QUỐC HỘI 24H: ĐIỂM TIN HOẠT ĐỘNG QUỐC HỘI NGÀY 20/02/2024

'Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm và làm việc tại Bộ Y tế; Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì họp Ban Chỉ đạo về xây dựng Đề án 'Đổi mới cơ chế bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp'; Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dự phiên họp thẩm tra sơ bộ Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Đôn Tuấn Phong tiếp Đại sứ Hungary, Đại sứ Ba Lan và đại sứ Thụy Sỹ...' là những hoạt động đáng chú ý của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội ngày 20/02/2024.

* Sáng 20/02, tại Hà Nội, nhân dịp kỷ niệm 69 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 – 27/02/2024), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng Đoàn công tác đã đến thăm và làm việc tại Bộ Y tế.

Gợi ý thảo luận, Chủ tịch Quốc hội cho biết những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới là rất nặng nề, nhất là thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW của Trung ương Đảng về bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe Nhân dân và công tác dân số trong tình hình mới – đây là kết tinh quan điểm tư tưởng của Đảng về xây dựng nền y tế Việt Nam khoa học, dân tộc và đại chúng. Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu trao đổi và có những kiến nghị, đề xuất để tiếp thêm sức mạnh cho ngành y tế nước nhà.

Xem nội dung chi tiết tại đây: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ THĂM VÀ LÀM VIỆC TẠI BỘ Y TẾ

* Ghi nhận và biểu dương những kết quả của Bộ Y tế, ngành y tế trong thực hiện công tác y tế và xây dựng thể chế, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh yêu cầu ngành y tế cần nằm lòng mục tiêu, tinh thần của Nghị quyết 20-NQ/TW và sứ mệnh nâng cao sức khỏe cả về thể chất và tinh thần, tầm vóc, tuổi thọ, chất lượng cuộc sống của người Việt Nam. Đồng thời nêu rõ đầu tư cho y tế là đầu tư cho phát triển, là một trong những ưu tiên đặc biệt của Đảng và Nhà nước ta. Do đó, chúng ta phải tiếp tục đầu tư các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực một cách thích hợp cho ngành y tế.

Xem nội dung chi tiết tại đây: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ: NGÀNH Y TẾ CẦN "NẰM LÒNG' MỤC TIÊU, SỨ MỆNH NÂNG CAO SỨC KHỎE CẢ VỀ THỂ CHẤT VÀ TINH THẦN, TẦM VÓC, TUỔI THỌ, CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM

* Sáng 20/2, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Thường trực Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo Đề án Đổi mới công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân đã chủ trì phiên họp đầu tiên của Ban Chỉ đạo đề án.

Tại cuộc họp, các thành viên Ban chỉ đạo và Tổ soạn thảo đã tập trung thảo luận, góp ý kiến dự thảo Đề án về các nội dung: thực trạng cơ chế bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp từ năm 2013 đến nay; về quan điểm, mục tiêu đổi mới công tác bầu cử và các giải pháp nhằm đổi mới cơ chế bầu cử.

Xem nội dung chi tiết tại đây:

* Chiều 20/2 tại Trụ sở các cơ quan của Quốc hội, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội tổ chức phiên họp mở rộng, thẩm tra sơ bộ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ. Thượng tướng Trần Quang Phương - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội dự và chỉ đạo phiên họp.

Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới nhấn mạnh, việc ban hành sửa đổi, bổ sung một số quy định của Luật Cảnh vệ nhằm thể chế hóa các chủ trương của Đảng về xây dựng lực lượng Công an nhân dân; cụ thể hóa quy định của Hiến pháp về quyền con người, quyền công dân; khắc phục những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tiễn công tác cảnh vệ thời gian qua, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác cảnh vệ trong tình hình mới; góp phần bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn kịp thời mọi âm mưu, hoạt động và hành vi, yếu tố khác xâm hại đến sự an toàn của đối tượng cảnh vệ.

Xem nội dung chi tiết tại đây: PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI, THƯỢNG TƯỚNG TRẦN QUANG PHƯƠNG DỰ PHIÊN HỌP THẨM TRA SƠ BỘ DỰ ÁN LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT CẢNH VỆ

* Theo dự kiến, Phiên họp thứ 30 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra trong 01 ngày 22/02/2024, tại phòng họp Tân Trào, Nhà Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tham dự, phát biểu khai mạc và cùng các Phó Chủ tịch Quốc hội thay phiên điều hành nội dung Phiên họp.

Xem nội dung chi tiết tại đây: DỰ KIẾN CHƯƠNG TRÌNH PHIÊN HỌP THỨ 30 CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

* Ngày 19/02/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện số 15/CĐ-TTg về tăng cường công tác xây dựng pháp luật, hoàn thiện các dự án Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV.

Xem nội dung chi tiết tại đây: TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG PHÁP LUẬT, HOÀN THIỆN CÁC DỰ ÁN LUẬT TRÌNH QUỐC HỘI

* Sáng ngày 20/02, tại Nhà Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Đôn Tuấn Phong đã tiếp Đại sứ Cộng hòa Hungary tại Việt Nam Baloghdi Tibor. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại nhấn mạnh, Hungary là đối tác toàn diện đầu tiên của Việt Nam trong số các nước bạn bè truyền thống tại khu vực Trung - Đông Âu, Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn tăng cường quan hệ hợp tác nhiều mặt với Hungary...

Vui mừng đón tiếp Đại sứ Hungary tại Việt Nam Baloghdi Tibor tại Nhà Quốc hội trong những ngày đầu năm mới 2024, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Đôn Tuấn Phong nhấn mạnh, Hungary là đối tác toàn diện đầu tiên của Việt Nam trong số các nước bạn bè truyền thống tại khu vực Trung - Đông Âu, Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn tăng cường quan hệ hợp tác nhiều mặt với Hungary. Cùng với đó, mối quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực giữa Hungary và Việt Nam đang ngày càng phát triển tốt đẹp và hiệu quả hơn, thể hiện qua các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc của Lãnh đạo cấp cao hai nước.

Xem nội dung chi tiết tại đây: PHÓ CHỦ NHIỆM ỦY BAN ĐỐI NGOẠI ĐÔN TUẤN PHONG TIẾP ĐẠI SỨ HUNGARY TẠI VIỆT NAM

* Sáng 20/2, tại Nhà Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Đôn Tuấn Phong đã tiếp Đại sứ Cộng hòa Ba Lan tại Việt Nam Aleksander Surdej. Tại cuộc tiếp, đại diện hai nước đã trao đổi cụ thể về một số nội dung hợp tác tiềm năng giữa hai nước...

Chúc mừng Đại sứ nhận nhiệm vụ công tác mới tại Việt Nam, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Đôn Tuấn Phong mong muốn, Đại sứ sẽ có những đóng góp tích cực để thúc đẩy quan hệ hai nước trong thời gian tới. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Đôn Tuấn Phong vui mừng nhận thấy, quan hệ chính trị, ngoại giao giữa hai nước đang phát triển rất tốt đẹp, thường xuyên trao đổi các đoàn các cấp; hợp tác kinh tế - thương mại giữa hai nước tiếp tục được duy trì. Đặc biệt, năm 2025 sẽ đánh dấu cột mốc 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Ba Lan (1950 - 2025).

Xem nội dung chi tiết tại đây: PHÓ CHỦ NHIỆM ỦY BAN ĐỐI NGOẠI ĐÔN TUẤN PHONG TIẾP ĐẠI SỨ CỘNG HÒA BA LAN TẠI VIỆT NAM

* Chiều ngày 20/2, tại Nhà Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Đôn Tuấn Phong đã tiếp Đại sứ Thụy Sĩ tại Việt Nam Thomas Gass. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại đánh giá cao sự tích cực, năng động và vai trò của Đại sứ trong việc thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam - Thụy Sĩ; tin tưởng với tâm huyết và vai trò quan trọng của mình, Đại sứ sẽ có những đóng góp thiết thực, hiệu quả cho quan hệ hợp tác hai nước nói chung và quan hệ giữa hai Quốc hội nói riêng ngày càng tốt đẹp.

Chào mừng Đại sứ Thụy Sĩ tại Việt Nam Thomas Gass tới thăm Nhà Quốc hội trong những ngày đầu năm mới 2024, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Đôn Tuấn Phong vui mừng nhận thấy, quan hệ hai nước thời gian qua đã phát triển mạnh mẽ, không chỉ trong lĩnh vực chính trị, hợp tác đa phương, mà còn mở rộng trong các lĩnh vực kinh tế, hỗ trợ kỹ thuật, thương mại và đầu tư, nghiên cứu và khoa học, văn hóa, du lịch và giao lưu nhân dân.

Xem nội dung chi tiết tại đây: PHÓ CHỦ NHIỆM ỦY BAN ĐỐI NGOẠI ĐÔN TUẤN PHONG TIẾP ĐẠI SỨ THỤY SĨ TẠI VIỆT NAM THOMAS GASS

* Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Phương Thủy - ĐBQH Tp. Hà Nội, trải qua gần 80 năm xây dựng, đổi mới và phát triển, trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, Quốc hội Việt Nam đã không ngừng nỗ lực, đổi mới hoạt động lập pháp, trong đó có những dấu ấn vượt bậc về kỹ thuật lập pháp qua từng giai đoạn, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả các đạo luật, pháp lệnh, nghị quyết sau khi được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua.

Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐBQH NGUYỄN PHƯƠNG THỦY: DẤU ẤN VƯỢT BẬC VỀ KỸ THUẬT LẬP PHÁP QUA CÁC THỜI KỲ

* Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân cho biết, Luật Đất đai số 31/2024/QH15 được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5 đã thể chế hóa đầy đủ, kịp thời các quan điểm, chủ trương của Đảng về quản lý và sử dụng đất đai; đảm bảo kế thừa, ổn định, phát triển của hệ thống pháp luật đất đai; chuyển từ quản lý đất đai bằng các công cụ hành chính sang sử dụng các công cụ kinh tế.

Xem nội dung chi tiết tại đây: THỨ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG LÊ MINH NGÂN: LUẬT ĐẤT ĐAI ĐÃ CHUYỂN TỪ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI BẰNG CÁC CÔNG CỤ HÀNH CHÍNH SANG SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ

* Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN Đoàn Thái Sơn cho biết, bên cạnh hoàn thiện các quy định hạn chế tình trạng thao túng hoạt động của tổ chức tín dụng, Luật các Tổ chức tín dụng vừa được Quốc hội thông qua có nhiều điểm mới như: Hoàn thiện các quy định về hoạt động và bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng và quỹ tín dụng nhân dân; Quy định về dịch vụ ngân hàng qua phương tiện điện tử; Quy định thúc đẩy quá trình cơ cấu tại tổ chức tín dụng và xử lý tổ chức tín dụng yếu kém; Luật hóa quy định về xử lý nợ xấu, tài sản đảm bảo của khoản nợ xấu…

Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG: QUY ĐỊNH RÕ CÁC BIỆN PHÁP SẼ ÁP DỤNG KHI MỘT TỔ CHỨC TÍN DỤNG BỊ RÚT TIỀN HÀNG LOẠT

* Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV đã thông qua dự án Luật Các tổ chức tín dụng. Với 15 chương, 210 điều, Luật Các tổ chức tín dụng 2024 được kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện quy định pháp luật về tổ chức hoạt động của tổ chức tín dụng, xử lý những vướng mắc, bất cập của Luật Các tổ chức tín dụng hiện hành. Cổng TTĐT Quốc hội trân trọng giới thiệu một số điểm mới của Luật Các tổ chức tín dụng 2024.

Xem nội dung chi tiết tại đây: NHỮNG ĐIỂM MỚI NỔI BẬT CỦA LUẬT CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG 2024

* Giám sát là một trong hai chức năng cơ bản của Hội đồng nhân dân (HĐND). Hiệu quả của hoạt động này được đảm bảo bằng kết quả hoạt động giám sát của Thường trực HĐND, các Ban HĐND, Tổ đại biểu và từng đại biểu HĐND. Trong đó, vai trò của mỗi đại biểu HĐND là hết sức quan trọng.

Xem nội dung chi tiết tại đây: KHÔNG NGỪNG NÂNG CAO NĂNG LỰC, KỸ NĂNG GIÁM SÁT CỦA ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

* Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Thanh Hải cho biết, cùng với khối lượng công việc rất lớn cần triển khai và đặt ra yêu cầu ngày càng cao với Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên luôn linh hoạt đổi mới phương thức làm việc để nâng cao hiệu quả và phát huy vai trò, trách nhiệm với cử tri và Nhân dân...

Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐOÀN ĐBQH TỈNH THÁI NGUYÊN LINH HOẠT ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC LÀM VIỆC ĐỂ PHÁT HUY VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM VỚI CỬ TRI VÀ NHÂN DÂN

* Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam vừa quyết định thành lập Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam”.

Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐOÀN ĐBQH TỈNH QUẢNG NAM THÀNH LẬP ĐOÀN GIÁM SÁT CHUYÊN ĐỀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG

Thế Hà

Nguồn Quốc Hội: https://quochoi.vn/tintuc/pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-hoi.aspx?itemid=84749