2 triệu người dân được hỗ trợ sóc sức khỏe, phục hồi chức năng

Qua 50 năm hoạt động, Ủy ban Y tế Hà Lan - Việt Nam đã và đang hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, nâng cao sức khỏe tinh thần, tâm thần và sức khỏe sinh sản cho hơn 2 triệu người trên khắp cả nước.

Ông Phạm Dũng nhấn mạnh, MCNV sẽ tập trung hỗ trợ vào các lĩnh vực, tăng cường sức khỏe, hòa nhập xã hội, phát triển sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu và chuỗi giá trị. Ảnh: Bích Nguyên

Ông Phạm Dũng nhấn mạnh, MCNV sẽ tập trung hỗ trợ vào các lĩnh vực, tăng cường sức khỏe, hòa nhập xã hội, phát triển sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu và chuỗi giá trị. Ảnh: Bích Nguyên

Thông tin trên được đưa ra tại Lễ Kỷ niệm 50 năm Ủy ban Y tế Hà Lan - Việt Nam (MCNV).

MCNV được thành lập vào ngày 18-11-1968 bởi một nhóm trí thức gồm: Giáo sư Jaap de Hass, bác sĩ Nick Van Rhijn và bác sĩ Fred Groenink với mục đích chính là hỗ trợ thuốc men, dụng cụ y tế và một số như yếu phẩm trên quy mô lớn cho những nơi bị chiến tranh tàn phá nặng nề nhất ở Việt Nam.

Ngay từ những ngày đầu thành lập, có đến hơn 600 bác sĩ, dược sĩ, y tá và giảng viên các trường đại học tại Hà Lan tình nguyện tham gia các hoạt động của MCNV.

Ông Phạm Dũng, Giám đốc MCNV tại Việt Nam cho biết: Địa bàn dự án của MCNV trải dài khắp cả nước, từ Điện Biên, Hà Giang, Yên Bái, Cao Bằng, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hà Nội, Quảng Tri,̣ Đắk Lắk, Khánh Hòa, Phú Yên, Bến Tre v.v.v

Năm 1973, MCNV khởi xướng ý tưởng xây dựng một bệnh viện lắp ghép cho tỉnh Quảng Trị, địa phương bị tàn phá nặng nề do chiến tranh. Với sự tài trợ của các nhà tài trợ cá nhân, của Bộ trưởng Bộ Hợp tác và phát triển Jan Pronk và tất cả các trường đại học ở Hà Lan, kế hoạch này được triển khai vào năm 1974 và hoàn thành vào năm 1977. Bệnh viện Hà Lan tồn tại và phục vụ người dân Quảng Trị 20 năm, khi tỉnh xây dựng một bệnh viện mới.

Sau chiến tranh, MCNV tiếp tục giúp đỡ Việt Nam với các chương trình nổi bật như phòng chống lao và sốt rét.

Năm 1993, chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu được triển khai tại tỉnh Quảng Trị. Thông qua dự án này, MCNV chú trọng hỗ trợ cho nhưng cư dân chịu nhiều thiệt thòi, như người nghèo, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, người có vấn đề sức khỏe tâm thần, phụ nữ và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

Nhiều năm qua, MCNV cũng tích cực đầu tư nguồn lực để thực hiện các hoạt động hỗ trợ hoạt nhập cho người khuyết tật, bắt đầu với các hoạt động phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng tại tỉnh Quảng Trị. Sau đó mở rộng ra các tỉnh Đắk Lắk, Cao Bằng, Phú Yên, Khánh Hòa, Điện Biên.

MCNV cũng có nhiều chương trình, dự án khác nhau để hỗ trợ người nghèo, người dân tộc thiểu số, cho phụ nữ có HIV/AIDS, chăm sóc sức khảo tâm thần, người cao tuổi và chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên vùng sâu vùng xa.

Các đại biểu tham gia phiên thảo luận tại hội thảo Phát triển bền vững do MCNV tổ chức tại chương trình kỷ niệm 50 năm ngày thành lập. Ảnh: Bích Nguyên

Thích ứng với các yêu cầu phát triển trong tình hình mới, từ năm 2017, MCNV bắt đầu mở rộng việc vận động tài trợ cho các dự án trong các lĩnh vực ưu tiên cấp bách hiện nay như thích ứng Biến đổi Khı́ hậu, và Phát triển doanh nghiêp và Chuỗi giá trị.

Theo ông Phạm Dũng, hiện MCNV đang thực hiện 25 dự án trên 16 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Tại lễ kỷ niệm 50 năm, MCNV vinh dự đón nhận Huân chương Hữu Nghị. Đây là tấm Huân chương Hữu nghị lần thứ tư mà MCNV nhận được từ Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam.

Trước đó, MCNV đã 3 lần đón nhận Huân chương hữu nghị của Chủ tịch nước Việt Nam vào các năm 1977, 1993 và 2004.

Bích Nguyên

Nguồn Biên Phòng: http://bienphong.com.vn/2-trieu-nguoi-dan-duoc-ho-tro-soc-suc-khoe-phuc-hoi-chuc-nang/