Hồi ức 'hạt giống đỏ' trên đất Bắc-Kỳ 3: Lớp học ở vùng sơ tán

Năm học 1963-1964, tôi được lên lớp 2C do thầy Triêm-người Pa Hy chủ nhiệm. Tháng 9-1964, hệ cấp I của trường đi sơ tán tại Chi Nê, đóng ngay phía trước cổng chính của Trường Đào tạo Cán bộ Dân tộc miền Nam.

Những điểm đến lý tưởng ở miền Bắc dịp 2.9

Người lao động, công chức, viên chức sẽ được nghỉ 4 ngày liên tiếp dịp lễ Quốc khánh 2.9. Đây là thời điểm 'vàng' để những gia đình muốn đi du lịch, nghỉ ngơi.

Tấm ảnh bà nội (Tiếp theo và hết)

Hồi ấy bà nội vẫn hăng hái lao vào công tác. Giờ nghĩ lại, hồi mới hòa bình ấy, bà mới ở vào đầu độ tuổi năm mươi. Sức còn dẻo dai, còn đầy trí lực và tâm huyết. Có điều, bà làm gì cũng nếu không hỏng thì lại mắc tai bay vạ gió. Và cũng lạ, dường như lúc nào bà cũng được cứu giúp, hay có quý nhân phù trợ, như người đời vẫn nói.

Đẹp ngỡ ngàng Pù Luông mùa lúa chín

Pù Luông được người dân xứ Thanh ví như một Sa Pa thu nhỏ, thời tiết ở đây mát mẻ quanh năm và đã trở thành địa điểm du lịch cộng đồng nổi tiếng. Đặc biệt, vào những mùa lúa chín, nơi đây tràn ngập sắc vàng, trải dài trên những thửa ruộng bậc thang đẹp đến mê mẩn. Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông nằm trên địa bàn hai huyện Bá Thước và Quan Hóa (Thanh Hóa), cách TP. Thanh Hóa hơn 100km về hướng Tây. Nơi đây được ví như một Sa Pa thu nhỏ của xứ Thanh. Vào những mùa lúa chín, ở đây tràn ngập một sắc vàng, tạo nên khung cảnh tuyệt đẹp giữa đại ngàn núi rừng. Vào mùa lúa chín, những thửa ruộng bậc thang vàng óng tại hai xã Thành Lâm và Thành Sơn (huyện Bá Thước) sẽ làm hài lòng bất kể du khách nào khi đến đây. Vào những ngày này, người dân đang khẩn trương thu hoạch lúa trên những thửa ruộng. Tạo nên không khí rộn ràng mỗi sớm tinh mơ hoặc buổi chiều tà. Theo nhiều người dân tại xã Thành Sơn, năm nay lúa được mùa nên người dân khá phấn khởi và thường thức dậy lúc sáng tinh mơ để thu hoạch. Lúa sau khi thu hoạch được cho vào những chiếc gùi, mang về nhà để tuốt và phơi khô. Đến với Pù Luông những ngày này, du khách không chỉ đắm minh vào phong cảnh thiên nhiên đẹp tuyệt đẹp, mà còn được trải nghiệm cùng bà con thu hoạch lúa ở những thửa ruộng bậc thang. Những thửa ruộng bậc thang tầng tầng, lớp lớp và vàng óng giữa núi rừng. Trẻ em nô nức đi tìm bắt những chú chấu mỡ trên các thửa ruộng, gợi cho các du khách từng gắn bó với mùa gặt, hoài niệm chút về tuổi thơ xưa. Những ngôi nhà sàn nép mình bên sườn núi và xung quanh là một màu vàng óng của các thửa ruộng bậc thang. Một số thửa ruộng sau khi thu hoạch, người dân lại tiếp tục cày bừa để chuẩn bị cho một vụ mới.

Hiệu quả từ một dự án tưới tiết kiệm nước ở phía Đông tỉnh Gia Lai

Dự án phát triển thị trường công nghệ tưới tiết kiệm nước nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu do Tổ chức iDE Việt Nam phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Gia Lai triển khai tại các huyện, thị xã phía Đông từ năm 2018 đến nay đã mang lại hiệu quả tích cực.

Người cả đời nghiên cứu Thăng Long cổ

Trịnh Quang Vũ là họa sĩ dành nhiều tâm huyết để nghiên cứu về trang phục cổ của các triều đại Phong kiến Việt Nam. Ông cũng có nhiều năm nghiên cứu Hà Nội cổ thông qua tài liệu của người nước ngoài. Bằng những cứ liệu cụ thể, ông khẳng định: Thăng Long xưa cũ hơn chúng ta nghĩ.

Người nối nhịp chiêng

Góp phần vào việc giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, để tiếng cồng, chiêng vang vọng truyền từ đời này sang đời khác, anh Đinh Lê, người dân tộc Bahnar ở làng Jro Ktu (xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ, Gia Lai) đã và đang tận tình chỉ bảo những kỹ năng đánh cồng, chiêng cho lớp trẻ.