Tư thế đi cầu nào đúng cách?

Sau nhiều năm nghiên cứu cẩn thận, cuối cùng các chuyên gia đã tìm ra tư thế tốt nhất để làm công việc tưởng chừng như đơn giản nhưng vô cùng quan trọng: đi cầu.

Sau nhiều năm nghiên cứu cẩn thận, cuối cùng các chuyên gia đã tìm ra tư thế tốt nhất để làm công việc tưởng chừng như đơn giản nhưng vô cùng quan trọng: đi cầu.

Theo ScienceABC, mặc dù phần lớn các chuyến đi vào nhà vệ sinh của bạn là đi cầu, các chuyên gia bài tiết có một số tin xấu dành cho bạn... Bạn đã làm việc đó sai cách rồi - sai hoàn toàn. Đứng có vẻ vụng về và lộn xộn, rõ ràng là không ổn. Ngồi bệt thì chúng ta vẫn quen lâu nay. Còn ngồi xổm thì sao? Có thể đó là câu trả lời đúng không?

Trước khi thảo luận chiến lược mới này sẽ thay đổi cuộc sống của chúng ta như thế nào, hãy cùng nhau tìm hiểu vì sao chúng ta đã đi cầu sai phương pháp hàng thế kỷ mà chẳng ai hay biết.

Ngồi xổm hay ngồi bệt?

Hóa ra, những nhà vệ sinh ngồi xổm lạ lùng mà bạn thấy trong kỳ nghỉ của mình tại một số nơi như Singapore không phải là những nhà vệ sinh nguyên thủy đầu tiên, nhưng thực sự chúng có thể là tương lai. Điều đó nói lên rằng, ngồi xổm không phải là một phương pháp mới để đi vệ sinh. Chúng đã có từ lâu rồi.

Hãy nhớ đến những bộ phim tài liệu về thiên nhiên đã xem qua, bạn thấy các động vật trong tự nhiên cũng làm tương tự, hoặc thậm chí đó là hành vi của bạn khi đang trong một chuyến đi cắm trại không có nhà vệ sinh. Hàng ngàn năm qua, ngồi xổm là cách hết sức bình thường đối với những người đi vệ sinh, nhưng mọi thứ đã thay đổi khi nhà vệ sinh hiện đại xuất hiện và "đàng hoàng" tham gia vào cuộc chơi.

Ngồi xổm thực sự là một cách đi cầu rất tự nhiên; trẻ em chắc chắn hiểu điều đó. Bạn đã từng xem một đứa trẻ chưa bao giờ được dạy cách đi cầu làm điều đó chưa? Chúng sẽ ngồi xổm vì đây là tư thế khiến chúng cảm thấy thoải mái nhất. Hóa ra, vì ngồi xổm khiến ruột chúng ta dễ dàng thải chất cặn bã ra ngoài, trống rỗng và sạch sẽ.

Khi chúng ta ngồi xuống bồn cầu, hệ thống tiêu hóa của chúng ta sẽ điều chỉnh một chút - thay đổi "góc hậu môn- trực tràng". Trong ruột chúng ta có một chỗ xoắn hoặc đường cong nhỏ, về cơ bản, nó giúp chúng ta kiểm soát chất thải trong ruột. Khi bạn ngồi xuống trong lúc đi vệ sinh, chỗ xoắn đó trở nên rõ rệt hơn, khiến ruột non khó khăn hơn để đẩy ra phân của bạn ra ngoài. Điều này làm cho nhiều người buộc phải "đẩy" gây áp lực lên trực tràng, đại tràng và đáy xương chậu, từ đó gây viêm, khó chịu và tồn đọng chất thải ở đại tràng .

Tuy nhiên, khi bạn ngồi xổm, góc hậu môn-trực tràng được cải thiện đáng kể, với một số người, chỗ xoắn trong ruột biến mất hoàn toàn. Điều này giúp ruột của bạn đẩy chất thải ra ngoài nhanh chóng và triệt để, giúp bạn khỏe mạnh hơn và việc đi cầu sẽ trở nên đều đặn hơn. Bằng cách loại bỏ quá trình "đẩy" đầy đau đớn và những căng thẳng không cần thiết trên vùng nhạy cảm của cơ thể, bạn đã vô tình làm giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ và có thể loại bỏ vấn đề táo bón một cách đơn giản.

Đáng nghiêm trọng hơn, nghiên cứu đã nhận thấy mối liên hệ giữa bệnh đại tràng với phương pháp sai lầm mà chúng ta đi cầu, đồng thời cảnh báo nhiều người trên khắp thế giới tìm kiếm một "cách tiếp cận" thay thế. Thật không may, với hàng tỷ nhà vệ sinh hiện đại trên khắp thế giới, có vẻ như việc quay lại "văn hóa ngồi xổm" là nhiệm vụ bất khả thi.

Áp dụng vào thực tế cuộc sống

Khi bạn ngồi xuống một nhà vệ sinh bình thường, hãy đặt bàn chân trên ghế đẩu, đầu gối của bạn sẽ được nâng cao, về cơ bản điều đó sẽ giống với tư thế ngồi xổm. Bây giờ, với áp lực trên cơ nâng hậu môn của bạn, đại tràng có thể dễ dàng được làm sạch mà không có bất kỳ sự tắc nghẽn hay ứ đọng nào. Cũng có nghĩa, chúng ta sẽ tốn ít thời gian và công sức hơn trong nhà vệ sinh.

Sự điều chỉnh nhỏ này lên cơ quan nội tạng của bạn và những thói quen bên ngoài có thể tạo ra một sự thay đổi lớn trong cuộc sống. Sức khỏe của gia đình bạn sẽ cải thiện, những vị khách đến nhà bạn sẽ được thưởng thức một trải nghiệm "kỳ lạ".

Và cuối cùng bạn có thể ngủ ngon vì biết rằng mình đã đi cầu đúng cách.

James Nguyen

Nguồn VnReview: http://vnreview.vn/tin-tuc-khoa-hoc-cong-nghe/-/view_content/content/2026776/tu-the-di-cau-nao-dung-cach