Tết ở bản

Khi những ngọn gió xuân thổi nhẹ, người Dao, người Mông, người Tày… ở các bản làng lại rộn ràng váy áo, cùng nhau so tiếng đàn, tiếng khèn, cất lời hát. Tết ở bản giờ đã no đủ rồi, lời hát điệu múa dường như cũng ngọt hơn.

Những 'món quà sinh kế'

Vợ chồng Sùng Seo Phừ và Lò Thị Dua, thôn Vàng On, xã Trung Minh (Yên Sơn) đi ngược đoạn dốc ngắn trở về nhà sau hơn 1 tiếng đồng hồ làm 'hộ sinh' chăm sóc 2 sản phụ dê sinh được 4 con dê con nhỏ xíu. Phừ vui vẻ bảo: 'Biết hơi ít cái chữ nên không dám đi làm ở công ty, chỉ ở nhà quẩn quanh lên đồi, lên nương, nay được hỗ trợ đàn dê phát triển thì yên tâm ở nhà, vợ chồng cùng nhau làm kinh tế, chăm sóc con cái'. Những dự án sinh kế nhỏ hỗ trợ hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn của Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã làm thay đổi cuộc sống nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh.

Những nghệ nhân dân gian giữ nét đẹp văn hóa

Nghệ nhân dân gian được ví như con tằm rút ruột nhả tơ cả đời gắn bó văn hóa truyền thống bằng niềm đam mê và sự cống hiến. Họ là những người thầy có thể không có 'thù lao' khi lên lớp, sớm tối say mê đến từng bản làng để sưu tầm, lưu giữ sách cổ, làn điệu, nghi lễ cổ truyền... Mùa Xuân có bao điều mới mẻ! Những nghệ nhân gạo cội ấy vẫn tiếp tục hành trình gìn giữ nét đẹp văn hóa, cùng với đó là bao điều ước vọng.

Trọn lòng với Bản Pình

'Nhân chi sơ tính bản thiện' là bài học đầu tiên mà ông Đặng Văn Xuân, thôn Bản Pình, xã Trung Minh (Yên Sơn) dạy cho người học chữ Nôm Dao. Với ông Xuân học không chỉ để mọi người hiểu về ngôn ngữ, chữ viết mà còn giúp mọi người hiểu về nhân nghĩa, hiểu đạo lý làm người, giúp con người hướng thiện, tránh xa điều tà ác.

Làng Chạp nhớ ngày Bác về

Làng Chạp, xã Trung Sơn (Yên Sơn) là địa danh hai lần ghi dấu sự kiện Bác Hồ nghỉ lại trong hai chuyến công tác Người từ Pác Bó (Cao Bằng) về Tân Trào ngày 20-5-1945 và khi Người từ Tân Trào đi công tác ở Bắc Kạn, ngày 17 tháng 5 năm 1949. Người dân Làng Chạp vẫn còn ghi nhớ kỷ niệm sâu sắc khi Bác đến Làng Chạp và quyết tâm xây dựng nơi đây ngày càng ấm no, giàu đẹp.

Theo dấu chân Người

Những câu chuyện về Ông Ké vẫn hiện diện trên từng mảnh đất của vùng ATK lịch sử, nơi Người dừng chân, làm việc khi từ Pác Bó (Cao Bằng) về Tuyên Quang lãnh đạo kháng chiến. Trên những mảnh đất in dấu chân Người, đảng bộ, chính quyền và nhân dân vẫn ngày ngày khắc ghi lời Bác dạy, nỗ lực vươn lên.

Con đường độc lập qua ngôn ngữ hội họa

18 bức tranh vẽ một chặng đường cách mạng