Làm điện nước tại resort bị nhện 'khổng lồ' cắn nhập viện

Người đàn ông đang làm điện nước tại một khu resort thì bất ngờ bị một con nhện có kích thước lớn cắn vào tay.

Nhện cắn nạn nhân có kích thước khá to

Mới đây phòng Khám nội Phòng khám S.O.S Phú Quốc vừa điều trị kịp thời cho người đàn ông bị nhện độc cắn vào ngón tay trỏ bên phải.

Nạn nhân là anh HTT (34 tuổi, ngụ phường Dương Đông, Phú quốc).

Khoảng 13 giờ 30 phút chiều ngày 26/10, anh T đang làm điện nước tại một khu resort thì bất ngờ bị một con nhện cắn vào ngón tay trỏ bàn tay phải, chảy máu.

Sau đó, anh cảm thấy hiện tượng bị tê, nhức nên lấy keo quấn ngón tay rồi cùng người bạn làm chung bắt con nhện, đến ngay bệnh viện để khám.

Được biết con nhện có kích thước khá to, sải chân dài đến 13 cm, chân có nhiều lông, nhất là 2 răng nanh của nhện dài và rất nhọn…

Bác sĩ kiểm tra vết thương cho bệnh nhân bị nhện cắn

Tại phòng khám bác sĩ đã sơ cấp cứu, rửa vết thương, tiêm thuốc giảm đau và lấy máu xét nghiệm của bệnh nhân.

Khi tra cứu thông tin và hỏi ý kiến của các chuyên gia về côn trùng, bác sĩ xác định nhện trên có độc và chưa xác định được loại độc tố cũng như cường độ độc của nhện trên. Do đó, bác sĩ có hướng điều trị diễn biến của bệnh nhân.

Kể lại sự việc lúc đó, anh T cho biết sau sau hơn 2 tiếng cấp cứu, anh đã thấy ổn hơn, chỉ còn cảm giác tê buốt và rát ở đầu ngón tay.

"Giờ tôi đợi bác sĩ cho thuốc uống rồi về nhà theo dõi tiếp. Từ đó đến giờ chưa thấy có con nhện nào to như vậy" -anh T nói.

Nhện cắn nạn nhân có kích thước khá to

Các khu resort, nhà nghỉ, khách sạn ở địa phương tranh thủ trời nắng nên dọn dẹp sạch sẽ để đảm bảo an toàn cho mọi người và du khách.

Đặc biệt, nếu bị nhện độc hoặc rắn cắn, mọi người nên cố gắng bắt được các loài vật trên mang đến bệnh viện để bác sĩ có hướng điều trị phù hợp. Ngoài ra nếu bị nhện cắn, bạn có thể tự sơ cứu tại nhà theo các cách sau:

- Cách 1: Khi bị nhện cắn, bạn hãy thoa hỗn hợp gồm một muỗng cà phê bột nghệ và dầu ô liu lên vết nhện cắn. Sau một giờ, thoa tiếp vào các khu vực bị ảnh hưởng. Thực hiện cách làm này trong nhiều ngày để hiệu quả thấy rõ.

- Cách 2: Nếu vết cắn của nhện gây cảm giác bỏng rát, hãy cắt ngay một lát củ khoai tây và đắp lên vùng bị thương. Cách này sẽ giúp giảm thiểu sưng và đau. Hãy lặp lại cách này 2 đến 3 lần trong ngày để vết thương nhanh khỏi.

- Cách 3: Muối cũng có thể được sử dụng để điều trị vết côn trùng cắn. Bởi muối chứa nhiều đặc tính giúp chữa lành vết thương. Bạn chỉ việc thoa muối lên vùng bị thương và băng lại bằng băng. Điều này làm giảm sự khó chịu và sưng tấy hiệu quả.

Cách 4: Gel lô hội. Nha đam chứa chất chống oxy hóa và chống viêm tự nhiên, điều này chứng tỏ đây là một phương pháp hỗ trợ điều trị vết cắn của nhện an toàn, hiệu quả.

Nhờ đặc tính này mà vết sưng và cảm giác đau khi bị nhện cắn giảm đi. Bạn chỉ cần massage vùng bị đau bằng gel lô hội trong vài phút, để như vậy sau một thời gian ngắn rồi rửa lại bằng nước sạch. Hãy lặp lại cách này nhiều lần trong ngày.

Cách 5: Tỏi. Hãy xay 3-4 tép tỏi, sau đó đắp lên vết nhện cắn và quấn băng lại qua đêm. Sáng hôm sau, hãy tháo băng và rửa sạch với nước. Với cách này cảm giác nóng rát, sưng và đỏ sẽ giảm bớt. Thực hiện biện pháp khắc phục này trong ít nhất một tuần để có kết quả.

Theo PLO, VOV

Thanh Thanh

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/lam-dien-nuoc-tai-resort-bi-nhen-khong-lo-can-nhap-vien-post659000.html