Thương người đàn ông nghèo khổ, người giàu cho một con bò và câu chuyện đằng sau khiến ai cũng phải suy ngẫm

Một người lúc nào cũng tự an bài với những gì mình có thì cuộc đời mãi mãi không thể phát triển được.

Hãy cùng đọc câu chuyện nhỏ dưới đây

Có một người đàn ông nghèo khổ, sống vô cùng chật vật. Một người giàu thấy thế rất thương, bèn giúp đỡ. Người giàu có tặng cho anh một con bò và hy vọng anh có thể tận dụng khai hoang đất đai đợi mùa xuân đến gieo trồng hạt giống, theo dự kiến đến mùa thu anh sẽ có thể thoát nghèo.

Người nghèo thấy thế thì rất vui, nhưng chỉ được vào ngày, bò cần phải ăn nhiều và cuộc sống còn khó khăn hơn. Người nghèo bèn nghĩ thà rằng bán bò đi, mua mấy con dê về còn hơn. Trước tiên có thể giết một con để ăn, còn lại để nuôi cho nó sinh con, đợi nó lớn lên rồi cầm đi bán, như vậy kiếm được nhiều tiền hơn.

Nghĩ là làm, người nghèo bắt đầu tiến hành theo kế hoạch. Sau khi ăn hết một con dê, những con dê còn lại rất chậm sinh con, cuộc sống của người đàn ông lại gặp khó khăn. Thế là anh không nhịn được lại giết thịt thêm một con.

Người nghèo nghĩ: “Tiếp tục như vậy không được. Không bằng đem con dê bán đi, mua gà mà nuôi. Gà đẻ trứng rất nhanh, trứng gà có thể lập tức bán được tiền, cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp.”

Tuy nhiên, khó khăn lại tới, khó khăn và nhịn không được liền giết gà, cuối cùng chỉ còn lại một con. Lý tưởng làm giàu của người nghèo lúc này đã hoàn toàn sụp đổ.

Người nghèo thật sự thất vọng than rằng: “Làm giàu thật khó, thà đem con gà còn lại đi bán, mua một bình rượu uống cho no nê. Mọi lo lắng phiền muộn sẽ tan đi.”

Mùa xân đến rất nhanh. Người giàu có hào hứng mang hạt giống cho người nghèo nhưng nhìn thấy người nghèo đang uống rượu với dưa muối, bò cũng không còn, trong nhà vẫn nghèo rớt mồng tơi như trước đây.

Đến đây người giàu chỉ còn lắc đầu quay đi, người đàn ông nghèo vẫn tiếp tục sống trong cảnh nghèo đói.

Thực tế, trong cuộc sống chúng ta gặp không ít những câu chuyện như thế này. Tất cả đều phụ thuộc vào tính cách và tư duy mỗi người, cùng một xuất phát điểm, nhưng người thì giàu sang, người thì mãi nghèo hèn.

Người càng sâu sắc: Càng trầm tĩnh đơn giản.

Người càng nông cạn lạnh nhạt: Càng táo bạo bất an.

Kẻ mạnh không phải là không có nước mắt mà là kìm nén nước mắt không rơi.

Kẻ yếu không phải ở vẻ bề ngoài mà là ở tinh thần suy sụp.

Vậy nếu như mọi việc đều dễ dàng thì giá trị của bạn ở đâu?

Người có thể thẩm định được giá trị của bạn cũng chỉ có thể là chính bạn. Không một ai hiểu rõ và đánh giá đúng thực chất con người bạn bằng bạn với điều kiện phải trung thực và nghiêm túc tự nhìn nhận bản thân.

Đôi khi những thứ bạn có chưa phản ánh hết giá trị của bạn hoặc lại khuếch đại hơn giá trị thực mà bạn có. Một bà nội trợ đảm đang thì sẽ hơn một người đi làm chỉ để lấy mẽ, một công nhân có tay nghề giỏi chắc chắn giá trị sẽ cao hơn một kĩ sư dởm, một lao công chăm chỉ sẽ hơn hẳn một công chức tồi,quen ăn cắp giờ nhà nước vv…

Giá trị đích thực không đứng yên bất biến mà nó hoàn toàn có thể đi lên hoặc đi xuống như một đồ thị, phụ thuộc vào mong muốn của bạn. Nếu bạn quyết định sống được chăng hay chớ, buông thả mình cho số phận và những thứ phù phiếm dắt mũi thì lập tức bạn sẽ tiến về gần điểm 0, còn nếu bạn luôn hàng ngày hàng giờ phấn đấu cho khát vọng sống tích cực hơn, ý nghĩa hơn thì giá trị của bạn sẽ tỏa sáng mãi thậm chí đến tận lúc chết đi, hoặc lâu hơn nữa.

Bằng cấp không có nghĩa là có năng lực, văn bằng không có nghĩa là có văn hóa, quá khứ huy hoàng chỉ là lịch sử để nhớ lại. Vì vậy, ngày hôm qua như thế nào không quan trọng, quan trọng là ngày hôm nay ra sao và ngày mai sẽ như thế nào?!

Nguồn Phụ Nữ Today: http://phunutoday.vn/thuong-nguoi-dan-ong-ngheo-kho-nguoi-giau-cho-mot-con-bo-va-cau-chuyen-dang-sau-khien-ai-cung-phai-suy-ngam-d141020.html