Xe động cơ đốt trong trước 'cơn bão' xe điện đang tràn vào Việt Nam

Theo lộ trình, đến năm 2040, Việt Nam sẽ hướng đến mục tiêu từng bước hạn chế và tiến tới dừng sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ô tô xe máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Hiện tại, xu hướng xe điện đang bùng nổ tại Việt Nam khi ngày càng có nhiều mẫu xe điện tràn vào trường Việt. Tuy nhiên, với nhiều yếu tố khác nhau, xe xăng vẫn tồn tại và phát triển mạnh tại thị trường Việt.

Mục tiêu chuyển đổi xanh

Ngày 22/7/2022, Thủ tướng Chính phú ký Quyết định số 876/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải (Chương trình hành động chuyển đổi năng lượng xanh). Theo đó, Chính phủ đặt mục tiêu phát triển hệ thống giao thông vận tải xanh hướng tới mục tiêu phát thải ròng khí nhà kính về “0” vào năm 2050. Để hiện thực hóa mục tiêu này, Chính phủ đã đặt ra lộ trình chuyển đổi năng lượng xanh dành cho đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không và giao thông đô thị.

Ngày 22/7/2022, Thủ tướng Chính phú ký Quyết định số 876/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải (Chương trình hành động chuyển đổi năng lượng xanh). Theo đó, Chính phủ đặt mục tiêu phát triển hệ thống giao thông vận tải xanh hướng tới mục tiêu phát thải ròng khí nhà kính về “0” vào năm 2050. Để hiện thực hóa mục tiêu này, Chính phủ đã đặt ra lộ trình chuyển đổi năng lượng xanh dành cho đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không và giao thông đô thị.

Cụ thể, mục tiêu chuyển đổi năng lượng xanh lĩnh vực đường bộ giai đoạn 1 (2022-2030), cần thúc đẩy sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và chuyển đổi sử dụng các loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sử dụng điện; mở rộng phối trộn, sử dụng 100% xăng E5 đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; Phát triển hạ tầng sạc điện đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp; Khuyến khích các bến xe, trạm dừng nghỉ xây dựng mới và hiện hữu chuyển đổi theo tiêu chí xanh.

So với một số quốc gia, Việt Nam đang chậm hơn một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Singapore... Nhưng xét ở góc độ hạ tầng giao thông cũng như năng lực và quy mô của ngành sản xuất ô tô, xe máy Việt Nam, lộ trình này được giới chuyên gia đánh giá là hoàn toàn phù hợp.

Trước lộ trình của Chính phủ đề ra, một số các nhà sản xuất ô tô xe máy tại Việt Nam đã từng bước chuyển sản sản xuất, phân phối xe điện. Nổi bật là VinFast đã tiên phong chuyển đổi từ sản xuất, kinh doanh xe xăng chuyển sang xe điện 100%. Ngoài việc phát triển dải sản phẩm xe thuần điện gồm ô tô điện, xe máy điện, xe đạp điện và xe buýt điện, VinFast còn sở hữu hệ thống trạm sạc tiên tiến, quy mô lớn với hơn 150.000 trụ sạc. Trong đó, đa số trụ sạc được bố trí tại các trạm dừng nghỉ, trung tâm thương mại, khu đô thị Vinhomes và các điểm sạc công cộng trong thành phố... Các nhà sản xuất khác như Thaco, TC Motor cũng đã triển khai việc nhập khẩu, phân phối ô tô điện. Ở phân khúc xe sang, xe nhập khẩu nguyên chiếc, các tên tuổi lớn như Mercedes-Benz, Porsche, Audi cũng đưa về Việt Nam nhiều mẫu EV.

Xe động cơ đốt trong sẽ sớm “lụi tàn” tại Việt Nam?

Thực tế, tại Việt Nam, để tồn tại và cạnh tranh với làn sóng xe điện, nhiều hãng sản xuất xe động cơ đốt trong đã liên tục ra mắt các mẫu xe với nhiều tính năng công nghệ hiện đại trên mọi phân khúc. Bên cạnh đó, các hãng sản xuất xe động cơ đốt trong cũng liên tục đổi mới trong thiết kế cả ngoại thất, nội thất trong các mẫu xe mới để thu hút khách hàng.

Thực tế, tại Việt Nam, để tồn tại và cạnh tranh với làn sóng xe điện, nhiều hãng sản xuất xe động cơ đốt trong đã liên tục ra mắt các mẫu xe với nhiều tính năng công nghệ hiện đại trên mọi phân khúc. Bên cạnh đó, các hãng sản xuất xe động cơ đốt trong cũng liên tục đổi mới trong thiết kế cả ngoại thất, nội thất trong các mẫu xe mới để thu hút khách hàng.

Không thể phủ nhận xu thế điện khí hóa là tất yếu trên thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà lượng lớn khách hàng Việt hiện vẫn còn nhiều e dè và tìm đến với xe động cơ đốt trong thay vì mua xe điện. Do đó, “đất sống” của các loại xe sử dụng năng lượng hóa thạch vẫn chưa thể một sớm một chiều “lụi tàn” tại Việt Nam.

Sức sống mãnh liệt của xe động cơ đốt trong trước “cơn bão” xe điện cũng không có gì quá khó hiểu vì ngay nhiều nước phát triển trên thế giới cũng phải giải bài toán khó này khi tiến tới điện khí hóa hoàn toàn.

Tại Việt Nam, với xe điện, hiện mạng lưới sạc xe điện vẫn chưa thực sự đủ mạnh để hỗ trợ cho các loại xe điện, trừ các loại xe của VinFast. Thậm chí ngay cả khi VinFast mới đây tuyên bố sẽ mở trạm sạc cho để các hãng khác có thể khai thác chung thì cũng còn nhiều vấn đề. Trong khi hầu hết các chủ xe chạy bằng xăng có thể đổ xăng rất đơn giản với hệ thống cây xăng dày đặc trên cả nước thì việc sạc xe điện là vấn đề với nhiều người.

Một số người cũng đặt dấu hỏi liệu lưới điện đã sẵn sàng để cung cấp năng lượng cho tất cả xe điện trong tương lai hay chưa. Trên thực tế, xe điện sẽ không phải là vấn đề mà là giải pháp cho lưới điện, đặc biệt khi chuyển đổi sang các xã hội bền vững hơn.

Xét về ưu điểm, so với ô tô động cơ đốt trong, ô tô điện có ít bộ phận chuyển động hơn so với ô tô chạy xăng. Điều này góp phần làm cho xe ít cần bảo trì và sửa chữa hơn trong suốt vòng đời của xe vì có ít bộ phận có thể gặp trục trặc hơn.

Pin xe điện thông thường có thể biến đổi khoảng 60% năng lượng cho hoạt động của xe. Ngoài ra, ô tô chạy bằng xăng chỉ chuyển hóa nhiên liệu xuống khoảng 20%.

Mặc dù dùng loại xe nào cũng cần phải bảo dưỡng nhưng xe điện thường ít cần bảo trì hơn so với xe chạy bằng xăng. Phần lớn điều này là do xe điện có ít bộ phận chuyển động hơn và hệ thống điện không cần nhiên liệu để chạy.

Nhưng ở góc độ nhược điểm, tại Việt Nam, hiện xe điện vẫn có giá cao hơn so với mặt bằng chung các loại xe chạy bằng xăng dầu. Mặc dù hiện xu thế xe điện mini đang bùng nổ với giá rất tốt, nhưng xe xăng thường có nhiều lựa chọn hợp lý hơn cho nhiều loại xe khác nhau với kiểu dáng và mẫu mã đẹp hơn. Ngoài ra, ô tô điện có thể yêu cầu chi phí ban đầu cao. Nếu người dùng không sống ở một thành phố có nhiều trạm sạc, rõ ràng cần phải có không gian để lắp một trạm sạc trong nhà, điều này làm tăng thêm chi phí mua một chiếc ô tô điện.

Bên cạnh đó, mặc dù có thể mất vài phút để đổ đầy bình xăng nhưng có thể mất nửa giờ hoặc thậm chí lâu hơn để sạc đầy một chiếc xe điện. Người dùng rõ ràng sẽ phải tính toán độ trễ thời gian này với thời gian đi lại của mình, điều này có thể gây ra một sự bất tiện khác.

Hoạt động của xe điện tập trung vào pin nên tình trạng của pin là rất quan trọng để xe điện của bạn vận hành. Thật không may, pin lithium-ion được sử dụng trong xe điện vẫn còn tương đối đắt tiền. Vì vậy, nếu người dùng cần thay một chiếc xe sau khi xe hết bảo hành, đó có thể là một khoản chi phí đáng kể.

Hoạt động của xe điện tập trung vào pin nên tình trạng của pin là rất quan trọng để xe điện của bạn vận hành. Thật không may, pin lithium-ion được sử dụng trong xe điện vẫn còn tương đối đắt tiền. Vì vậy, nếu người dùng cần thay một chiếc xe sau khi xe hết bảo hành, đó có thể là một khoản chi phí đáng kể.

Ô tô chạy bằng xăng cũng có phạm vi hoạt động cao hơn xe điện, nghĩa là chúng có thể đi quãng đường dài khi đổ đầy bình xăng so với xe điện khi sạc đầy. Một số xe điện thực tế cũng có phạm vi hoạt động tương đương, nhưng nó phụ thuộc vào từng loại xe.

Liên quan đến cuộc tranh luận giữa ô tô chạy xăng và ô tô điện, cả hai bên có thể đưa ra những lập luận thuyết phục về lý do tại sao chiếc này tốt hơn chiếc kia. Nhưng rõ ràng, với thị trường Việt, hiện tại xe dùng động cơ đốt trong vẫn đang còn nhiều “đất sống” và khó có thể sớm từ bỏ “vũ đài” trước một tân binh như xe điện trong một sớm một chiều.

Nam Nguyễn

Nguồn VnEconomy: https://vneconomy.vn/automotive/xe-dong-co-dot-trong-truoc-con-bao-xe-dien-dang-tran-vao-viet-nam.htm