Cô gái không tay, phải lang thang xin ăn trở thành CEO ở tuổi 24

TRUNG QUỐC - Tai nạn ngày nhỏ khiến cô mất đi 2 cánh tay. Vượt qua nhiều khó khăn của người khuyết tật, cô đã trở thành giám đốc điều hành (CEO) của một công ty thêu.

Nét duyên trong đường kim, mũi chỉ

Cao Bằng là xứ núi, biêng biếc xanh màu ngọc của rừng, của suối. Nhưng trên nền xanh ngọc ngà ấy luôn được tô điểm bởi những sắc màu tươi mới khác, từ hoa cỏ đến màu áo của đồng bào vùng cao khi xuống chợ chơi xuân.

Đổi thay Mường Lống

Nằm ở độ cao 1.500m so mực nước biển, xã Mường Lống (huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An) được ví như 'cổng trời' xứ Nghệ. Trước đây, nhắc đến Mường Lống là người ta nói tới đói nghèo, tệ nạn và những con đường quanh co, khúc khuỷu. Thế nhưng giờ đây, Mường Lống đã khoác lên mình một tấm áo mới. Ngày càng nhiều mô hình kinh tế phát triển, mang lại cho người dân một cuộc sống đầy đủ, ổn định hơn. Điểm đặc biệt, Mường Lống hôm nay còn trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn du khách.

Sắc màu văn hóa giữa núi rừng Tây Bắc

Một tỉnh vùng núi Tây Bắc hội tụ những sắc màu văn hóa rất đặc trưng của 20 dân tộc, trong đó có 4 dân tộc có dân số dưới 10.000 người. Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa truyền thống riêng, được lưu truyền qua nhiều thế hệ thể hiện qua trang phục, tiếng nói, kiến trúc, phong tục tập quán, tri thức dân gian đặc biệt là các loại hình nghệ thuật như dân ca, dân vũ. Chúng ta cùng đến với Lai Châu - nơi hội tụ sắc màu văn hóa giữa núi rừng Tây Bắc.

Lào Cai: Hành trình gìn giữ nghề thổ cẩm của người La Chí

Trước nguy cơ mai một nghề dệt truyền thống của người La Chí, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Lào Cai đã nỗ lực cùng người dân khôi phục và gìn giữ nghề thổ cẩm của đồng bào La Chí, đến nay đã gặt hái những thành quả đáng ngưỡng mộ.

Những đôi tay thêu hoa trên áo

Chi hội Phụ nữ thôn Thải Giàng Chải, xã Lùng Khấu Nhin (Mường Khương) có 42 hội viên, trong đó, có 41 hội viên là người dân tộc Dao tuyển - đồng bào còn lưu giữ nhiều nét văn hóa dân tộc đặc sắc. Với đôi tay khéo léo, việc thêu thùa, may vá đã trở thành công việc thường nhật của chị em vào giờ nông nhàn. Ngày nay, bên cạnh việc bảo tồn, chị em còn phát huy giá trị văn hóa, bản sắc dân tộc từ nghề thêu truyền thống để nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế gia đình.

Nét đẹp nghề dệt thủ công truyền thống dân tộc Lự

Những lúc nông nhàn, người phụ nữ dân tộc Lự ở xã Bản Hon, huyện Tam Đường (Lai Châu) thường quây quần bên bếp lửa để thêu thùa, dệt vải. Hoạt động này không chỉ giúp bà con lữu giữ được nghề thủ công truyền thống, mà còn có thêm thu nhập để trang trải, ổn định cuộc sống.

Người Dao Tân Tri 'giữ lửa' nghề thêu truyền thốngTin khác

Nghề thêu của đồng bào dân tộc Dao, xã Tân Tri, huyện Bắc Sơn đã được lưu truyền qua bao thế hệ. Mỗi vạt áo, gấu quần được thêu tỉ mỉ không chỉ thể hiện sự khéo léo, tinh tế, sáng tạo của người phụ nữ dân tộc Dao mà còn gửi gắm vào đó biết bao tâm tình, nét đẹp trong đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc nơi đây.

Nét đẹp nghề thêu truyền thống của người Mông xã Hang Kia

Không giống như các dân tộc thiểu số khác ở địa phương, dù có sự giao thoa giữa các nền văn hóa và lối sống hiện đại, song những người phụ nữ dân tộc Mông ở xã Hang Kia, huyện Mai Châu vẫn giữ được nét đẹp văn hóa truyền thống riêng có của dân tộc, đặc biệt là việc thêu, may trang phục cho mình và người thân trong gia đình.

'Làng nguyên thủy' Hang Táu, Mộc Châu

Không điện, không sóng, không internet... Hang Táu, Mộc Châu, Sơn La được những người yêu du lịch gọi vui là 'làng nguyên thủy'.

Đồng bào Pà Thẻn ở Hồng Quang giữ gìn nghề dệt thổ cẩm

Những cô gái dân tộc Pà Thẻn xúng xính trong bộ váy truyền thống rực rỡ là hình ảnh quen thuộc mỗi khi ai có dịp đến với xã Hồng Quang (Lâm Bình), nhất là trong các ngày lễ, Tết. Để có được bộ váy rực rỡ đó, người phụ nữ Pà Thẻn đã rất khéo léo, tỉ mỉ trong việc thêu thùa, đặc biệt chị em vẫn luôn gìn giữ nghề dệt thổ cẩm để làm trang phục truyền thống.

Phụ nữ Pà Thẻn ở Tuyên Quang và những đôi tay dẻo dai, thuần thục dệt áo từ thuở lên 3

Cộng đồng người Pà Thẻn ở Tuyên Quang quan niệm rằng, phụ nữ ai cũng phải biết dệt thổ cẩm để mỗi năm, họ tự dệt cho bản thân 1 bộ quần áo xúng xính dịp năm mới và ngày về nhà chồng. Bởi vậy, phụ nữ Pà Thẻn được học, được dạy dệt từ thuở lên 3.

Đưa sản phẩm thổ cẩm truyền thống vào hoạt động du lịch

Đến thăm bản du lịch cộng đồng Lô Lô Chải (xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang), nhiều du khách bị thu hút bởi những bộ trang phục truyền thống rực rỡ, được phụ nữ Lô Lô tự tay thêu thùa với nhiều hoa văn, họa tiết đặc sắc. Từ lâu nay, đồng bào Lô Lô đã đưa các sản phẩm thổ cẩm truyền thống vào phục vụ du lịch, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập.