đến Mũi Điện - Phú Yên

'Sau khi báo Tiền Phong tổ chức Lễ Thượng cờ tại Bãi Môn - Mũi Điện vào cuối tháng 3 vừa qua, có thêm nhiều người biết về Mũi Điện nên đã đến đây tham quan trong dịp lễ này' - bà Nguyễn Thị Hồng Thái - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Yên - cho biết.

Đắng cay giấc mộng xuyên núi tìm trầm

Tin đồn trúng đậm kỳ nam cả chục tỷ đồng nhanh chóng kích hoạt giấc mộng đổi đời, hàng trăm phu trầm ồ ạt đổ về dãy núi Đại Lãnh đào bới, gây huyên náo một vùng.

Hải đăng Mũi Điện - công trình kiến trúc độc đáo

Hải đăng Đại Lãnh còn có tên là hải đăng Mũi Điện, là di tích thắng cảnh cấp quốc gia, cách TP Tuy Hòa 35km về phía Nam theo đại lộ Hùng Vương, thuộc thôn Phước Tân, xã Hòa Tâm, TX Đông Hòa.

Phú Yên và loạt địa điểm đẹp như tranh: Phải ghé Hải đăng Đại Lãnh, Ghềnh Đá Đĩa

Phú Yên - xứ 'hoa vàng trên cỏ xanh' nổi tiếng với Bãi Xép trên màn ảnh rộng. Cảnh sắc thiên nhiên của nơi này còn nhiều địa điểm 'gây mê' không kém bởi nét nguyên sơ, thơ mộng.

Nơi ánh bình minh đầu tiên tỏa xuống Việt Nam là ở đâu?

Nằm ở Kinh độ 109o27'06', Vĩ độ 12o52'48' Bắc, Cao độ 83,5m, Mũi Điện được xác định là điểm cực Đông của Tổ Quốc, nơi đón ánh bình minh đầu tiên trên đất liền Việt Nam.

Khám phá Mũi Điện, nơi ánh bình minh đầu tiên tỏa xuống đất liền Tổ quốc

Mũi Điện (Phú Yên) được xác định là điểm cực Đông của Tổ quốc - nơi đón ánh bình minh đầu tiên trên đất liền Việt Nam. Không chỉ vậy, có quá nhiều điều tuyệt vời nơi đây chờ du khách khám phá, từ ngọn hải đăng trăm năm tuổi, núi Đại Lãnh hùng vỹ, bãi Môn thơ mộng đến 'bản đồ Việt Nam' được tạo nên bởi chính thiên nhiên.

Mũi Điện - Phú Yên: Có một 'Việt Nam thu nhỏ' nơi cực đông trên đất liền Tổ quốc

Phú Yên là mảnh đất luôn khiến người ta sửng sốt. Đặt chân tới núi Đại Lãnh, tiến ra Mũi Điện và qua bãi Môn, bạn sẽ đi từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác. Đó là ngọn hải đăng hơn 100 năm tuổi, là nơi đón ánh bình minh đầu tiên trên đất liền Tổ quốc, là bãi biển thơ mộng, đẹp đến nao lòng, là 'Việt Nam thu nhỏ' trong lòng Việt Nam.

Lặng người trước cảnh tượng hùng vĩ trên đèo Cả

Đèo Cả là một cung đường gắn với những thắng cảnh tuyệt vời mà du khách không nên bỏ qua trong hành trình khám phá Phú Yên.

Lặng ngắm phong cảnh tuyệt vời của mảnh đất Phú Yên

Sở hữu sông dài, biển rộng, núi cao..., Phú Yên là một trong những tỉnh thành có cảnh quan hấp dẫn nhất Việt Nam. Cùng cảm nhận điều này qua loạt ảnh sau.

Núi Đá Bia

Núi Đá Bia, tên chữ là Thạch Bi Sơn, dân gian gọi là Núi Ông, là ngọn núi cao nhất trong khối núi Đại Lãnh của dãy núi Đèo Cả, thuộc địa phận xã Hòa Xuân Nam, thị xã Đông Hòa, phía Nam tỉnh Phú Yên.

Di tích thắng cảnh quốc gia núi Đá Bia

Núi Đá Bia (còn gọi là Thạch Bi Sơn) cao 706m, sừng sững uy nghi ở phía Bắc dãy Đèo Cả. Trên đỉnh núi là một khối đá khổng lồ cao 76m, có hình thù kỳ lạ, sáng sớm hay về chiều thường có mây trắng bao phủ chung quanh, khi ẩn khi hiện.

Những trụ cột xây dựng, phát triển Phú Yên

Phú Yên có dân số hơn 96 vạn người, diện tích tự nhiên 5.060km2, có đồi núi, đồng bằng, biển cả. Để góp phần vào quy hoạch tỉnh Phú Yên đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050 dưới góc nhìn đô thị học, tác giả luận bàn vài nét về một số trong các trụ cột nhằm xây dựng và phát triển Phú Yên.

Đảm bảo an ninh vùng đất du lịch cực Nam Phú Yên

Những nỗ lực tích cực của Công an thị xã Đông Hòa bảo đảm ổn định ANTT, an ninh du lịch đã góp phần hấp dẫn du khách trong và ngoài nước tham quan, thưởng ngoạn 3 di tích lịch sử, danh thắng quốc gia ở nơi này tăng cao dần mỗi năm.

Du lịch núi Đá Bia, khám phá đỉnh cao hấp dẫn

Núi Đá Bia là ngọn núi cao nhất trong khối núi Đại Lãnh thuộc dãy Đèo Cả, có độ cao 706m so với mặt nước biển, là dấu chấm của dãy Trường Sơn hùng vĩ nhô ra biển Đông. Điểm độc đáo là trên đỉnh có tảng đá to, cao tới 76m.

Bạt gió trầm hương

Hành trình xuyên Việt của chúng tôi tiếp tục từ Phú Yên hướng tới Nha Trang. Ngôi tháp Nhạn đỏ au dưới ánh bình minh như con mắt trong veo hò hẹn. Một số người Chăm trong xóm núi khuyên chúng tôi bỏ qua đường hầm mới mở mà nên đi theo cung đèo Cả cũ. Bởi những vòng lượn trên độ cao hơn 300 mét sẽ đem lại những cảm giác chênh vênh bất ngờ. Chả thế mới có câu: 'Đường vô xứ Vạn, xứ Ninh/ Non xanh nước biếc như tranh họa đồ'.

Khám phá cung đường ven biển Phú Yên bằng xe máy trong 2 ngày

Có đường bờ biển dài gần 200km, cùng nhiều vịnh, vũng và đầm phá hoang sơ nên một chuyến đi bằng xe máy 'xuyên Phú Yên' trong 2 ngày sẽ đem đến cho bạn nhiều điều lý thú.Nhiều đoạn đường đẹp để khám pháCung đường ven biển Phú Yên nằm giữa 2 con đèo: đèo Cù Mông phía Bắc và đèo Cả phía Nam. Để ngắm cảnh trọn vẹn, bạn nên đi từ Nam lên Bắc, chạy theo hướng bên phải sát biển sẽ thu trọn vào tầm mắt một bên là núi một bên là biển bao la.Một đoạn đường ven biển du khách có thể dừng chân ngắm cảnh. Ảnh: Nguyên BảoRanh giới của Phú Yên bắt đầu từ chân đèo Cả giáp tỉnh Khánh Hòa. Mặc dù hầm đèo Cả đã được thông xe nhưng bạn nên chọn đường đi lên đèo. Cung đường này tuy hơi khó đi và tốn thời gian nhưng bạn sẽ được thiên nhiên trả lại nhiều hơn công sức mà mình bỏ ra.Đèo Cả là một trong những đèo lớn và hiểm trở ở miền Trung với độ cao 333m, dài 12km, cắt ngang dãy núi Đại Lãnh. Con đèo này có đến 98 vòng cua gấp khúc nên bạn nhớ đi chậm và cẩn thận. Giờ đây, chỉ còn một số xe container và xe tải không được phép qua hầm mới đi lên đèo nên con đèo này vắng hẳn, lác đác có một số 'phượt thủ' lướt qua dừng lại chụp hình.Trên đường khám phá mũi Điện. Ảnh: Nguyên BảoQua khỏi đèo Cả là đến vịnh Vũng Rô. Tới đây bạn rẽ phải và đi đường ven biển, nhớ đừng rẽ trái sẽ ra quốc lộ 1. Vịnh Vũng Rô được ba dãy núi cao che chắn là Đại Lãnh, Đá Bia và Hòn Bà từ ba phía nên mặt nước trong vịnh rất êm. Nhìn xuống phía dưới, bạn sẽ thấy nhiều bãi cát trắng mịn hình vòng cung ôm lấy vùng biển thẫm xanh.Những địa danh vừa quen vừa lạTừ Vũng Rô, đã có con đường Phước Tân – Bãi Ngà giúp bạn đi đến Tuy Hòa. Đường ven biển sẽ qua nhiều thắng cảnh như mũi Điện, bãi Môn. Không cần nhắc chắc bạn cũng sẽ dừng xe ở đây để chụp hình vì cảnh đồi núi và biển vừa lãng mạn vừa có gì đó dữ dội. Mũi Điện là một trong những nơi đón bình minh đầu tiên trên đất liền Việt Nam, nếu thích bạn có thể cắm trại qua đêm tại khu này. #tdi_33_d25 .td-doubleSlider-2 .td-item1 { background: url(https://www.sgtiepthi.vn/wp-co

Đẹp thay đất và người Khánh Hòa

Có nơi đâu như vùng đất này, từ trong tên đất đã toát lên tinh thần vui tươi, lạc quan, hiền hòa, thân thiện. Tên đất vận vào hồn người để hun đúc nên tính cách, tâm tình của những cư dân từ thời khai cơ lập nghiệp đến mãi hôm nay.

Vết sẹo' trên bãi biển Đại Lãnh

Bãi biển Đại Lãnh từ xưa đã được liệt vào hàng những danh thắng của đất nước. Thế nhưng gần 30 năm qua, trên bãi biển này sừng sững một ngôi nhà xây dở dang hoang phế… trông như một 'vết sẹo lồi' xấu xí trên mặt một cô gái đẹp.

Cảnh đẹp Mũi Điện đang bị... 'bê tông hóa'

Cơ quan chức năng đang xây nhà dừng chân, gây phá vỡ cảnh quan khu vực hải đăng Mũi Điện, một trong những nơi đón bình minh đầu tiên trên đất liền Việt Nam.