Giải pháp 'gỡ khó' cho ngành Xi măng

Thị trường xây dựng trong nước ảm đạm, giá trị xuất khẩu giảm bởi tác động của các chính sách bảo hộ hàng nội địa, các tiêu chuẩn giảm phát thải quốc tế,... là những lý do khiến nhiều doanh nghiệp xi măng Việt Nam đang rơi vào thế 'khó chồng khó'.

Khi các “cánh cửa” cơ hội đều đóng lại

Theo Hiệp hội Bất động sản (BĐS) TP Hồ Chí Minh, thị trường BĐS hiện nay vẫn còn khó khăn, dự báo từ nửa cuối năm 2024 mới xuất hiện triển vọng phục hồi. Điều đó khiến nhu cầu xây nhà chững lại, ngành sản xuất xi măng Việt Nam rơi vào tình trạng thiếu cầu, dư cung.

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, lũy kế 10 tháng, toàn ngành xuất khẩu hơn 26 triệu tấn sản phẩm, thu về hơn 1,1 tỷ USD, tương đương sản lượng của cùng kỳ năm ngoái. Nghịch lý ở đây là dù xuất khẩu xi măng và clinker của Việt Nam đang khá ổn định về lượng nhưng lại giảm về giá trị.

Thực tế cho thấy xuất khẩu là cứu cánh duy nhất trong thời điểm hiện tại giúp cân bằng cán cân tiêu thụ, giảm áp lực tồn kho của doanh nghiệp. Nhưng tại thị trường châu Á, một số nước thực hiện chính sách bảo hộ sản xuất sản phẩm trong nước, áp thuế chống bán phá giá tạm thời với sản phẩm từ Việt Nam. Điều này gây cản trở đến khả năng tiêu thụ xi măng Việt Nam ở nước sở tại. Tia hy vọng tiếp theo là phải mở rộng, tìm kiếm thị trường xuất khẩu sang các quốc gia châu Mỹ, châu Âu. Thế nhưng, từ tháng 10/2023, 27 quốc gia thành viên trong Liên minh châu Âu (EU) thực hiện cơ chế điều chỉnh biên giới carbon. Điều này cũng đồng nghĩa, muốn xuất khẩu vào thị trường này, các nhà sản xuất xi măng phải giảm phát thải carbon đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu của EU.

2023 là năm nhiều thách thức với các doanh nghiệp xi măng Việt Nam.

Chưa hết khó, việc áp thuế xuất khẩu clinker từ mức 5% lên mức 10% từ ngày 01/01/2023 theo Nghị định số 101/2021/NĐ-CP ngày 15/11/2021 của Chính phủ càng khiến các doanh nghiệp khó đẩy mạnh xuất khẩu vì giá bán không đủ bù đắp chi phí sản xuất và thuế.

Vậy nên, phát triển hài hòa và cân đối giữa ba trụ cột kinh tế, xã hội và môi trường là một thách thức lớn, đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng tìm tòi, học hỏi để mau chóng thích ứng với thời cuộc. Đây cũng là cách để các doanh nghiệp ngành xi măng tự “cứu mình”, tìm ra các cơ hội mới giữa thách thức.

Giải pháp “gỡ khó” từ Sika Việt Nam

Clinker là một sản phẩm được tạo ra từ quá trình nung kết ở nhiệt độ 1450 độ C của đá vôi, đất sét, vỏ sò và một số phụ gia khác như quặng sắt, cát... chủ yếu dùng để sản xuất xi măng. Khi đá vôi được chuyển thành clinker, một lượng lớn CO2 được giải phóng (còn được gọi là khí thải quá trình), đồng thời lượng nhiệt để bắt đầu và duy trì phản ứng hóa học khi sản xuất clinker cũng góp phần phát thải thêm CO2 nữa (còn được gọi là khí thải đốt cháy). Do đó, sản xuất clinker đặt ra bài toán về khai thác tài nguyên thiên nhiên và gây ô nhiễm môi trường. Như vậy, muốn giảm phát thải khi sản xuất xi măng, doanh nghiệp có thể nghiên cứu các giải pháp giảm hàm lượng clinker trong sản xuất.

Hiện nay, xi măng đất sét nung, bao gồm LC3 (LC3: Limestone Calcined Clay Cement), là một trong những công nghệ mới giúp các doanh nghiệp giảm phát thải và hướng tới một môi trường bền vững hơn. Tuy nhiên, sản phẩm này cũng đặt ra nhiều thách thức mới là tăng lượng nước tiêu thụ, chất lượng thành phẩm bị giảm sút và cường độ sớm thấp hơn.

Để hóa giải thế khó, Sika Việt Nam gợi ý 2 giải pháp giúp giảm tác động phát thải CO2 từ xi măng. Thứ nhất là tối ưu hóa năng lượng sản xuất nhờ SikaGrind. Cụ thể, sản phẩm có khả năng giảm 10% KWh trên mỗi tấn xi măng được sản xuất, đồng thời tăng 15% sản lượng sản phẩm sản xuất ra. Tiếp theo là giảm hoặc thay thế clinker nhờ 2 loại phụ gia là SikaGrind CC và Sika ViscoCrete CC. Sản phẩm giúp kích hoạt và thúc đẩy đại trà công nghệ ứng dụng đất sét nung và LC3 khi giảm tới 50% clinker bằng cách thêm vật liệu bổ sung xi măng (SCM) vào công thức, đồng thời có thể giảm 30 - 40% lượng khí thải CO2 so với sản phẩm thông thường.

Dòng sản phẩm SikaGrind và Sika ViscoCrete.

Bên cạnh những thành quả giúp tối ưu hóa chất lượng sản phẩm để gỡ khó cho ngành xi măng, Sika còn vượt kỳ vọng khi nghiên cứu thành công công nghệ độc quyền Sika reCO2ver với khả năng tái chế hoàn toàn bê tông cũ. Quy trình reCO2ver cho phép người tái chế bê tông và nhà sản xuất bê tông tạo ra một nền kinh tế tuần hoàn bằng cách tái sử dụng các thành phần bê tông với chất lượng ban đầu. Phần chất thải từ quá trình phá dỡ bê tông sẽ được khử thành phần và bằng cách hấp thụ CO2, các thành phần được tách ra và được tái sử dụng cho sản xuất bê tông chất lượng cao.

Công nghệ reCO2ver thúc đẩy nhanh quá trình chuyển hóa sang kinh tế tuần hoàn.

Đại diện Sika Việt Nam chia sẻ:“Các giải pháp giúp giảm clinker để tác động phát thải CO2 từ xi măng của Sika Việt Nam là những đóng góp lớn giúp kéo dài tuổi thọ công trình và khởi phát vòng tuần hoàn. Với vị thế dẫn đầu ngành VLXD, Sika Việt Nam chủ trương không ngừng nỗ lực cung cấp giải pháp xây dựng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao như an toàn cho người sử dụng, thân thiện với môi trường, tạo nên những công trình bền vững theo tiêu chuẩn chung của quốc tế và từng bước tiến gần hơn đến mục tiêu trung hòa carbon”.

Với vị thế dẫn đầu trong cung cấp các sản phẩm và giải pháp xây dựng sáng tạo và bền vững, giải pháp đến từ Sika Việt Nam có thể là một trong những “cánh cửa” hỗ trợ các doanh nghiệp xi măng vượt khó. Đồng thời, Sika Việt Nam cũng khuyến khích các doanh nghiệp không ngừng nghiên cứu, sáng tạo để cung cấp cho thị trường những giải pháp vượt trội về mặt công năng mà vẫn tuân thủ nghiêm ngặt những tiêu chí toàn cầu về môi trường để đồng hành cùng Chính phủ hướng tới mục tiêu trung hòa carbon - Net zero carbon vào năm 2050.

PV

Nguồn Xây Dựng: https://baoxaydung.com.vn/giai-phap-go-kho-cho-nganh-xi-mang-368017.html