Sử dụng pháo trong dịp Lễ, Tết người dân cần làm theo những điều này nếu không muốn bị phạt

Việc bảo quản, sử dụng pháo hoa sử dụng hằng ngày, ngày Lễ, Tết người dân cần bảo quản an toàn, tuân thủ các yêu cầu cần thiết để đề phòng cháy nổ, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng người dân.

Theo Công an TP Hà Nội, dịp Tết Nguyên đán sắp đến gần, nhu cầu mua bán, sử dụng pháo hoa của người dân lớn, do đó việc bảo quản, sử dụng pháo hoa không đảm bảo an toàn luôn tiềm ẩn nguy cơ có thể dẫn đến cháy, nổ.

Để bảo đảm an toàn trong quá trình bảo quản, vận chuyển và sử dụng pháo hoa, Công an TP Hà Nội khuyến cáo các tổ chức, cá nhân cần lưu ý: Khi bảo quản, vận chuyển, kinh doanh và sử dụng pháo phải chấp hành nghiêm các quy định tại Nghị định số 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo; QCVN 04:2021/BCA quy định về an toàn trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng và tiêu hủy pháo hoa, pháo hoa nổ.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân muốn sử dụng pháo hoa phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và chỉ được sử dụng pháo hoa (không tiếng nổ) trong các dịp sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị,... mua tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa. Tuyệt đối không được mua bán, sử dụng pháo "lậu".

Theo Công an TP Hà Nội, dịp Tết Nguyên đán sắp đến gần, nhu cầu mua bán, sử dụng pháo hoa của người dân rất lớn, do đó việc bảo quản, sử dụng pháo hoa không đảm bảo an toàn luôn tiềm ẩn nguy cơ có thể dẫn đến cháy, nổ.

Khi vận chuyển cần phải nhẹ nhàng, không để pháo va đập mạnh, tránh vận chuyển gần các nguồn sinh nhiệt và lửa. Phương tiện vận chuyển cần phải có những dụng cụ che mưa nắng, tránh ảnh hưởng của điều kiện thời tiết và môi trường.

Theo cơ quan Công an, chỉ nên mua pháo hoa với số lượng đủ dùng theo mục đích sử dụng, không nên mua số lượng lớn để dự trữ. Bảo quản pháo hoa cần phải xếp riêng từng loại, từng lô khác nhau để tránh nhầm lẫn, để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm ướt, không để vật nặng tì đè lên pháo hoa. Đặc biệt để pháo hoa cách xa nguồn lửa, nguồn nhiệt, bao gói, che chắn, chống va đập và tàn lửa, tránh xa tầm tay của trẻ em. Bảo quản pháo ở vị trí an toàn.

Sử dụng pháo hoa phải tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Khi sử dụng cần đặt pháo hoa ở nơi bằng phẳng, rộng, cách xa những vật liệu bắt cháy tối thiểu 4m đến 5m. Khoảng cách an toàn nhất là 10m. Địa điểm đặt giàn pháo phải là nơi bằng phẳng, rộng, cách xa các vật liệu, hàng hóa dễ cháy, không gian trên cao phải bảo đảm thông thoáng, không có vật cản.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân muốn sử dụng pháo hoa phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và chỉ được sử dụng pháo hoa (không tiếng nổ) trong các dịp sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị... mua tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa. Tuyệt đối không được mua bán, sử dụng pháo “lậu”.

Người dân không sử dụng pháo hoa tại nơi gần hoặc chứa các chất, vật liệu dễ cháy nổ như: xăng, cồn, dầu,… các cơ sở sản xuất, bảo quản dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, nhà máy điện, trạm biến áp, kho vũ khí. Khi đặt pháo hoa lên trên vật liệu dễ cháy cần phải lót bên dưới vật liệu chống cháy. Người dân cũng có thể làm ẩm xung quanh với bán kính tối thiểu 2m từ vị trí đặt pháo.

Đặc biệt, không sử dụng pháo hoa ở trong nhà hoặc những không gian có mái che, trên cao phải thông thoáng, không có vật cản, đường dây diện,…

Khi pháo cháy hết cần phải để nguội trong khoảng thời gian tối thiểu 15 phút, người dân cũng có thể tưới ướt pháo để không còn tàn lửa rồi mới cho vào thùng rác.

Trường hợp xảy ra tai nạn, sự cố cháy, nổ phải nhanh chóng báo ngay cho lực lượng cảnh sát PCCC&CNCH theo số 114, đội cảnh sát PCCC&CNCH công an quận, huyện hoặc Công an phường gần nhất.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Hình ảnh chiếc ô tô biển xanh của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ bị tài xế xe máy chặn đầu (Video- Bach tran).

Nhật Tân

Nguồn GĐ&XH: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/su-dung-phao-trong-dip-le-tet-nguoi-dan-can-lam-theo-nhung-dieu-nay-neu-khong-muon-bi-phat-172231226111530163.htm