Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường từ đơn vị sản xuất

Quảng Ninh hiện có 9 dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN thuộc 7 KCN được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và thành lập. Trên địa bàn tỉnh cũng đã thành lập, mở rộng diện tích 11 CCN; có 2 làng nghề, nhiều đơn vị khai thác than, sản xuất điện, xi măng… Các cơ sở này đều chú trọng công tác phát triển sản xuất gắn với bảo vệ môi trường.

Phát triển bền vững Cụm công nghiệp

Cùng với phát triển khu kinh tế (KKT), khu công nghiệp (KCN), tỉnh Quảng Ninh đẩy mạnh đầu tư xây dựng hạ tầng, phát triển các cụm công nghiệp (CCN), nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở các địa phương, khu vực nông thôn. Qua đó, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khắc phục tình trạng sản xuất phân tán, tạo thuận lợi cho công tác quản lý, kiểm soát về môi trường trong sản xuất.

Quảng Ninh: Quyết tâm thực hiện thành công kịch bản tăng trưởng năm 2024

Năm 2023 tăng trưởng GRDP của Quảng Ninh ước đạt 11,03% gấp hơn 2 lần so với trung bình cả nước, đứng thứ nhất trong các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng và đứng thứ 3 toàn quốc (sau Bắc Giang 13,45%, Hậu Giang 12,27%). Tại Nghị quyết số 20-NQ/TU ngày 27/11/2023 của Tỉnh ủy, Nghị quyết số 176/NQ-HĐND ngày 8/12/2023 của HĐND tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, Quảng Ninh đã đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng GRDP hơn 10%.

Diện mạo mới từ những công trình động lực

Từ nguồn lực của tỉnh, thời gian qua nhiều công trình, dự án tầm cỡ, quy mô lớn được xây dựng, hoàn thiện, đưa vào sử dụng, đáp ứng yêu cầu của người dân. Qua đó góp phần phát triển hệ thống đô thị tỉnh bền vững theo hướng hiện đại, xanh, văn minh. Đồng thời kiên trì thực hiện mô hình tổ chức không gian phát triển 'một tâm, hai tuyến đa chiều, hai mũi đột phá, ba vùng động lực', Quảng Ninh hướng tới trở thành thành phố trực thuộc trung ương.