Lao động ngành du lịch trước tác động của dịch Covid - 19

Mặc dù chưa có con số thống kê cụ thể nhưng đến thời điểm này hàng nghìn lao động của ngành du lịch Ninh Bình đã phải tạm nghỉ việc do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid – 19.

Những con thuyền nằm lặng lẽ chờ dịch bệnh qua đi. Ảnh: PV

Những ngàynày, Chị Hoàng Thị Chiên, lái đò tại Khu du lịch sinh thái động Thiên Hà lại trởvề với công việc đồng áng thay vì đi đưa đón, hướng dẫn khách du lịch thăm quannhư mọi khi. “Dù vẫn còn ruộng vườn để trông vào nhưng cuộc sống sinh hoạt củagia đình giờ đây cũng phải tằn tiện đi nhiều bởi khoản thu nhập đáng kể từ láiđò đã không còn”- chị Chiên nói.

Không được may mắn như chị Chiên, anh Nguyễn VănLinh là nhân viên tại một homestay ở xã Ninh Xuân (Hoa Lư), gần 2 tháng này anhphải nghỉ việc ở nhà do tình hình kinh doanh ế ẩm. “Ban đầu nhân viên chia luânphiên nghỉ làm nhưng hiện giờ thì tất cả nghỉ hẳn vì homestay đã đóng cửa.Thời gian nghỉ càng kéo dài, không chỉ khó khăn về vấn đề tài chínhmà tinh thần cũng chán nản. Hy vọng nhanh chóng qua đợt dịch này, đểchúng tôi có thể tiếp tục công việc.” – anh Linh tâm sự.

Các khu du lịchnhư Tràng An, Tam Cốc – Bích Động, Hang Múa,… những ngày này khá vắng vẻ. Rấtnhiều hàng quán treo bảng thông báo đóng cửa. Tuy nhiên, ảnh hưởng nhiều nhấtphải kể đến các cơ sở lưu trú, khách sạn. Hiện tại phần lớn homestay, khách sạnđã ngừng hoạt động hoặc chuẩn bị đóng cửa, đồng nghĩa lao động các đơn vị nàycũng nghỉ việc.

Mọi năm, dịp lễ hội truyền thống cố đô Hoa Lư, nơi này tấp nập khách du lịch. Ảnh: PV

Bà Dương ThịThanh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh cho biết: Mọi hoạt động của ngành du lịchgần như đóng băng. Hệ lụy kéo theo là nhiều doanh nghiệp để hạn chế tối đaviệc chi tiêu đã tính phương án giảm nhân sự đến mức tối đa, đồng thời cho nhânviên nghỉ phép, chia ca làm việc để giảm chi phí tiền lương. Vẫn chưa có số liêụchính xác về lực lượng lao động nghỉ việc, nhưng chắc chắn số lao động mất việcrất lớn vì liên quan đến nhiều ngành nghề dịch vụ như lưu trú, lữ hành, nhàhàng, lưu niệm…

Trước tìnhhình này, các thành viên của Hiệp hội đã bàn bạc, thống nhất đưa ra một sốphương án xử lý tạm thời. Theo đó, một số khách sạn có tiềm lực tài chính tốt sẽtập trung vào tiết kiệm chi phí, đào tạo nguồn nhân lực và bảo trì, bảo dưỡngcơ sở vật chất.

Đa số các doanh nghiệp khác vẫn duy trì đóng bảohiểm đầy đủ cho nhân viên, bố trí một khoản kinh phí nhất định để hỗ trợ người lao động trong thời gian mất việc…

Đại diện Kháchsạn Legend chia sẻ: Khi khách sạn làm ăn thuận lợi, người lao động đã gắn bó, nỗlực vì doanh nghiệp, đến khi khó khăn chúng tôi cũng phải chia sẻ với họ. Vì vậy,thời điểm này, dù không có khách nhưng Khách sạn vẫn bố trí cho lao động đi làm4 ngày/1 tuần để dọn dẹp vệ sinh, học bồi dưỡng chuyên muôn hoặc làm những côngviệc khác.

Còn ông Hà HuyLợi, Giám đốc doanh nghiệp tư nhân Ngôi Sao cho biết: Bây giờ khu du lịch đã tạmngừng hoạt động, ngoại trừ vài người giữ lại để bảo vệ, chăm sóc vườn cây, hơn100 lao động phải nghỉ việc không lương, họ cũng buồn, lo lắng nhưng họ đồng cảmvới mình. Khi nào dịch bệnh qua đi, khu du lịch hoạt động trở lại, Công ty sẽ hỗtrợ thêm một ít phúc lợi cho người lao động.

Thiết nghĩ, đâychỉ là những phương án đối phó tạm thời của các doanh nghiệp, nếu tình hình dịchbệnh kéo dài, tỉnh cần có các giải pháp đồng bộ đảm bảo các chế độ chính sáchvề giải quyết bảo hiểm thất nghiệp, tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), chế độthai sản cho người lao động…

Đối với cácdoanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch, đây là thời điểm chung tay, chia sẻ cáckinh nghiệm quản lý, xử lý khủng hoảng về dịch bệnh với các đơn vị khác. Mỗi mộtdoanh nghiệp sẽ phải tự đánh giá khả năng của đơn vị mình để đưa ra những giảipháp thích hợp, ví dụ dừng hoạt động, sắp xếp lại nhân sự và cơ cấu nhân sự,liên kết để chuyển khách cho nhau, tăng công suất sử dụng phòng, hạn chế lỗ…

HàPhương - Đào Duy

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/lao-dong-nganh-du-lich-truoc-tac-dong-cua-dich-covid19-20200331024529765p15c43.htm