Bí quyết sử dụng hàm TIME trong Excel để tính toán thời gian

bài viết sau đây của chúng tôi sẽ hướng dẫn cách sử dụng hàm TIME trong Excel, bao gồm hàm HOUR, MINUTE và SECOND trong Excel để chia giờ, phút và giây.

Mục lục

Cấu trúc hàm TIME trong Excel
Cách sử dụng hàm TIME trong Excel

Cấu trúc hàm TIME trong Excel

Cú pháp hàm: =TIME(hour; minute; second)

Trong đó:

Hour: đối số bắt buộc, là một số từ 0 đến 32767 thể hiện giờ.
Minute: đối số bắt buộc, là một số từ 0 đến 32767 thể hiện phút.
Second: đối số bắt buộc, là một số từ 0 đến 32767 thể hiện giây.

Lưu ý:

Mọi giá trị của hour lớn hơn 23 sẽ được chia cho 24 và phần còn lại sẽ được coi là giá trị giờ. Ví dụ, TIME(31;0;0) = TIME(7;0;0) = 0,291666667 hoặc 7:00 SA.
Mọi giá trị của minute lớn hơn 59 sẽ được chuyển đổi thành giờ và phút. Ví dụ, TIME(0,83,0) = TIME(1,23,0) = 0,057638889 hoặc 1:23 SA.
Mọi giá trị của second lớn hơn 59 sẽ được chuyển đổi thành giờ, phút và giây. Ví dụ, TIME(0,0,1120) = TIME(0;18;40) = 0,012962963 hoặc 12:18:40 SA.
Số thập phân mà hàm TIME trả về là một giá trị từ 0 đến 0,99988426. Thể hiện thời gian từ 0:00:00 (12:00:00 SA) đến 23:59:59 (11:59:59 CH).

Cách sử dụng hàm TIME trong Excel

Ví dụ ta cần tìm phần thập phân của thời gian 4 giờ, 23 phút, 11 giây. Áp dụng cấu trúc hàm như trên ta có công thức:

=TIME(4;23;11)

Vẫn với công thức trên, nhưng nếu định dạng ô là General trước khi nhập vào thì kết quả sẽ trả về kết quả dạng thời gian.

Nếu giờ lớn hơn 23, phút lớn hơn 59, giây lớn hơn 59 thì thời gian sẽ được chuyển đổi thành giờ, phút, giây tương ứng.

Như vậy, bài viết trên đã hướng dẫn các bạn cách sử dụng hàm TIME trong Excel. Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã nắm rõ được cách sử dụng hàm này. Chúc các bạn thành công!

Hùng Cường

Nguồn Đắk Nông: https://baodaknong.vn/bi-quyet-su-dung-ham-time-trong-excel-de-tinh-toan-thoi-gian-205460.html